Tai lieu SQL

Chia sẻ bởi Bạch Long Vĩ | Ngày 26/04/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Tai lieu SQL thuộc Công nghệ thông tin

Nội dung tài liệu:

Chương I: Tổng Quan Về CSDL
Dẫn nhập
Nhu cầu tích lũy và xử lý các dữ liệu nảy sinh trong mọi công việc, trong mọi hoạt động của con người.
Ví dụ: Quản lý nhân sự, tiền lương trong các cơ quan xí nghiệp, quản lý điểm trong trường học, quản lý bán hàng ...
Trước đây, dữ liệu được lưu trữ và khai thác một cách thủ công. Với sự xuất hiện của máy tính điện tử, cho phép lưu trữ và xử lý dữ liệu một cách tự động, đã nảy sinh nhu cầu xây dựng các phần mềm ứng dụng phục vụ cho các công tác quản lý dữ liệu bằng máy tính điện tử.
Để thực hiện vấn đề này, trước tiên phải biết tổ chức lại dữ liệu cần quản lý sao cho có thể lưu trữ và khai thác một cách tốt nhất.
Ví dụ: Để quản lý hồ sơ và kết quả học tập của các sinh viên ta có thể tổ chức 1 tập tin dữ liệu có cấu trúc sau: Họ tên, Ngày sinh, Nơi sinh, Diện ưu tiên, TênLớp, tên môn học và điểm của môn học đó.
Với cách tổ chức này, sẽ xuất hiện nhiều dữ liệu trùng lắp, chiếm dụng không gian lưu trữ và sẽ có nhiều khả năng sai sót khi thao tác. Do đó cần chọn lựa một hình thức tổ chức khác tốt hơn.
CSDL là chuyên ngành nghiên cứu về cách tổ chức lưu trữ và khai thác dữ liệu. Đây là một trong những chuyên ngành được quan tâm nhiều trong công nghệ thông tin.
Hệ thống cơ sở dữ liệu (Database System)
Định nghĩa
CSDL là một hệ thống các thông tin có cấu trúc được tổ chức một cách chọn lọc, ghi trên các thiết bị trữ tin, nhằm phục vụ đồng thời cho nhiều người, với nhiều mục đích khác nhau.
Ví dụ: CSDL quản lý sinh viên có thể được phục vụ cho phòng Công tác chính trị; phòng đào tạo; ...


Hình ảnh về môi trường CSDL
Đặc Trưng Của Môi Trường CSDL
CSDL là một tập hợp các thông tin mang tính hệ thống, có mối quan hệ chặt trẽ với nhau chứ không phải là các thông tin rời rạc.
Hạn chế trùng lặp thông tin xuống mức thấp nhất và do đó bảo đảm được tính nhất quán trong việc truy xuất dữ liệu và tính toàn vẹn dữ liệu.
Có khả năng chia sẻ thông tin cho nhiều người sử dụng với nhiều ứng dụng khác nhau. Để đạt được các yêu cầu trên, CSDL đặt ra những vấn đề cần giải quyết là:
Tính bảo mật và quyền khai thác thông tin của người sử dụng: Do có nhiều người được phép khai thác CSDL một cách đồng thời nên cần phải có một cơ chế bảo mật và phân quyền hạn khai thác CSDL.
Tranh chấp dữ liệu: Nhiều người được phép truy nhập vào cùng một tài nguyên dữ liệu (Data Source) của CSDL với những mục đích khác nhau như xem, thêm, xóa hoặc sửa dữ liệu. Cần phải có một cơ chế ưu tiên truy nhập dữ liệu. Cơ chế ưu tiên có thể được thực hiện bằng việc cấp quyền (hay mức độ) ưu tiên cho từng người khai thác - người nào được cấp quyền hạn ưu tiên cao hơn thì được ưu tiên truy nhập dữ liệu trước; theo biến cố hoặc loại truy nhập - quyền đọc được ưu tiên trước quyền ghi dữ liệu; dựa trên thời điểm truy nhập - ai có yêu cầu truy xuất trước thì có quyền truy nhập dữ liệu trước; hoặc theo cơ chế lập lịch truy xuất hay các cơ chế khóa ...
Phục hồi dữ liệu khi có sự cố: Việc quản lý dữ liệu tập trung có thể làm tăng khả năng mất mát hoặc sai lệch thông tin khi có sự cố như mất điện đột xuất, một phần đĩa lưu trữ CSDL bị hư v.v... cần phải có một cơ chế khôi phục dữ liệu khi các sự cố bất ngờ xảy ra.
Các Mức Biểu Diễn Một Hệ Thống CSDL
Khi phân tích thiết kế của một CSDL, Người ta khảo sát và mô tả hệ thống CSDL tuần tự theo 3 mức (Theo tiêu chuẩn của nhóm ANSI/X3/SPARC)
Mức lược đồ ngoài (External Schema Level)
Là mức biểu diễn các dữ liệu dựa theo yêu cầu của người sử dụng. Mỗi người sử dụng, mỗi nhóm công tác có yêu cầu xử lý dữ liệu theo mục đích riêng của nhóm.
Mức lược đồ quan niệm (Conceptial Schema Level)
Là mức mô tả tổng thể về CSDL, cho biết CSDL chứa những đối tượng dữ liệu nào, các mối quan hệ giữa các đối tượng, các yêu cầu ràng buộc trên đối tượng được lưu trữ.
Mức lược đồ vật lý (Physical Schema Level)
Đây là mức cài đặt CSDL. Tại mức này, vấn đề cần giải quyết là sử dụng phần mềm gì? Cấu hình phần cứng như thế nào? Giải quyết vấn đề phần quyền truy cập và phục hồi dữ liệu...
Ví dụ:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bạch Long Vĩ
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)