Tài liệu ôn tập môn Văn 10 HKII
Chia sẻ bởi Đoàn Đăng Trung |
Ngày 02/05/2019 |
50
Chia sẻ tài liệu: Tài liệu ôn tập môn Văn 10 HKII thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
I) Cảm nhận, phân tích tác phẩm
1.Cảm nhận về ``Phú sông Bạch Đằng`` của Trương Hán Siêu.
Bài 1
Trương Hán Siêu là một danh sĩ đời Trần, sau lúc qua đời được vua Trần truy phong là Thiếu Bảo.Ông còn để lại bốn bài thơ và ba bài văn “Dục Thuý sơn khắc thạch”,”Linh TẾ Tháp ký”,”Khai Nghiêm tự bi”,”Bạch Đằng giang phú”,…Trong thơ văn cỗ Việt Nam có một số tác phẫm lấy đề tài sông Bạch Đằng nhưng”Bạch Đằng giang phú”cũa Trương Hán Siêu được xếp vào hạng kiệt tác. Chưa rõ Trương Hán Siêu viết “Bạch Đằng giang phú”vào năm nào, nhưng qua giọng văn cảm hoài “Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá-Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”, ta có thể đoán định được, bài phú này chỉ có thể ra đời sau khi Trần Quốc Tuấn đã mất, tức là vào khoảng 1301-1354.
Phú là một thể văn cổ dùng để tả cảnh vật, phong tục hoặc tính tình. Chất trữ tình và yếu tố khoa trương đậm đặc trong phú. Có phú cổ thể và phú Đường luật. Phú cổ thể như một bài văn xuôi dài, có vần mà không nhất thiết có đối, còn gọi là phú lưu thuỷ. Phú Đường luật được đặt ra từ đời Đường, có vần, có đối, có luật bằng trắc chặt chữ, có những kiểu câu được quy pạm rõ rang. “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu viết theo lối phú cổ thể, có vần sử dụng phép đối rất sáng tạo:
... “Tiếng thơm đồn mãi, Bia miệng không mòn. Đến chơi sông chừ ủ mặt Nhớ người xưa chừ lệ chan…”
Qua bài phú này, Trương Hán Siêu ca ngợi sông Bạch Đằng hùng vĩ, dòng sông lịch sử đã gán liền với tên tuổi bao anh hùng, với bao chiến công oanh liệt của nhân dân ta trong sự nghiệp chống xâm lăng. Nhà thơ khẳng định: Núi sông hiểm trở, nhiều nhân tài hào kiệt đã tạo nên truyền thống anh
Ở Trương Hán Siêu, hành vi ứng xử nổi bật nhất, in đậm vào sử sách, là thái độ gần gũi thiên nhiên, cách ông nhìn ngắm thiên nhiên tạo vật. Về điều này, nếu nói Trương Hán Siêu gắn bó với cảnh trí của đất nước thì không có gì sai nhưng hình như vẫn chưa đủ. Nhà thơ nhà văn Việt Nam xưa nay rất ít người thờ ơ trước vẻ đẹp của giang sơn gấm vóc: “Nước biếc non xanh thuyền gối bãi/Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu” (Nguyễn Trãi). Trương Hán Siêu cũng thế thôi. Nhưng với ông, trong tình yêu thiên nhiên hình như còn có một điều gì khác hơn, một khao khát thường trực muốn chiếm lĩnh thế giới tự nhiên, nhận biết cho hết mọi tri thức lịch sử - xã hội ẩn ngầm trong ngoại giới. Như chính ông phô bày trong vai một “người khách “ ở bài Bạch Đằng giang phú, hầu như cả một đời, ông đã coi lẽ sống của mình là ngược xuôi tìm đến mọi danh lam thắng cảnh:
“Khách có kẻ, Giương buồm giong gió khơi vơi; Lướt bể chơi trăng mải miết. Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương, Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt; Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt Nơi có người qua đâu mà chẳng biết. Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ đã nhiều Mà tráng chí tứ phương vẫn còn tha thiết...”
Cũng có thể nghĩ đấy mới chỉ là những lời tâm niệm của Trương Hán Siêu bởi các địa danh nói trên đều là điển cố trong văn liệu, ông được đọc qua sách vở, hay là thông qua sách vở mà tìm đến chúng chứ chưa chắc đã một lần ghé thăm. Song cũng vì vậy, thiên nhiên như cái đích tìm kiếm của ông dường như có mang một hàm nghĩa thâm thúy: đây là nơi tập kết mọi trải nghiệm văn hóa của con người, và cũng là chứng tích để con người nhìn xa vào lịch sử. Vẫn trong bài phú về sông Bạch Đằng, tiếp theo mấy câu vừa dẫn, ông liền bày tỏ ý nguyện bắt chước “thú tiêu dao” của Tử Trường tức Tư Mã Thiên - nhà viết sử nổi tiếng của Trung Quốc, trước khi bắt tay cầm bút đã đi khắp mọi nơi đầu sông cuối bể nhằm nuôi dưỡng tình cảm và thu nhận kiến thức. Ta để ý nếu ở phần trên, các địa danh thực ra đều là ảo - địa danh trong điển tích, không phải trong thực tế - thì đến đây mới là địa danh thực. Nhà thơ đưa ra một cái tên Bạch Đằng chưa hề có trong các pho sách kinh điển nhưng lại hiển hiện trước mắt với tất cả sức thuyết phục của những chiến công vang dội của nó. Bạch Đằng giang phú ú là một bài phú lưu thủy, người viết cốt biểu đạt ý tưởng một cách phóng khoáng, tuôn chảy, không quá chú trọng gò
1.Cảm nhận về ``Phú sông Bạch Đằng`` của Trương Hán Siêu.
Bài 1
Trương Hán Siêu là một danh sĩ đời Trần, sau lúc qua đời được vua Trần truy phong là Thiếu Bảo.Ông còn để lại bốn bài thơ và ba bài văn “Dục Thuý sơn khắc thạch”,”Linh TẾ Tháp ký”,”Khai Nghiêm tự bi”,”Bạch Đằng giang phú”,…Trong thơ văn cỗ Việt Nam có một số tác phẫm lấy đề tài sông Bạch Đằng nhưng”Bạch Đằng giang phú”cũa Trương Hán Siêu được xếp vào hạng kiệt tác. Chưa rõ Trương Hán Siêu viết “Bạch Đằng giang phú”vào năm nào, nhưng qua giọng văn cảm hoài “Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá-Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”, ta có thể đoán định được, bài phú này chỉ có thể ra đời sau khi Trần Quốc Tuấn đã mất, tức là vào khoảng 1301-1354.
Phú là một thể văn cổ dùng để tả cảnh vật, phong tục hoặc tính tình. Chất trữ tình và yếu tố khoa trương đậm đặc trong phú. Có phú cổ thể và phú Đường luật. Phú cổ thể như một bài văn xuôi dài, có vần mà không nhất thiết có đối, còn gọi là phú lưu thuỷ. Phú Đường luật được đặt ra từ đời Đường, có vần, có đối, có luật bằng trắc chặt chữ, có những kiểu câu được quy pạm rõ rang. “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu viết theo lối phú cổ thể, có vần sử dụng phép đối rất sáng tạo:
... “Tiếng thơm đồn mãi, Bia miệng không mòn. Đến chơi sông chừ ủ mặt Nhớ người xưa chừ lệ chan…”
Qua bài phú này, Trương Hán Siêu ca ngợi sông Bạch Đằng hùng vĩ, dòng sông lịch sử đã gán liền với tên tuổi bao anh hùng, với bao chiến công oanh liệt của nhân dân ta trong sự nghiệp chống xâm lăng. Nhà thơ khẳng định: Núi sông hiểm trở, nhiều nhân tài hào kiệt đã tạo nên truyền thống anh
Ở Trương Hán Siêu, hành vi ứng xử nổi bật nhất, in đậm vào sử sách, là thái độ gần gũi thiên nhiên, cách ông nhìn ngắm thiên nhiên tạo vật. Về điều này, nếu nói Trương Hán Siêu gắn bó với cảnh trí của đất nước thì không có gì sai nhưng hình như vẫn chưa đủ. Nhà thơ nhà văn Việt Nam xưa nay rất ít người thờ ơ trước vẻ đẹp của giang sơn gấm vóc: “Nước biếc non xanh thuyền gối bãi/Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu” (Nguyễn Trãi). Trương Hán Siêu cũng thế thôi. Nhưng với ông, trong tình yêu thiên nhiên hình như còn có một điều gì khác hơn, một khao khát thường trực muốn chiếm lĩnh thế giới tự nhiên, nhận biết cho hết mọi tri thức lịch sử - xã hội ẩn ngầm trong ngoại giới. Như chính ông phô bày trong vai một “người khách “ ở bài Bạch Đằng giang phú, hầu như cả một đời, ông đã coi lẽ sống của mình là ngược xuôi tìm đến mọi danh lam thắng cảnh:
“Khách có kẻ, Giương buồm giong gió khơi vơi; Lướt bể chơi trăng mải miết. Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương, Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt; Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt Nơi có người qua đâu mà chẳng biết. Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ đã nhiều Mà tráng chí tứ phương vẫn còn tha thiết...”
Cũng có thể nghĩ đấy mới chỉ là những lời tâm niệm của Trương Hán Siêu bởi các địa danh nói trên đều là điển cố trong văn liệu, ông được đọc qua sách vở, hay là thông qua sách vở mà tìm đến chúng chứ chưa chắc đã một lần ghé thăm. Song cũng vì vậy, thiên nhiên như cái đích tìm kiếm của ông dường như có mang một hàm nghĩa thâm thúy: đây là nơi tập kết mọi trải nghiệm văn hóa của con người, và cũng là chứng tích để con người nhìn xa vào lịch sử. Vẫn trong bài phú về sông Bạch Đằng, tiếp theo mấy câu vừa dẫn, ông liền bày tỏ ý nguyện bắt chước “thú tiêu dao” của Tử Trường tức Tư Mã Thiên - nhà viết sử nổi tiếng của Trung Quốc, trước khi bắt tay cầm bút đã đi khắp mọi nơi đầu sông cuối bể nhằm nuôi dưỡng tình cảm và thu nhận kiến thức. Ta để ý nếu ở phần trên, các địa danh thực ra đều là ảo - địa danh trong điển tích, không phải trong thực tế - thì đến đây mới là địa danh thực. Nhà thơ đưa ra một cái tên Bạch Đằng chưa hề có trong các pho sách kinh điển nhưng lại hiển hiện trước mắt với tất cả sức thuyết phục của những chiến công vang dội của nó. Bạch Đằng giang phú ú là một bài phú lưu thủy, người viết cốt biểu đạt ý tưởng một cách phóng khoáng, tuôn chảy, không quá chú trọng gò
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đoàn Đăng Trung
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)