TÀI LIỆU QUẢN TRỊ MẠNG
Chia sẻ bởi Đỗ Trung Thành |
Ngày 06/11/2018 |
44
Chia sẻ tài liệu: TÀI LIỆU QUẢN TRỊ MẠNG thuộc Tin học 9
Nội dung tài liệu:
CHƯƠNG VI
HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS 2000 SERVER
Chương này trình bày tóm lược cách cài đặt, vận hành khai thác và quản trị một trong những hệ điều hành mạng phổ biến nhất hiện nay, đó là Windows 2000 Server cùng với các máy trạm Win 2K.
1. CÀI ĐẶT
1.1 Yêu cầu phần cứng
Là phiên bản tiếp nối của Windows NT 4.0, Windows 2000 Server đòi hỏi cấu hình máy tối thiểu là
Bộ xử lý Pentium 166 trở lên. Trong thực tế không nên sử dụng các bộ xử lý từ Pentium II trở xuống.
Tốc độ bus tối thiểu 350 MHz, đối với Celeron phải từ 500 MHz trở lên.
Bộ nhớ không dưới 64 MB RAM, nếu là loại RAM có ECC (Error correcting Code) càng tốt.
Dung lượng đĩa cứng tối thiểu 850 MB, cộng thêm với khoảng 100 MB ứng với mỗi 64MB RAM. Như vậy thấp nhất phải có từ 1 GB đến 2GB tùy theo những thành phần tiện ích cài đặt thêm.
Các con số nêu trên chỉ là tối thiểu, nói chung chúng ta nên và có thể dễ dàng có được cấu hình mạnh hơn nhiều dành cho máy chủ để cài đặt Windows 2000 Server. Chúng ta cũng nên lắp một ổ đĩa CDROM khởi động được (bootable) để trong trường hợp đĩa cứng gặp sự cố ta có thể khởi động máy và cài đặt hay khôi phục từ đĩa CD. Cuối cùng ta nên chú ý tới HCL* (Hardware Compatibility List - danh sách phần cứng tương thích) của Windows 2000 Server, tốt nhất là nên loại khỏi máy những thiết bị không có tên trong danh sách này vì không có gì đảm bảo là chúng hoạt động tốt, nếu không thì ít nhất ta phải có OEM driver* đảm bảo tương thích với Windows 2000 Server. HCL của Windows 2000 Server có thể xem tại địa chỉ www.microsoft.com/hwtest/hcl hoặc hiển thị ngay trong lúc cài đặt còn OEM driver luôn đi kèm thiết bị.
1.2 Trù tính trước khi tiến hành cài đặt
1.2.1 Chuẩn bị các thông số BIOS
Nếu như Server có các Card không Plug and Play, chẳng hạn như một NIC hay Internal modem card thuộc loại ISA, thì chúng ta cần chạy trước các phần mềm đặt cấu hình IRQ, I/O Port ... sao cho chúng không xung đột với nhau và với các thiết bị PnP còn lại. Trong mục Setup của máy, có thể truy nhập bằng cách ấn Del hay F10 khi máy đang khởi động, thường có mục Plug and Play quy định những IRQ nào được dùng cho mục đích tổng quát, nghĩa là có thể được cấp một cách linh hoạt cho các thiết bị PnP, và những ngắt nào để dành riêng cho các bo mạch non-PnP đời cũ. Nếu chúng ta không làm điều này, các card PnP có thể tự chọn nhầm phải những IRQ mà các card đời cũ đã chiếm lấy một cách cố định, khi đó máy sẽ "treo".
Nói chung, theo đà phát triển của công nghệ phần cứng, hiện nay các card non-PnP không còn phổ biến và nếu có thể chúng ta nên loại trừ chúng ra khỏi các máy, nhất là trên Server vì ngoài việc gây xung đột ngắt, hiệu suất của chúng cũng rất thấp làm giảm tốc độ của mạng đi rất nhiều.
1.2.2 Trù tính các phân khu đĩa
Rõ ràng là không nên để nguyên đĩa cứng Server chỉ gồm một phân khu (partition) duy nhất. Làm như vậy, nếu có sự cố gì xảy ra với dữ liệu thì sự cố đó dễ dàng ảnh hưởng đến các tệp tin hệ thống có thể dẫn đến việc Server không khởi động được. Nhưng vấn đề là nên chọn cách phân chia phân khu như thế nào.
Việc chia đĩa cứng Server thành các phân khu còn phụ thuộc vào những chức năng mà server đó đảm nhiệm. Nếu như chỉ là File server hay print server thì việc phân chia sẽ đơn giản hơn các server đóng nhiều vai trò như: mail server, application server ...
Với Windows NT và Windows 2000 Server, chúng ta có hai lựa chọn kiểu hệ thống tập tin: kiểu NTFS và kiểu FAT (gồm FAT 16 và FAT 32). Với FAT 16 chúng ta đã làm quen trong các hệ điều hành như MSDOS, Windows 3.1 còn FAT 32 xuất hiện trong Windows 9x và Windows 2000. Riêng NTFS là kiểu hệ thống file chỉ có trong Windows NT trước kia và Windows 2000 Server hiện nay. NTFS an toàn hơn FAT nhiều vì nó cho phép chúng ta thiết lập cơ chế hàng rào bảo mật đến từng file và thư mục. Tuy nhiên nếu chúng ta có ý định giữ server ở tình trạng dual-boot, tức là khi khởi động có thể chọn một trong nhiều hệ điều hành khác nhau như Windows 9x, Windows 2000 Server ... và các hệ điều hành kia cũng có thể truy cập dữ liệu trên các phân khu của Windows 2000 Server thì ta phải chọn FAT vì Windows 9x không thể truy nhập hệ thống file NTFS.
Một cách làm thường
HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS 2000 SERVER
Chương này trình bày tóm lược cách cài đặt, vận hành khai thác và quản trị một trong những hệ điều hành mạng phổ biến nhất hiện nay, đó là Windows 2000 Server cùng với các máy trạm Win 2K.
1. CÀI ĐẶT
1.1 Yêu cầu phần cứng
Là phiên bản tiếp nối của Windows NT 4.0, Windows 2000 Server đòi hỏi cấu hình máy tối thiểu là
Bộ xử lý Pentium 166 trở lên. Trong thực tế không nên sử dụng các bộ xử lý từ Pentium II trở xuống.
Tốc độ bus tối thiểu 350 MHz, đối với Celeron phải từ 500 MHz trở lên.
Bộ nhớ không dưới 64 MB RAM, nếu là loại RAM có ECC (Error correcting Code) càng tốt.
Dung lượng đĩa cứng tối thiểu 850 MB, cộng thêm với khoảng 100 MB ứng với mỗi 64MB RAM. Như vậy thấp nhất phải có từ 1 GB đến 2GB tùy theo những thành phần tiện ích cài đặt thêm.
Các con số nêu trên chỉ là tối thiểu, nói chung chúng ta nên và có thể dễ dàng có được cấu hình mạnh hơn nhiều dành cho máy chủ để cài đặt Windows 2000 Server. Chúng ta cũng nên lắp một ổ đĩa CDROM khởi động được (bootable) để trong trường hợp đĩa cứng gặp sự cố ta có thể khởi động máy và cài đặt hay khôi phục từ đĩa CD. Cuối cùng ta nên chú ý tới HCL* (Hardware Compatibility List - danh sách phần cứng tương thích) của Windows 2000 Server, tốt nhất là nên loại khỏi máy những thiết bị không có tên trong danh sách này vì không có gì đảm bảo là chúng hoạt động tốt, nếu không thì ít nhất ta phải có OEM driver* đảm bảo tương thích với Windows 2000 Server. HCL của Windows 2000 Server có thể xem tại địa chỉ www.microsoft.com/hwtest/hcl hoặc hiển thị ngay trong lúc cài đặt còn OEM driver luôn đi kèm thiết bị.
1.2 Trù tính trước khi tiến hành cài đặt
1.2.1 Chuẩn bị các thông số BIOS
Nếu như Server có các Card không Plug and Play, chẳng hạn như một NIC hay Internal modem card thuộc loại ISA, thì chúng ta cần chạy trước các phần mềm đặt cấu hình IRQ, I/O Port ... sao cho chúng không xung đột với nhau và với các thiết bị PnP còn lại. Trong mục Setup của máy, có thể truy nhập bằng cách ấn Del hay F10 khi máy đang khởi động, thường có mục Plug and Play quy định những IRQ nào được dùng cho mục đích tổng quát, nghĩa là có thể được cấp một cách linh hoạt cho các thiết bị PnP, và những ngắt nào để dành riêng cho các bo mạch non-PnP đời cũ. Nếu chúng ta không làm điều này, các card PnP có thể tự chọn nhầm phải những IRQ mà các card đời cũ đã chiếm lấy một cách cố định, khi đó máy sẽ "treo".
Nói chung, theo đà phát triển của công nghệ phần cứng, hiện nay các card non-PnP không còn phổ biến và nếu có thể chúng ta nên loại trừ chúng ra khỏi các máy, nhất là trên Server vì ngoài việc gây xung đột ngắt, hiệu suất của chúng cũng rất thấp làm giảm tốc độ của mạng đi rất nhiều.
1.2.2 Trù tính các phân khu đĩa
Rõ ràng là không nên để nguyên đĩa cứng Server chỉ gồm một phân khu (partition) duy nhất. Làm như vậy, nếu có sự cố gì xảy ra với dữ liệu thì sự cố đó dễ dàng ảnh hưởng đến các tệp tin hệ thống có thể dẫn đến việc Server không khởi động được. Nhưng vấn đề là nên chọn cách phân chia phân khu như thế nào.
Việc chia đĩa cứng Server thành các phân khu còn phụ thuộc vào những chức năng mà server đó đảm nhiệm. Nếu như chỉ là File server hay print server thì việc phân chia sẽ đơn giản hơn các server đóng nhiều vai trò như: mail server, application server ...
Với Windows NT và Windows 2000 Server, chúng ta có hai lựa chọn kiểu hệ thống tập tin: kiểu NTFS và kiểu FAT (gồm FAT 16 và FAT 32). Với FAT 16 chúng ta đã làm quen trong các hệ điều hành như MSDOS, Windows 3.1 còn FAT 32 xuất hiện trong Windows 9x và Windows 2000. Riêng NTFS là kiểu hệ thống file chỉ có trong Windows NT trước kia và Windows 2000 Server hiện nay. NTFS an toàn hơn FAT nhiều vì nó cho phép chúng ta thiết lập cơ chế hàng rào bảo mật đến từng file và thư mục. Tuy nhiên nếu chúng ta có ý định giữ server ở tình trạng dual-boot, tức là khi khởi động có thể chọn một trong nhiều hệ điều hành khác nhau như Windows 9x, Windows 2000 Server ... và các hệ điều hành kia cũng có thể truy cập dữ liệu trên các phân khu của Windows 2000 Server thì ta phải chọn FAT vì Windows 9x không thể truy nhập hệ thống file NTFS.
Một cách làm thường
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Trung Thành
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)