Tài liệu mt,tn va pt
Chia sẻ bởi Võ Thị Khánh Hòa |
Ngày 23/10/2018 |
62
Chia sẻ tài liệu: tài liệu mt,tn va pt thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Chương 4: TÁC ĐỘNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN ĐẾN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
I. Gia tăng dân số và các vấn đề về tài nguyên và môi trường
1. Tác động của sự gia tăng dân số đến môi trường
Tác động môi trường của sự gia tăng dân số thế giới có thể mô tả bằng công thức tổng quát:
I = C.P.E.
Trong đó: I (Intensity) = cường độ tác động đến môi trường
P (Population) = yếu tố gia tăng dân số
C (Consumption) = yếu tố liên quan mức tiêu thụ tài nguyên cho một đầu người
E (Effects) = yếu tố liên quan hậu quả môi trường do tiêu thụ một đơn vị tài nguyên
VD: sau 20 năm, dân số của một nước tăng gấp 1,2 lần; mức tiêu thụ tài nguyên đầu người tăng 1,5 lần; tác động môi trường khi tiêu thụ 1 đơn vị tài nguyên tăng 2 lần; cường độ tác động đến môi trường tăng lên 3,6 lần vì: I = 1,2.P0 x 1,5.C0 x 2.E0 = 3,6I0
Từ công thức trên chúng ta có thể thấy rằng ở các nước phát triển, ví dụ như nước Mỹ, Anh, Nhật Bản,... do sự tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên lớn, do vậy sự gia tăng dân số ở các nước này có những tác động lớn đối với môi trường hơn bất kỳ các nước nào khác trên thế giới.
Tác động môi trường của sự gia tăng dân số hiện nay trên thế giới biểu hiện ở các khía cạnh:
- Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp,... làm giảm mức tiêu thụ bình quân đầu người đối với các nguồn tài nguyên tái tạo (Bảng 2.4.).
- Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
- Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hóa và các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hóa. Sự chệnh lệch này ngày càng tăng giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển công nghiệp và các nước kém phát triển dẫn đến tình trạng di dân ở mọi hình thức. Nước Mỹ chỉ chiếm 4,7% dân số thế giới, nhưng tiêu thụ 25% các nguồn tài nguyên thế giới và thải ra 25 - 30% chất thải. So sánh với một người dân ở Ấn Độ thì một người Mỹ tiêu thụ: thép gấp 50 lần; năng lượng 56 lần; giấy và cao su tổng hợp 170 lần; nhiên liệu ô tô 250 lần và 300 lần hơn các chất plastic. Cũng một người Mỹ, tiêu thụ ngũ cốc gấp 5 người Kenya; tiêu thụ năng lượng gấp 150 người Banglades và 500 lần người Ethiopia.
- Sự gia tăng dân số đô thị và hình thành các thành phố lớn, các siêu đô thị, làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng cho sự phát triển dân cư. Ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước gia tăng. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn.
2. Quan hệ giữa dân số và tài nguyên
- Dân số và tài nguyên đất đai: hằng năm trên thế giới có gần 70.000 km2 đất canh tác bị hoang mạc hóa do sự gia tăng dân số. Diện tích đất canh tác vì thế bị thu hẹp lại, kinh tế nông nghiệp trở nên khó khăn hơn. Hoang mạc hóa đang đe dọa gần 1/3 diện tích trái đất, ảnh hưởng đến cuộc sống của ít nhất 850 triệu người. Một diện tích lớn đất canh tác bị nhiễm mặn và không còn khả năng trồng trọt do tác động gián tiếp của con người. Ở Việt Nam từ năm 1978 đến nay, khoảng 130.000 ha đất bị lấy cho thủy lợi; 63.000 ha cho phát triển giao thông; 21.000 ha cho phát triển công nghiệp.
- Dân số và tài nguyên rừng: Dân số gia tăng dẫn đến thu hẹp diện tích rừng do khai thác gỗ, phá rừng làm rẫy, mở đường giao thông, tàn phá hệ sinh thái,... Rừng nhiệt đới đang bị tàn phá với mức khoảng 15 triệu ha mỗi năm. Phần lớn ở vùng nhiệt đới khô, sự suy giảm diện tích rừng do việc chặt gỗ, thả gia súc hoặc trồng trọt làm kế sinh nhai. Rừng tàn phá khiến cho khoảng 26 tỷ tấn
I. Gia tăng dân số và các vấn đề về tài nguyên và môi trường
1. Tác động của sự gia tăng dân số đến môi trường
Tác động môi trường của sự gia tăng dân số thế giới có thể mô tả bằng công thức tổng quát:
I = C.P.E.
Trong đó: I (Intensity) = cường độ tác động đến môi trường
P (Population) = yếu tố gia tăng dân số
C (Consumption) = yếu tố liên quan mức tiêu thụ tài nguyên cho một đầu người
E (Effects) = yếu tố liên quan hậu quả môi trường do tiêu thụ một đơn vị tài nguyên
VD: sau 20 năm, dân số của một nước tăng gấp 1,2 lần; mức tiêu thụ tài nguyên đầu người tăng 1,5 lần; tác động môi trường khi tiêu thụ 1 đơn vị tài nguyên tăng 2 lần; cường độ tác động đến môi trường tăng lên 3,6 lần vì: I = 1,2.P0 x 1,5.C0 x 2.E0 = 3,6I0
Từ công thức trên chúng ta có thể thấy rằng ở các nước phát triển, ví dụ như nước Mỹ, Anh, Nhật Bản,... do sự tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên lớn, do vậy sự gia tăng dân số ở các nước này có những tác động lớn đối với môi trường hơn bất kỳ các nước nào khác trên thế giới.
Tác động môi trường của sự gia tăng dân số hiện nay trên thế giới biểu hiện ở các khía cạnh:
- Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp,... làm giảm mức tiêu thụ bình quân đầu người đối với các nguồn tài nguyên tái tạo (Bảng 2.4.).
- Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
- Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hóa và các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hóa. Sự chệnh lệch này ngày càng tăng giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển công nghiệp và các nước kém phát triển dẫn đến tình trạng di dân ở mọi hình thức. Nước Mỹ chỉ chiếm 4,7% dân số thế giới, nhưng tiêu thụ 25% các nguồn tài nguyên thế giới và thải ra 25 - 30% chất thải. So sánh với một người dân ở Ấn Độ thì một người Mỹ tiêu thụ: thép gấp 50 lần; năng lượng 56 lần; giấy và cao su tổng hợp 170 lần; nhiên liệu ô tô 250 lần và 300 lần hơn các chất plastic. Cũng một người Mỹ, tiêu thụ ngũ cốc gấp 5 người Kenya; tiêu thụ năng lượng gấp 150 người Banglades và 500 lần người Ethiopia.
- Sự gia tăng dân số đô thị và hình thành các thành phố lớn, các siêu đô thị, làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng cho sự phát triển dân cư. Ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước gia tăng. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn.
2. Quan hệ giữa dân số và tài nguyên
- Dân số và tài nguyên đất đai: hằng năm trên thế giới có gần 70.000 km2 đất canh tác bị hoang mạc hóa do sự gia tăng dân số. Diện tích đất canh tác vì thế bị thu hẹp lại, kinh tế nông nghiệp trở nên khó khăn hơn. Hoang mạc hóa đang đe dọa gần 1/3 diện tích trái đất, ảnh hưởng đến cuộc sống của ít nhất 850 triệu người. Một diện tích lớn đất canh tác bị nhiễm mặn và không còn khả năng trồng trọt do tác động gián tiếp của con người. Ở Việt Nam từ năm 1978 đến nay, khoảng 130.000 ha đất bị lấy cho thủy lợi; 63.000 ha cho phát triển giao thông; 21.000 ha cho phát triển công nghiệp.
- Dân số và tài nguyên rừng: Dân số gia tăng dẫn đến thu hẹp diện tích rừng do khai thác gỗ, phá rừng làm rẫy, mở đường giao thông, tàn phá hệ sinh thái,... Rừng nhiệt đới đang bị tàn phá với mức khoảng 15 triệu ha mỗi năm. Phần lớn ở vùng nhiệt đới khô, sự suy giảm diện tích rừng do việc chặt gỗ, thả gia súc hoặc trồng trọt làm kế sinh nhai. Rừng tàn phá khiến cho khoảng 26 tỷ tấn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Thị Khánh Hòa
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)