Tài liệu tập huấn chuẩn kiến thức - kỹ năn

Chia sẻ bởi Trần Trọng Khiêm | Ngày 23/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: Tài liệu tập huấn chuẩn kiến thức - kỹ năn thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:









GIỚI THIỆU TÀI LIỆU
HD THỰC HIỆN CHUẨN KT-KN
TRONG CHƯƠNG TRÌNH GD
PHỔ THÔNG
TÀI LIỆU GỒM 2 PHẦN:
Phần thứ nhất





+ Phần thứ nhất
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHUẨN
KT-KN CỦA CHƯƠNG TRÌNH GDPT

+ Phần thứ 2
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KT- KN MÔN TOÁN THCS
Giới thiệu chung về chuẩn
Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí (gọi chung là yêu cầu) tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm của lĩnh vực nào đó

Yêu cầu là sự cụ thể hóa, chi tiết, tường minh của chuẩn, chỉ ra những căn cứ để đánh giá chất lượng.

Vậy:
+ Chuẩn là cái thước đo (ví dụ cái thước mét là Chuẩn để đo chiều dài, cái cân là Chuẩn để đo khối lượng, cái nhiệt kế là Chuẩn để đo nhiệt độ,…)
+ Đo theo Chuẩn chỉ được 1 số đo.
+ Đánh giá theo Chuẩn chỉ có 2 kết quả:
Đạt Chuẩn hoặc Không đạt Chuẩn.
+ Đạt chuẩn nghĩa là có số đo lớn hơn
hoặc bằng số đo Chuẩn.
+ Không đạt chuẩn nghĩa là có số đo nhỏ
hơn số đo Chuẩn.
+ Cần phân biệt giữa đánh giá và xếp loại

+ Đánh giá Chuẩn thì chỉ có 2 loại:
Đạt hoặc Không đạt Chuẩn
+ Trong loại đạt Chuẩn có thể xếp thành
nhiều loại
Những yêu cầu cơ bản của chuẩn:
1. Chuẩn phải có tính khách quan.
2. Chuẩn phải có hiệu lực tương đối ổn định
phải có tính phát triển, không tuyệt đối cố định.
3. Chuẩn phải có tính khả thi.
4. Chuẩn phải có tính cụ thể, tường minh và đạt tối đa chức năng định lượng
5. Chuẩn phải đảm bảo không mâu thuẫn với các chuẩn khác trong cùng lĩnh vực hoặc những lĩnh vực gần gũi khác.
Khái niệm về Chuẩn kiến thức và kỹ năng (KT-KN)

Gồm 3 khái niệm:
Chuẩn KT-KN của chương trình môn học
2) Chuẩn KT-KN của một đơn vị kiến thức.
3) Chuẩn KT-KN của chương trình cấp học
Khái niệm
Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình môn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, mô đun).
Chuẩn kiến thức, kĩ năng của một đơn vị kiến thức là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của đơn vị kiến thức mà học sinh cần phải và có thể đạt được.
Khái niệm
Chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình cấp học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của các môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập trong cấp học.
Cần lưu ý:
+ Chuẩn KT-KN trước hết là 1 chuẩn, ngoài ra nó có thêm đặc điểm riêng của nó.
+ Chuẩn KT-KN là 1 dải chứ không phải là 1 điểm hay 1 cột mốc.
+ Chuẩn kiến thức có thể biểu diễn theo sơ đồ:
Vận dụng
Chuẩn KT Thông hiểu
Nhận biết
+ Không có khái niệm trên Chuẩn KT-KN.
+ Chuẩn KT-KN không có tính vùng miền, cả
nước chung 1 Chuẩn
+ Học sinh nào không đạt Chuẩn KT-KN thì phải học chương trình tự chọn chủ đề bám sát.
Sử dụng
Chuẩn kiến thức, kĩ năng là căn cứ:
1. Biên soạn sách giáo khoa và các tài liệu hướng dẫn dạy học, kiểm tra, đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá.
2. Chỉ đạo, quản lí, thanh, kiểm tra thực hiện dạy học, kiểm tra, đánh giá, sinh hoạt chuyên môn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên.
3. Xác định mục tiêu của mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình dạy học đảm bảo chất lượng giáo dục.
4. Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá đối với từng bài kiểm tra, bài thi; đánh giá kết quả giáo dục từng môn học, lớp học, cấp học.

CÁC MỨC ĐỘ VỀ KIỂN THỨC VÀ KĨ NĂNG
Các mức độ về kiến thức:
Theo thang bậc của S.Bloom thì gồm 6 mức độ:
1- Nhận biết.
2- Thông hiểu.
3- Vận dụng. (Phân loại năm 1956)
4- Phân tích.
5- Tổng hợp.
6- Đánh giá.
Phân loại mới:
1- Nhận biết.
2- Thông hiểu.
3- Vận dụng. (Phân loại năm 2001)
4- Phân tích.
5- Đánh giá.
6- Sáng tạo.



Theo thang bậc của Nikko thì có 4 mức độ:
1- Nhận biết.
2- Thông hiểu.
3- Vận dụng ở mức thấp.
4- Vận dụng ở mức cao
Hiện nay đối với học sinh đại trà THPT và THCS thì chỉ dùng 3 mức độ đầu của thang
bậc S.Bloom
.
Các mức độ của chuẩn KT- KN
Các chuyên gia giáo dục châu Âu chia chuẩn KT
ra làm 3 mức độ từ thấp đến cao là:
Chuẩn tối thiểu, Chuẩn thông dụng và
Chuẩn tối đa.
Chuẩn kiến thức có thể biểu diễn theo sơ đồ:
Vận dụng Chuẩn tối đa (> 8đ – 10đ)
Chuẩn KT Thông hiểu Chuẩn t.dụng (>5đ - dưới 8đ)
Nhận biết Chuẩn tối thiểu (đạt 5 đ)

2) Các mức độ về kĩ năng:
Gồm 3 mức độ:
1- Thực hiện được.
2- Thực hiện thành thạo.
3- Thực hiện sáng tạo.
Hiện nay đối với học sinh đại trà THPT và THCS thì chỉ dùng 2 mức độ đầu.
Chú ý: + Kiến thức là chiều vào.
+ Kỹ năng là chiều ra.
Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN
Tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng của CTGDPT “ biên soạn theo hướng chi tiết các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của chuẩn kiến thức, kỹ năng bằng các nội dung chọn lọc trong sách giáo khoa và theo cách nêu trong mục II.
Tài liệu giúp các các bộ chỉ đạo chuyên môn, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh nắm vững và thực hiện đúng theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.
Yêu cầu đối với giáo viên (5)
1. Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng để thiết kế bài giảng; mục tiêu của bài giảng là đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng. Dạy không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK; việc khai thác sâu kiến thức, kỹ năng phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.

Yêu cầu đối với giáo viên
2. Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương.

3. Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến thức; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của học sinh; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh; giúp các em phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân.
Yêu cầu đối với giáo viên
4. Thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng; hướng dẫn sử dụng các TBDH; tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành; hướng dẫn học sinh có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
5. Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học; nội dung, tính chất của bài học; đặc điểm và trình độ HS; thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của trường, địa phương.


Yêu cầu kiểm tra, đánh giá(7)
1. Phải căn cứ vào chuẩn kiến thức và kĩ năng của từng môn học ở từng lớp; các yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về kiến thức, kĩ năng của học sinh sau mỗi giai đoạn, mỗi lớp, mỗi cấp học.
2. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập của các nhà trường; tăng cường đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ; phối hợp giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng. Đảm bảo chất lượng kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ: chính xác, khách quan, công bằng; không hình thức, đối phó nhưng cũng không gây áp lực nặng nề.
Yêu cầu kiểm tra, đánh giá
Đánh giá kịp thời,
Cần có nhiều hình thức và độ phân hoá trong đánh giá
4. Đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của học sinh mà còn bao gồm đánh giá quá trình dạy học nhằm cải tiến quá trình dạy học. Chú trọng kiểm tra, đánh giá hành động, tình cảm của học sinh
Yêu cầu kiểm tra, đánh giá
5. Đánh giá kết quả học tập của học sinh, thành tích học tập của học sinh không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng mà chú ý cả quá trình học tập.
cần có qui định đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của giáo viên hoặc đánh giá chỉ bằng nhận xét của giáo viên.
Từng bước nâng cao chất lượng đề kiểm tra, thi đảm bảo vừa đánh giá được đúng chuẩn kiến thức, kỹ năng, vừa có khả năng phân hóa cao.
Đổi mới ra đề kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ theo hướng kiểm tra kiến thức, kỹ năng cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức của người học, phù hợp với nội dung chương trình, thời gian quy định.
Yêu cầu kiểm tra, đánh giá
7. Áp dụng các phương pháp phân tích hiện đại để tăng cường tính tương đương của các đề kiểm tra, thi.
Kết hợp thật hợp lý giữa các hình thức kiểm tra, thi vấn đáp, tự luận và trắc nghiệm phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi hình thức.
Phần hoạt động
cuối buổi chiều
Một số vấn đề cần lưu ý.
I- Vấn đề sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn
1) Hồ sơ chuyên môn:
a) Hồ sơ tổ, nhóm: Có 6 loại.
b) Hồ sơ cá nhân: Có 6 loại.
2) Nội dung sinh hoạt:
a) Sinh hoạt hành chính.
b) Sinh hoạt chuyên môn.
II-Vấn đề soạn bài:

1) Hình thức soạn bài: Giáo án có thể có 2,
3 hoặc 4 cột (thống nhất trong tổ)
2) Nội dung bài soạn:
+ Phải căn cứ vào Chuẩn KT-KN soạn bài cho hợp đối tượng HS.
+ Giáo án phải có hệ thống câu hỏi.
+ Giáo án phải thể hiện được lược đồ:
Tiếp cận – Hình thành - Củng cố
+ Phần củng cố phải thể hiện cụ thể, làm rõ 2 hoạt động:
* Nhận dạng (HS phải nhận ra vấn đề, đối
tượng trong 1 tập hợp vấn đề, đối tượng…)
* Thể hiện (Hs mô tả được, đưa ra được ví dụ,
bước đầu thực hành được,…)
+ Soạn đúng đặc trưng tiết dạy đối với tiết ôn tập chương, ôn học kì, ôn cuối năm.

III- Vấn đề kiểm tra, đánh giá.
Ra đề kiểm tra phải dựa vào Chuẩn KT-KN.
Hình thức ra đề (qui định ở phần đầu PPCT)
Cấu trúc ma trận: Đối với HS đại trà:
* Nhận biết (TN – TL): 30% (3 điểm).
* Thông hiểu (TN – TL): 40% (4 điểm).
* Vận dụng (TN – TL): 30% (3 điểm).



* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Trọng Khiêm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)