Tài liệu phục vụ thi HSG quốc gia môn sinh học 2
Chia sẻ bởi Lê Tuấn Anh |
Ngày 08/05/2019 |
47
Chia sẻ tài liệu: Tài liệu phục vụ thi HSG quốc gia môn sinh học 2 thuộc Sinh học 12
Nội dung tài liệu:
HỆ TIÊU HÓA
Lê Tuấn Anh- c3k51
Trường THPT Chuyên Hà Nam
Thực hiện các quá trình lý, hóa để chế biến thức ăn từ các dạng phức tạp thành các dạng đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được (xử lý thức ăn bằng con đường cơ học. Sau đó là tiêu hóa hóa học và cuối cùng là hấp thụ).
I.Chức năng của hệ tiêu hóa:
II.CẤU TẠO HỆ TIÊU HÓA:
Hệ tiêu hóa gồm:
Ống tiêu hóa: khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.
Tuyến tiêu hóa: tuyến nứoc bọt, tuyến tụy, tuyến gan và các tuyến trong ống tiêu hóa.
1.Ống tiêu hóa:
a)Khoang miệng:
-Là bộ phận lấy thức ăn và
nghiền nhỏ thức ăn.
-Ở người lớn có 32 răng,
được chia làm 4 loại
(8 răng cửa, 4 răng nanh,
8 răng trước hàm và
12 răng hàm)
-Cấu tạo răng:
+Lớp men rất chắc bao bọc bên ngoài bảo vệ răng.
+Lớp thân răng rất cứng.
+Tủy răng chứa mạch máu và các dầu sợi thần kinh.
d)Hầu và thực quản:
-Hầu dài khoảng12cm và thực quản dài 25cm có nhiệm vụ
dồn thức ăn từ miệng xuống dạ dày.
-Thực quản: là ống cơ rất chặt nên thức ăn từ dạ dày không bị
đẩy lên thực quản, thực quản chỉ mở ra khi nuốt cho thức ăn
đi qua.
c)Dạ dày:
-Dung tích: 1200cm3.
-Dạ dày được cấu tạo bởi 3 lớp cơ chắc: cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo.
-Cấu tạo niêm mạc da dày:
+Lớp nhầy, tế bào nội tiết, tế bào phễu, tế bào viền (tạo axit), tế bào chính sản sinh enzim.
+Dạ dày tiết axit HCl và dịch vị tiêu hóa thức ăn, ph = 2.
-Tá tràng là đoạn nối giữa dạ dày và ruột non.
d)Ruột non:
-Dài 5-6m, gồm 3 lớp bền chắc .
-Niêm mạc ruột non gấp nếp và có nhiều nhung mao.
-Nhung mao: thành rất mỏng, có hệ thống mạch máu và mạch bạch huyết tạo điều kiện cho sự hấp thụ thức ăn.
-Trong niêm mạc ruột non co nhiều tuyến nhỏ tiết dịch chứa nhiều men tiêu hóa thức ăn.
Niêm mạc ruột non
e)Ruột già:
-Dài 1,3-1,5m chứa hệ thống vi khuẩn phong phú, chủ yếu là vi khuẩn hoại sinh, có tác dụng phân hủy các chất bã của thức ăn để tạo thành phân tống ra ngoài qua hậu môn.
-Ruột già không có hệ thống enzim tiêu hóa.
-Gồm:manh tràng, kết tràng, trực tràng và tận cùng là hậu môn.
2.Các tuyến tiêu hóa:
Tuyến nước bọt
Tuyến tụy
Tuyến gan
♥Chú thích:
Parotid gland: Tuyến nước bọt mang tai
Sublingual gland: Tuyến nước bọt dưới lưỡi
Submandibular gland: Tuyến nước bọt dưới xương hàm
-Tuyến nước bọt
3 đôi: dưới lưỡi, dưới hàm,mang tai.
Trong nước bọt có chất muxin làm trơn thức ăn, và có men tiêu hóa thức ăn.
Tuyến tụy:
tiết dịch tiêu hóa đổ vào tá tràng. Trong dịch tụy
rất giàu men tiêu hóa.
-Tuyến gan: tiết mật, có tác dụng hỗ trợ, kích thích tiêu hóa và hấp thụ thức ăn đặc biệt là chất béo.
-Lá lách: tham gia vào quá trình tạo máu.
III.SỰ TIÊU HÓA THỨC ĂN:
1.Khoang miệng:
-Tiêu hóa cơ học do răng cắn, xé, nghiền nhỏ.
-Tiêu hóa hóa học do men Pchialin trong nước bọt biến tinh bột thành đường maltôza.
2.Dạ dày:
-Nhờ sự co bóp của dạ dày, thức ăn được nhào trộn.
-Dưới tác dụng của men pepxin, protit biến thành
peptôn + albumôz, lipaza biến lipit thành axit béo +glyxerin.
-Ở trẻ em đang bú, trong dạ dày có men predua tiêu hóa protit
của sữa.
3.Ruột non:
- Sự tiêu hóa diễn ra chủ yếu ở ruột non dưới 1 hệ thống men phong phú do dịch tụy và dịch ruột cung cấp tiêu hóa mọi loại thức ăn thành các dạng đơn giản nhất:
Protit trip xin > Polypeptit Erepxin axit amin được hấp thụ vào trong.
Tinh bột Amilaza>maltôza maltaza >glucoza
Lactoza Lactaza >glucoza
Saccaroza Saccaraza >glucoza
Lipit Lipaza >glyxerin + axit béo.
Như vậy, đến ruột non, các sản phẩm tiêu hóa đã ở dạng đơn giản nhất: glucoza, axit amin, axit béo và glyxerin.
- Muối mật có tác dụng tăng nhũ tương hóa lipit và làm tăng tác dụng của men tiêu hóa lipit.
IV. SỰ HẤP THỤ THỨC ĂN:
Sự hấp thụ thức ăn diễn ra suốt dọc ống tiêu hóa nhưng chủ yếu diễn ra ở ruột non với sự tham gia của nhung mao.
Sự hấp thụ thức ăn chủ yếu diễn ra theo cơ chế khuyếch tán. Thức ăn thấm qua thành nhung mao vào mạch máu, hoặc mạch bạch huyết.
IV.ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA Ở TRẺ:
-Khoang miệng trẻ em dưới 1 tuổi nhỏ, hẹp. Lớp niêm mạc mịn, mỏng. Có nhiều mạch máu dễ xây xát.
-Trẻ từ 5-6 tháng răng bắt dầu mọc cho đến khi được 2 năm thì sẽ mọc đủ 20 răng sữa.
-Sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể cùng với các chế độ dinh dưỡng sẽ chi phối, ảnh hưởng đến quá trình mọc răng sớm hay muộn của trẻ.
-Sự trao đổi chất cũng là 1 trong những yếu tố của sự mọc răng và cấu tạo của răng.
-Từ 5-6 tuổi trẻ bắt dầu thay răng.
-Ở trẻ sơ sinh dạ dày nằm ngang, thể tích rất nhỏ. Dạ dày lớn cùng với sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể trẻ.
-Ruột non của trẻ em dài 3m bằng một nửa ruột người lớn.
-Niêm mạc ruột chưa bền nên trẻ dễ bị viêm ruột. Màng treo ruột dài nên trẻ dễ bị xoắn ruột hay lồng ruột .
-2-3 tháng dầu, trẻ nước bọt ít nên việc tiêu hóa các thức ăn bột và thô rất khó khăn nhưng sau đó cùng với sự phát triển của cơ thể thì tuyến nước bọt ngày càng nhiều hơn và việc tiêu hóa thức ăn được dễ hơn.
-Ở trẻ cơ thực quản, cơ dạ dày yếu, mỏng nên trẻ sẽ dễ bị nghẹn, hay nôn ra khi ăn quá nhiều.
-Ở trẻ thì sự tiêu hóa thức ăn tùy loại như sữa mẹ tiêu hóa 2-3 giờ, còn các sữa khác thì từ 3-4 giờ vì trong dạ của trẻ lúc này rất ít men pepxin, độ axit thấp.
-Tuyến tụy của trẻ có đủ các man tiêu hóa protirt, gluxin, lipit. Các hoạt tính men tăng theo tuổi và đến khi trẻ được 2 tuổi sẽ giống với người lớn.
-Ở trẻ mới được sinh ra phản xạ đại tiện chủ yếu là phản xạ không điều kiện,sau dó dần dần hình thành phản xạ có điều kiện.
V. Một số bệnh về hệ tiêu hoá:
Viêm ruột thừa: là tình trạng đặc trưng bởi hiện tượng viêm của ruột thừa. Mặc dù các ca nhẹ tự khỏi mà không cần điều trị, phần lớn viêm ruột thừa cần được mở ổ bụng để lấy bỏ ruột thừa bị viêm. Tỉ lệ tử vong cao nếu không điều trị, chủ yếu do viêm phúc mạc và sốc do ruột thừa viêm bị vỡ.
Bệnh viêm loét dạ dày: Khi chất nhầy ở vách dạ dày không còn đủ sức để bảo vệ dạ dày, chất ít dư thừa này sẽ “ăn mòn“ dần vách dạ dày. Kết quả là bạn bị khó tiêu, đầy bụng, đau thượng vị,... thậm chí bị ổ loét ở dạ dày tá tràng. Gần đây một loại vi khuẩn tên là Helicobacter pylori cũng dã được xác nhận là một thủ phạm gây ra viêm loét dạ dày - tá tràng.
Chảy máu đường tiêu hóa là bệnh có thể biểu hiện dưới dạng cấp tính, nôn ra máu, đại tiện ra máu hoặc mạn tính, ẩn dưới dạng thiếu máu nhược sắc kéo dài.
Xơ gan: là tình trạng các tế bào gan bình thường bị tổn thương và thay thế bởi mô xơ.
Viêm túi thừa: lớp trong của ruột già phình ra khỏi lớp cơ ở thành, và khi chỗ phình bị viêm dẫn đến tình trạng viêm túi thừa.
Các biện pháp phòng và chữa bệnh tiêu hoá
1.Ăn uống hợp vệ sinh , đúng giờ , khoa học
2.Rửa tay trước khi ăn
3.Thực hiện các biện pháp an toàn thực phẩm : rửa sạch , nấu chín , che đậy cẩn thận …
4.Vệ sinh răng miệng đúng cách
5.Ăn chậm , nhai kĩ
6.Khẩu phần ăn phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng
7.Khi chữa bệnh phải tuên theo sự chỉ dẫn của bác sĩ
THE END
CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE!
Thực hiện bởi:
Lê Tuấn Anh- c3k51
Trường THPT Chuyên Hà Nam
Mọi chi tiết xin liên hệ:
[email protected]
Lê Tuấn Anh- c3k51
Trường THPT Chuyên Hà Nam
Thực hiện các quá trình lý, hóa để chế biến thức ăn từ các dạng phức tạp thành các dạng đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được (xử lý thức ăn bằng con đường cơ học. Sau đó là tiêu hóa hóa học và cuối cùng là hấp thụ).
I.Chức năng của hệ tiêu hóa:
II.CẤU TẠO HỆ TIÊU HÓA:
Hệ tiêu hóa gồm:
Ống tiêu hóa: khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.
Tuyến tiêu hóa: tuyến nứoc bọt, tuyến tụy, tuyến gan và các tuyến trong ống tiêu hóa.
1.Ống tiêu hóa:
a)Khoang miệng:
-Là bộ phận lấy thức ăn và
nghiền nhỏ thức ăn.
-Ở người lớn có 32 răng,
được chia làm 4 loại
(8 răng cửa, 4 răng nanh,
8 răng trước hàm và
12 răng hàm)
-Cấu tạo răng:
+Lớp men rất chắc bao bọc bên ngoài bảo vệ răng.
+Lớp thân răng rất cứng.
+Tủy răng chứa mạch máu và các dầu sợi thần kinh.
d)Hầu và thực quản:
-Hầu dài khoảng12cm và thực quản dài 25cm có nhiệm vụ
dồn thức ăn từ miệng xuống dạ dày.
-Thực quản: là ống cơ rất chặt nên thức ăn từ dạ dày không bị
đẩy lên thực quản, thực quản chỉ mở ra khi nuốt cho thức ăn
đi qua.
c)Dạ dày:
-Dung tích: 1200cm3.
-Dạ dày được cấu tạo bởi 3 lớp cơ chắc: cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo.
-Cấu tạo niêm mạc da dày:
+Lớp nhầy, tế bào nội tiết, tế bào phễu, tế bào viền (tạo axit), tế bào chính sản sinh enzim.
+Dạ dày tiết axit HCl và dịch vị tiêu hóa thức ăn, ph = 2.
-Tá tràng là đoạn nối giữa dạ dày và ruột non.
d)Ruột non:
-Dài 5-6m, gồm 3 lớp bền chắc .
-Niêm mạc ruột non gấp nếp và có nhiều nhung mao.
-Nhung mao: thành rất mỏng, có hệ thống mạch máu và mạch bạch huyết tạo điều kiện cho sự hấp thụ thức ăn.
-Trong niêm mạc ruột non co nhiều tuyến nhỏ tiết dịch chứa nhiều men tiêu hóa thức ăn.
Niêm mạc ruột non
e)Ruột già:
-Dài 1,3-1,5m chứa hệ thống vi khuẩn phong phú, chủ yếu là vi khuẩn hoại sinh, có tác dụng phân hủy các chất bã của thức ăn để tạo thành phân tống ra ngoài qua hậu môn.
-Ruột già không có hệ thống enzim tiêu hóa.
-Gồm:manh tràng, kết tràng, trực tràng và tận cùng là hậu môn.
2.Các tuyến tiêu hóa:
Tuyến nước bọt
Tuyến tụy
Tuyến gan
♥Chú thích:
Parotid gland: Tuyến nước bọt mang tai
Sublingual gland: Tuyến nước bọt dưới lưỡi
Submandibular gland: Tuyến nước bọt dưới xương hàm
-Tuyến nước bọt
3 đôi: dưới lưỡi, dưới hàm,mang tai.
Trong nước bọt có chất muxin làm trơn thức ăn, và có men tiêu hóa thức ăn.
Tuyến tụy:
tiết dịch tiêu hóa đổ vào tá tràng. Trong dịch tụy
rất giàu men tiêu hóa.
-Tuyến gan: tiết mật, có tác dụng hỗ trợ, kích thích tiêu hóa và hấp thụ thức ăn đặc biệt là chất béo.
-Lá lách: tham gia vào quá trình tạo máu.
III.SỰ TIÊU HÓA THỨC ĂN:
1.Khoang miệng:
-Tiêu hóa cơ học do răng cắn, xé, nghiền nhỏ.
-Tiêu hóa hóa học do men Pchialin trong nước bọt biến tinh bột thành đường maltôza.
2.Dạ dày:
-Nhờ sự co bóp của dạ dày, thức ăn được nhào trộn.
-Dưới tác dụng của men pepxin, protit biến thành
peptôn + albumôz, lipaza biến lipit thành axit béo +glyxerin.
-Ở trẻ em đang bú, trong dạ dày có men predua tiêu hóa protit
của sữa.
3.Ruột non:
- Sự tiêu hóa diễn ra chủ yếu ở ruột non dưới 1 hệ thống men phong phú do dịch tụy và dịch ruột cung cấp tiêu hóa mọi loại thức ăn thành các dạng đơn giản nhất:
Protit trip xin > Polypeptit Erepxin axit amin được hấp thụ vào trong.
Tinh bột Amilaza>maltôza maltaza >glucoza
Lactoza Lactaza >glucoza
Saccaroza Saccaraza >glucoza
Lipit Lipaza >glyxerin + axit béo.
Như vậy, đến ruột non, các sản phẩm tiêu hóa đã ở dạng đơn giản nhất: glucoza, axit amin, axit béo và glyxerin.
- Muối mật có tác dụng tăng nhũ tương hóa lipit và làm tăng tác dụng của men tiêu hóa lipit.
IV. SỰ HẤP THỤ THỨC ĂN:
Sự hấp thụ thức ăn diễn ra suốt dọc ống tiêu hóa nhưng chủ yếu diễn ra ở ruột non với sự tham gia của nhung mao.
Sự hấp thụ thức ăn chủ yếu diễn ra theo cơ chế khuyếch tán. Thức ăn thấm qua thành nhung mao vào mạch máu, hoặc mạch bạch huyết.
IV.ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA Ở TRẺ:
-Khoang miệng trẻ em dưới 1 tuổi nhỏ, hẹp. Lớp niêm mạc mịn, mỏng. Có nhiều mạch máu dễ xây xát.
-Trẻ từ 5-6 tháng răng bắt dầu mọc cho đến khi được 2 năm thì sẽ mọc đủ 20 răng sữa.
-Sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể cùng với các chế độ dinh dưỡng sẽ chi phối, ảnh hưởng đến quá trình mọc răng sớm hay muộn của trẻ.
-Sự trao đổi chất cũng là 1 trong những yếu tố của sự mọc răng và cấu tạo của răng.
-Từ 5-6 tuổi trẻ bắt dầu thay răng.
-Ở trẻ sơ sinh dạ dày nằm ngang, thể tích rất nhỏ. Dạ dày lớn cùng với sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể trẻ.
-Ruột non của trẻ em dài 3m bằng một nửa ruột người lớn.
-Niêm mạc ruột chưa bền nên trẻ dễ bị viêm ruột. Màng treo ruột dài nên trẻ dễ bị xoắn ruột hay lồng ruột .
-2-3 tháng dầu, trẻ nước bọt ít nên việc tiêu hóa các thức ăn bột và thô rất khó khăn nhưng sau đó cùng với sự phát triển của cơ thể thì tuyến nước bọt ngày càng nhiều hơn và việc tiêu hóa thức ăn được dễ hơn.
-Ở trẻ cơ thực quản, cơ dạ dày yếu, mỏng nên trẻ sẽ dễ bị nghẹn, hay nôn ra khi ăn quá nhiều.
-Ở trẻ thì sự tiêu hóa thức ăn tùy loại như sữa mẹ tiêu hóa 2-3 giờ, còn các sữa khác thì từ 3-4 giờ vì trong dạ của trẻ lúc này rất ít men pepxin, độ axit thấp.
-Tuyến tụy của trẻ có đủ các man tiêu hóa protirt, gluxin, lipit. Các hoạt tính men tăng theo tuổi và đến khi trẻ được 2 tuổi sẽ giống với người lớn.
-Ở trẻ mới được sinh ra phản xạ đại tiện chủ yếu là phản xạ không điều kiện,sau dó dần dần hình thành phản xạ có điều kiện.
V. Một số bệnh về hệ tiêu hoá:
Viêm ruột thừa: là tình trạng đặc trưng bởi hiện tượng viêm của ruột thừa. Mặc dù các ca nhẹ tự khỏi mà không cần điều trị, phần lớn viêm ruột thừa cần được mở ổ bụng để lấy bỏ ruột thừa bị viêm. Tỉ lệ tử vong cao nếu không điều trị, chủ yếu do viêm phúc mạc và sốc do ruột thừa viêm bị vỡ.
Bệnh viêm loét dạ dày: Khi chất nhầy ở vách dạ dày không còn đủ sức để bảo vệ dạ dày, chất ít dư thừa này sẽ “ăn mòn“ dần vách dạ dày. Kết quả là bạn bị khó tiêu, đầy bụng, đau thượng vị,... thậm chí bị ổ loét ở dạ dày tá tràng. Gần đây một loại vi khuẩn tên là Helicobacter pylori cũng dã được xác nhận là một thủ phạm gây ra viêm loét dạ dày - tá tràng.
Chảy máu đường tiêu hóa là bệnh có thể biểu hiện dưới dạng cấp tính, nôn ra máu, đại tiện ra máu hoặc mạn tính, ẩn dưới dạng thiếu máu nhược sắc kéo dài.
Xơ gan: là tình trạng các tế bào gan bình thường bị tổn thương và thay thế bởi mô xơ.
Viêm túi thừa: lớp trong của ruột già phình ra khỏi lớp cơ ở thành, và khi chỗ phình bị viêm dẫn đến tình trạng viêm túi thừa.
Các biện pháp phòng và chữa bệnh tiêu hoá
1.Ăn uống hợp vệ sinh , đúng giờ , khoa học
2.Rửa tay trước khi ăn
3.Thực hiện các biện pháp an toàn thực phẩm : rửa sạch , nấu chín , che đậy cẩn thận …
4.Vệ sinh răng miệng đúng cách
5.Ăn chậm , nhai kĩ
6.Khẩu phần ăn phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng
7.Khi chữa bệnh phải tuên theo sự chỉ dẫn của bác sĩ
THE END
CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE!
Thực hiện bởi:
Lê Tuấn Anh- c3k51
Trường THPT Chuyên Hà Nam
Mọi chi tiết xin liên hệ:
[email protected]
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Tuấn Anh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)