Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn địa lý 2017

Chia sẻ bởi Mạc Văn Pôn | Ngày 26/04/2019 | 53

Chia sẻ tài liệu: tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn địa lý 2017 thuộc Địa lý 12

Nội dung tài liệu:




LUYỆN TẬP THI TRẮC NGHIỆM – THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÝ
2017







NGÀY 04, THÁNG 01, 2017

Bài 1. VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Công cuộc Đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội
a) Bối cảnh
- 30 - 4 - 1975 : Miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất.
- Kinh tế đất nước rơi vào khủng hoảng kéo dài, lạm phát phi mã do hậu quả của chiến tranh và điểm xuất phát của nền kinh tế thấp.
b) Công cuộc Đổi mới
Quá trình : 1979 : Manh nha ; 1986 : Khẳng định.
Xu thế : Ba xu thế chính :
- Dân chủ hoá đời sống kinh tế xã hội.
- Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Tăng cường giao lưu và hợp tác quốc tế.
c) Kết quả
- Đất nước thoát khỏi khủng hoảng, lạm phát bị đẩy lùi.
- Tốc độ phát triển kinh tế khá cao : 0,2% (1975 - 1980) tăng lên 7,3% (2003).
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất và tăng nhanh nhất trong cơ cấu GDP).
- Cơ cấu lãnh thổ của nền kinh tế cũng chuyển biến tích cực (hình thành 3 vùng trọng điểm kinh tế, vùng sâu vùng xa, miền núi hải đảo được ưu tiên phát triển).
- Đã giải quyết nhiều vấn đề xã hội bức xúc.
2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực
a) Bối cảnh
- Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu của thời đại tạo cho nước ta nhiều thời cơ nhưng cũng có nhiều thách thức.
- Năm 1995 : Bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì. Gia nhập ASEAN, từng bước thực hiện các cam kết AFTA.
- Năm 1998 : Gia nhập APEC.
b) Kết quả
- Thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài ODA, FDI (đến năm 2005 có 7279 dự án được đầu tư với tổng số vốn 66,25 tỉ USD).
- Đẩy mạnh ngoại thương (năm 2005, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 69419,9 triệu USD).
- Đẩy mạnh hợp tác toàn diện với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
3. Một số định hướng để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới
- Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo.
- Hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển tri thức.
- Đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
- Tăng cường bảo vệ tài nguyên môi trường, phát triển bền vững.
- Phát triển nền văn hoá mới đậm đà bản sắc dân tộc.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Công cuộc Đổi mới ở nước ta được thực hiện đầu tiên trong lĩnh vực :
A. Chính trị. B. Công nghiệp.
C. Nông nghiệp. D. Dịch vụ.
Câu 2. Công cuộc Đổi mới ở nước ta được khẳng định từ :
A. Sau khi đất nước thống nhất 30 - 4 - 1975.
B. Sau chỉ thị 100 CT-TW ngày 13 - 1 - 1981.
C. Sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI tháng 4 - 1998.
D. Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986.
Câu 3. Biểu hiện rõ nhất của tình trạng khủng hoảng kinh tế của nước ta sau năm 1975 là :
A. Nông nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
B. Tỉ lệ tăng trưởng GDP rất thấp, chỉ đạt 0,2%/năm.
C. Lạm phát kéo dài, có thời kì lên đến 3 chữ số.
D. Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế âm, cung nhỏ hơn cầu.
Câu 4. Hiện nay, Việt Nam chưa phải là thành viên của tổ chức :
A. Thương mại thế giới.
B. Các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ.
C. Khu vực tự do mậu dịch ASEAN.
D. Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
Câu 5. Đây không phải là một trong những định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới.
A. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển tri thức.
B. Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng thêm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mạc Văn Pôn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)