Tài liệu lớp tập huấn Kỹ năng sống 3

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Anh Khoa | Ngày 02/05/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Tài liệu lớp tập huấn Kỹ năng sống 3 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


Kỹ năng sống là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả.
KỸ NĂNG SỐNG
KỸ NĂNG CÁ NHÂN
KỸ NĂNG HỌC
KỸ NĂNG LÀM
Xác định giá trị bản thân
Giao tiếp
Ra quyết định
Duy trì các mối quan hệ
Giải quyết vấn đề
Thiết lập mục tiêu
Suy nghĩ tích cực
Kiểm soát tình cảm
Phát triển lòng tự trọng
Tránh áp lực từ bạn bè
Tự nhận thức bản thân
Lắng nghe

MỘT SỐ KỸ NĂNG SỐNG CẦN THIẾT
HoẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI
MỘT SỐ NỘI DUNG GIÁO DỤC
GIÁ TRỊ SỐNG VÀ KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
NỘI DUNG THẢO LUẬN:
1. Chia lớp thành 7 nhóm theo thứ tự trong danh sách.
2. Mỗi nhóm sẽ tìm hiểu 02 kỹ năng sống
3. Nội dung:
Tìm hiểu kỹ năng.
Tầm quan trọng của kỹ năng…đối với học sinh.
Những câu hỏi/những yếu tố ảnh hưởng đến của kỹ năng đến học sinh.
Những điều cần lưu ý đối với kỹ năng.
CHỦ ĐỀ 1: KỸ NĂNG TỰ NHẬN THỨC GIÁ TRỊ CỦA BẢN THÂN
Tự nhận thức bản thân là nhận biết nhân cách của bản thân, các điểm mạnh, điểm yếu, những giá trị của mình, những điều mình ưa thích, những điều mình không thích.
1. Kỹ năng tự nhận thức
2. Tầm quan trọng của kỹ năng tự nhận thức đối với học sinh
Sự tự nhận thức là cơ sở - nền tảng – hỗ trợ tất cả các năng lực tư duy cảm xúc.
Tự nhận thức được về mình ở mọi thời điểm củng là tiền đề cho việc rèn luyện các kỹ năng khác như kỹ năng tự đánh giá bản thân, đồng cảm….
Tự nhận thức tốt về mình giúp các em hiểu được bản chất con người mình và sẽ vững vàng hơn trước những thay đổi mang tính quá độ đồng thời giúp các em chọn những mục tiêu của cuộc đời phù hợp với năng lực sở thích của mình.

3. Những câu hỏi giúp tự nhận thức bản thân
Về mặt xã hội
- Vì sao mình lại thích các đặc điểm đó ở mọi người?
- Những người bạn xung quanh mình có tính cách đó không?
- Bạn bè nghĩ về mình là người như thế nào?
Về định hướng nghề nghiệp
- Mục tiêu nghề nghiệp của mình là gì?
Quan niệm của mình về thành công trong cuộc sống là gì
Mình thích loại công việc nào?
Về cảm xúc
- Kể ra 3 tình huống mà mình cảm thấy hạnh phúc nhất?
- Điều gì lúc đó khiến mình cảm thấy hạnh phúc?
- Điều gì trong cuộc sống hiện tại khiến mình sợ nhất? Vì sao sợ?
Về cá nhân
- Phẩm chất nào của bản thân mà mình cảm thấy tự hào nhất? - Năng lực kỹ năng nào của bản thân mà mình cảm thấy tự hào nhất?
- 5 điểm mạnh của mình?5 điểm yếu của mình?
4. Những điều cần lưu ý
Cởi mở chia sẻ với các em về những suy nghĩ, trải nghiệm của mình trong những tình huống các em có thể hiểu được, hoặc phù hợp với lứa tuổi của chúng
Chấp nhận trải nghiệm của cá nhân như nó vốn có, không phê phán điều chỉnh
Khen ngợi khuyến khích các em khi chúng hoàn thành xong việc gì đó
Khuyến khích tạo điều kiện cho các em tham dự vào các hoạt động khiến các em thấy tự tin và bọc lộ năng lực, phẩm chất của bản thân.
Thầy cô cũng nên rèn luyện bản thân mình để kỹ năng trở thành một thói quen hoạt động thường nhật mỗi ngày.
Cách thức để tạo khả năng tự nhận thức
Dành một hoặc hai phút mỗi ngày để suy nghĩ về các trải nghiệm của mình đánh giá phổ rộng các trải nghiệm của mình bao gồm cảm giác cơ thể, cảm xúc suy nghĩ mong muốn.
Bất cứ khi nào cảm thấy buồn hoặc rối bời, đối diện với tình huống căn thẳng, hãy đánh giá nhanh phổ trải nghiệm của mình như ở trên đã đề cặp bằng cách ghi lại những hành vi và cảm xúc của mình.
Tự đánh giá bản thân một cách trung thực về những điều thành kín trong nội tâm, những điều mình cố gắng lờ đi, đè nén, chối bỏ, không thừa nhận hoặc gạt sang một bên.
Tận tâm chú ý và tập trung vào công việc.

CHỦ ĐỀ 2: HÌNH THÀNH SỰ TỰ TRỌNG
1. Tự trọng: là toàn bộ những gì liên quan đến mức độ cá nhân đánh giá về bản thân mình, sự hãnh diện về cá nhân
Biểu hiện của trẻ có lòng tự trọng cao
Biểu hiện của trẻ có lòng tự trọng thấp
2. Tầm quan trọng của sự tôn trọng đối với HS
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến tự trọng của học sinh
a. Dậy thì
b. Các ảnh hưởng bên ngoài
4. Những điều cần lưu ý:
Các nghiên cứu tâm lý cho thấy sự tự trọng ở các em có quan hệ chặt chẽ đến cách người lớn đối xử với các em.
Những trẻ có lòng tự trọng cao thường là được sống trong tình yêu thương và sự tôn trọng. Những trẻ có lòng tự trọng thấp có xu hướn sống trong sự chỉ trích, phê phán.
Một số gợi ý để giáo viên nuôi dưỡng và xây dựng tự trọng cao ở học sinh:
Khen ngợi các em.
Biểu lộ tình yêu và tình cảm đối với các em.
Tôn trọng học sinh.
Không đòi hỏi sự hoàn hảo ở các em.
Lắng nghe các em.
Giữ lời hứa: khi thầy cô hứa với các em là sẽ làm điều gì, phải cố gắng thực hiện chúng.
Khuyến khích HS tự ra quyết định.
Cho các em cơ hội mạo hiểm
Khuyến khích các em học sinh tạo dựng và nuôi dưỡng quan hệ bạn bè.


CHỦ ĐỀ 3: KỸ NĂNG ĐỒNG CẢM
Đồng cảm là khả năng hiểu mọi người, thế giới từ quan điểm của người khác và luôn hành động ứng xử với người khác dựa vào nỗ lực hiểu biết đó.

Đồng cảm với một người là hiểu người đó đang cảm thấy thế nào nếu mình ở trong vị trí và tình huống nào đó.
1. Kỹ năng đồng cảm:

2. Tầm quan của trọng kỹ năng đồng cảm
Những học sinh có khả năng đồng cảm có xu hướng học tốt hơn ở trường, có nhiều bạn bè hơn, và phát triển hơn về sự nghiệp khi trưởng thành.
Thiếu sự đồng cảm được giả thuyết là nguyên nhân phát triển hành vi chống đối xã hội và bắt nạt bạn bè ở học sinh.
Khi có kĩ năng đồng cảm sẽ giúp các em hình thành và phát triển kỹ năng thấu hiểu, chúng ta nuôi dưỡng phần người ở các em.
3. Những điều cần lưu ý:
Lắng nghe hs để chúng ta có thể nắm bắt được suy nghĩ, cảm xúc của học sinh, để ta có thể thấu hiểu hs, mặt khác chúng ta cũng đang là hình mẫu để các em học tập cho các tình huống khác (chẳng hạn lắng nghe bạn nói)
Là hình mẫu cho hs
Không chỉ trích phê phán người khác
Tạo bầu không khí cởi mở trong lớp học để hs dễ dàng chia sẻ trải nghiệm. Khi hs nói với mình, hãy đồng cảm với các em bằng cách hiểu những cảm xúc của các em, thể hiện rằng chúng ta hiểu các em và bộc lộ cử chỉ phi ngôn ngữ (như gật đầu, nheo mắt….)
Một số chiến lược để dạy kỹ năng đồng cảm
Dạy và khuyến khích hoc sinh diễn tả cảm xúc của mình
“Đổi vai”
Dạy học sinh biết quan tâm.
Lưu ý đến các hành vi thiếu tế nhị.
Khuyến khích hs khám phá những điểm chung giữa mình và mọi người.
Chia sẻ với các em suy nghĩ, cảm xúc của thầy cô, cũng như cảm xúc của người khác.
Cùng các em xem các tin tức về những người nghèo khổ, có khó khăn, có thiên tai và trao đổi những vấn đề này.
Khuyến khích các em tham dự các hoạt động từ thiện, tình nguyện…
4. Các hoạt động giúp rèn luyện kỹ năng đồng cảm
Luyện tập lắng nghe tích cực.
Bộc lộ sự đồng cảm.
Thể hiện sự hiểu biết.
Hình dung về những trải nghiệm của người khác.
Bản đồ tư duy về sự đồng cảm.
CHỦ ĐỀ 4:
KỸ NĂNG KIÊN CƯỜNG
Kiên cường là muốn nói đến khả năng cá nhân phòng tránh, giảm thiểu, và vượt qua các tổn hại, hoặc tổn thất trong cuộc sống. Khả năng này giúp mọi người thích nghi trong cuộc sống. Học sinh có thể bị tổn thương như bị bạn bè trêu chọc, bị thi trượt, bị điểm kém,… Nếu hs có kỹ năng kiên định, chúng có thể quản lý căng thẳng và các cảm xúc lo âu, không bình an.
1. Kỹ năng kiên cường
“ Kiên cường là sự phát triển bình thường dưới những điều kiện khó khăn”
Fonagy và đồng nghiệp, 1994
2. Tầm quan của trọng kỹ năng kiên cường đối với học sinh:
- Kiên cường là kỹ năng có tầm quan trọng vì đó là năng lực của con người đối mặt, vượt qua và vững mạnh hơn khi gặp khó khăn trong cuộc sống

Những hs có khả năng kiên cường thường:
- Tìm được cách giải quyết vấn đề của mình
- Nhận trách nhiệm về hành vi và cảm xúc của mình.
- Tin tưởng vào bản thân khi có chuyện gì xảy ra.
- Có sức mạnh bên trong, có kỹ năng liên cá nhân.
- Thích thử cái mới.
- Lạc quan
- Luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ và có trách nhiệm với công việc được giao
- Thích giúp đỡ người khác.
3. Các điều kiện để học sinh có thể hình thành khả năng kiên cường
- Được yêu thương và chấp nhận
- Được tự chủ, tự quyết định trong một số giới hạn
- Có mối quan hệ tin cậy, an toàn với người thân và có mẫu hình học tập để nuôi dưỡng tính kiên cường
- Có cảm nhận được độc lập
- Môi trương nuôi dưỡng an toàn và ôn định
- Tự nhân biết bản thân, tự đánh giá cao bản thân
- Để có được kỹ năng kiên cường, vượt qua được thách thức các em cần có 3 nguồn
+ Tôi có…;
+ Tôi là người…;
+ Tôi có thể làm đươc…
+ Tôi có… có thể bao gồm:
Những nguồn lực, sự hỗ trợ bên ngoài giúp các em vượt qua tổn thương chẳng hạn như thầy cô, bạn bè là những người luôn quan tâm đến các em.
Gia đình vững chắc là nguyên tắc rõ ràng để các em biết cái gì mình làm được và cái gì không làm được.
Sự khuyến khích và tin tưởng ở người khác.

+ Tôi là người….bao gồm những giá trị những điểm mạnh của bản thân. Đó là những cảm nhận, thái độ, niềm tin trong các em. Chẳng hạn một em kiên cường sẽ tự nói với mình là “mình là người đáng yêu, thấu hiểu người khác”, mình là người biết đồng cảm với người khác”, mình là người có trách nhiệm trong công việc và người thân.
+ Tôi có thể làm được… Bao gồm các kỹ năng xã hội và liên nhân cách mà cá nhân có. Các em học được kỹ năng này qua tương tác với người khác và học được từ người khác. Có thể bao gồm: Tôi có thể nói chuyện được với mọi người dễ dàng, tôi có thể kiểm soát hành vi và cảm xúc cuả mình.
Yêu thương hs như các em vốn có, không áp đặt điều kiện.
Cho hs biết những nguyên tắc và giới hạn hành vi của mình.
- Đảm bảo là các em đồng ý thực hiện theo các nguyên tắc đó
- Khen ngợi các em khi các em hoàn thành tốt một việc gì đó hoặc làm tốt.
- Chấp nhận lỗi, thất bại của các em về các công việc, hoạt động hàng ngày.

4. Những điều cần lưu ý:
Một số chiến lược để nuôi dưỡng sự kiên cường
- Dạy các em cách thức bộc lô sự sợ hãi, nỗi buồn.
- Dạy các em biết tập trung vào điểm tích cực.
- Dạy các em hiểu rằng trước mỗi sự việc, chúng ta luôn có sự lựa chọn. Trước mỗi tình huống, chúng ta tự quyết định làm gì, cảm nhận như thế nào, mình hành xử ra sao.
- Khi các em gặp tình huống khó khăn, cùng các em xem xét 3 nguồn lực (Tôi có…, Tôi là người…, Tôi có thể làm được…..)
 Đó chính là chiến lươc giúp hs vượt qua khó khăn đó.
CHỦ ĐỀ 5
KỸ NĂNG TƯ DUY PHÊ PHÁN
1. Tư duy phê phán
Là năng lực và thái độ đánh giá những ý kiến, đưa ra những nhận định khách quan, hợp lý dựa trên lý lẽ và bằng chứng hơn là dựa trên tình cảm hoặc các giai thoại..
2. Tầm quan của trọng tư duy phê phán đối với học sinh
Giúp các em có thể đánh giá chất lượng sự việc, từ chuyện nấu ăn,một nhận định, ý kiến về công việc hay con người, một cuộc tranh luận đến một kết quả, một nghiên cứu.
3. Phát triển kỹ năng tư duy phê phán
- Đặt câu hỏi, luôn nghi vấn
- Dùng ngôn ngữ từ ngữ của chính mình để định nghĩa vấn đề
- Kiểm tra bằng chứng
- Phân tích các giả định và thiên kiến
- Tránh cảm tính
- Không đơn giản hóa vấn đề
- Xem xét các cách giải thích khác
- Chấp nhận sự không chắc chắn



4. Những điều cần lưu ý:
Thầy cô cần nuôi dưỡng tư duy phê phán cho học sinh ở mọi lúc mọi nơi.
- Hãy đặt ra các câu hỏi chưa có đáp án rõ ràng. Không nên đặt các câu hỏi đánh đố.
- Lắng nghe hs và xem xét cách thức các em lý giải, ứng xử với các sự kiện sẽ giúp chúng ta hiểu các em đã sử dụng kỹ năng tư duy phê phán chưa hoặc đã sử dụng ở mức độ nào để từ đó có phương pháp định hướng phát triển.

Thầy cô có thể làm mẫu khả năng tư duy phê phán của mình đối với học sinh về các sự việc nhỏ trong gia đình: như trao đổi về cách hiệu quả nhất để làm việc nhà, cách mua đồ tiết kiệm mà năng suất khi đi chợ, trao đổi về các vấn đề xã hội….
Mô tả cách chúng ta suy nghĩ và giải quyết vấn đề là cách tốt nhất để truyền đạt cho hs các thành tố của tư duy phê phán.
Một số cách thức để nuôi dưỡng tư duy phê phán
Hỏi và quan sát
- Hỏi “làm sao em biết”
- Nói về những lý do tốt và không tốt
- Hãy nhớ
- Tôn trọng các sự khác biệt
- Khuyến khích các em viết
- Khuyến khích các em tự xếp loại công việc của các em
- Khi cuộc sống càng ngày càng công nghệ hóa cạnh tranh, kỹ năng tư duy phê phán là chìa khóa của thành công
- Giúp học sinh phát triển tư duy phê phán không cần thiết dưới hình thức luyện học, không mất thời gian như làm bài tập một cách thiếu tự nhiên. Nó được hòa trộn, xen lẫn trong cuộc sống thông qua các cuộc thảo luận, nói chuyện, hoạt động hàng ngày.
CHỦ ĐỀ 6:
KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH
Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định là khả năng suy nghĩ có phê phán, tư duy một cách sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề một cách cân nhắc đến mặt được cũng như mặt chưa được của từng lựa chọn, giải pháp xử lý để có thể có được quyết định cuối cùng đúng đắn, phù hợp.
Để có được một quyết định đúng đắn, phù hợp thì một điều hết sức quan trọng cần phải được thực hiện là phải lường trước những tình huống có thể.

1. Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định
2. Tầm quan trọng của kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định

- Học cách giải quyết vấn đề giúp các em phát triển lành mạnh và nuôi dưỡng sự độc lập ở các em.
- Ra quyết định đúng đắn giúp hs có thái độ tích cực khi đứng trước vấn đề cần giải quyết xác định các giải pháp và biết lựa chọn giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả.
- Sự hình thành và phát triển kỹ năng ra quyết định, học sinh có thể làm cho cơ hội thành công của các em tăng lên.

3. Năm bước cơ bản để giải quyết vấn đề và ra quyết định
a. Xác định vấn đề:
Việc xác định vấn đề cần giải quyết là bước quan trọng nhất là trong quá trình tìm giải pháp. Nếu đặt vấn đề không chính xác sẽ dẫn đến các lời giải “nữa vơi” hay bế tắt
Đứng trước một vấn đề hãy tự chất vấn mình đều gì khiến mình cho rằng có vấn đề? Nó xảy ra ở đâu? Như thế nào?..
b. Động não về các khả năng:
Đưa ra các ý tưởng khác nhau về vấn đề của mình

c. Đánh giá các khả năng:
Nhìn lại các khả năng đã liệt kê, với mỗi khả năng tự chất vấn: Có khả thi không, mình cần phải làm gì để thực hiện?...
d. Lên kế hoạch hành động:
Chọn giải pháp mà mình cho là tối ưu nhất và xây dựng kế hoạch hành động

Đánh giá và điều chỉnh:
Thực hiện kế hoạch theo các bước, chịu trách nhiệm về quyết định của mình

Những điều “nên” và “không nên” khi ra quyết định
Nên
Trung thực trong việc xác định và đánh giá vấn đề
Chấp nhận trách nhiệm cho các quyết định trong cuộc sống của mình
Sử dụng thời gian một cách khôn ngoan khi quyết định
Có sự tự tin trong khả năng đưa ra quyết định của mình và khả năng học hỏi từ những sai lầm
Không nên
Có những mong muốn không thực tế cho bản thân
vội vàng quyết định trù khi thật cần thiết
Làm những điều mà làm cũng được không làm cũng không sao
Lừa gạt bản thân mình bằng cách chọn những giải pháp dễ dàng thuận lợi không giải quyết được vấn đề
Không né tránh chần chừ khi cần ra quyết định
4. Những điều cần lưu ý:
- Thầy cô phải biết lắng nghe hs
- Tin tưởng vào khả năng của hs và quyết định của các em
- Thầy cô có thể dạy các em kỹ năng này bằng cách nói cho các em biết đâu là vấn đề và hiểu vấn đề như thế nào?
- Hãy giúp các em biết được vấn đề và để các em chia sẽ với chúng ta về những vấn đề được đặt ra.

CHỦ ĐỀ 7
KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT
1. Kỹ năng giải quyết xung đột
Xung đột có thể xuất hiện ở mọi mối quan hệ. Trong giai đoạn tổi vị thành niên các xung đột có vẻ nhiều, kich tính hơn và thường các em thiếu kỹ năng để giải quyết chúng một cách độc lập. Kỹ năng giải quyết xung đột giúp các bên liên quan điều cảm thấy được lắng nghe, tôn trọng và thỏa đáng với giải pháp.

Các nguyên nhân xảy ra xung đột thường là:

- Sự khác nhau về suy nghĩ và quan niệm, nhu cầu về lợi ích cá nhân
- Không biết thừa nhận, tôn trọng suy nghĩ ý kiến, quan điểm của người khác
- Tích cách gây hấn hiếu chiến
- Sự kèn cựa, muốn hơn người
- Sự định kiến phân biệt đối xử
- Sự bảo thủ cố chấp
2. Tầm quan trọng của kỹ năng giải quyết xung đột
đối với học sinh
Chúng ta cần biết giải quyết những mâu thuẩn này một cách hòa bình thông qua các kỹ năng kiểm soát cơn giận và kỹ năng thương lượng vì sự bình an của cả đôi bên
Để giải quyết được xung đột cần phải có kỹ năng lắng nghe tích cực, đồng cảm, tư duy phê phán, giải quyết vấn đề và ra quyết định


3. Các bước giải quyết xung đột
Hiểu.
Tránh làm sự việc xấu thêm
Cùng nhau giải quyết
Tìm giải pháp

“Hãy nhớ rằng xung đột không biến mất. Chúng càng xấu hơn nếu ta phớt lờ chúng. Cách hay nhất là đối mặt với xung đột và giải quyết chúng ngay khi có thể”

4. Những điều cần lưu ý:
Nghiên cứu gần đây của nhà tâm lý học cho thấy 41% học sinh nói rằng nếu chúng được phép đánh nhau, chúng sẽ đánh nhau do đó nếu công cụ duy nhất của các em là đánh nhau, đánh nhau sẽ là phương pháp đầu tiên và duy nhất mà hs sử dụng để đương đầu với xung đột

Chiến lược thầy cô cần dạy cho học sinh quản lý cơn giận và giải quyết xung đột:

Hãy là hình mẫu cho học sinh của mình
Tao điều kiện để học sinh tự đánh giá tích cực
Khuyến khích các em nói lên cảm xúc của mình
Thầy cô cùng học sinh nhận diện kiểu đương đầu vói cơn giận của hs
Dạy các em các kỹ năng cơ bản để quản lí cơn giận
Khuyến khích các em nói lên chính kiến của mình
Khuyến cáo để các em không lăng mạ chửi mắng người khác
Giúp các em hiểu được bạo lực là gì bằng cách đưa ra vài ví dụ và đặt câu hỏi.
Cho các em chơi đóng vai các tình huống về xung đột
CHỦ ĐỀ 8: KỸ NĂNG KIÊN ĐỊNH
1. Kỹ năng kiên định:
- Kiên định có nghĩa là nhận biết được những gì mình muốn và không muốn và khả năng tiến hành các bước cần thiết để đạt được những gì muốn / không muốn trong những hoàn cảnh cụ thể. Sự kiên định thể hiện sự tự tin.
- Kiên định là luôn biết dung hòa giữa nhu cầu và quyền của mình ơới nhu cầu và quyền của người khác, biết lắng nghe và đánh giá những điều người khác cảm nhận và mong muốn
- Các bước sau đây có thể giúp ta quyết đoán và giảm tress
+ Luôn vững chắc và quyết đoán – nói không khi cần thiết
+ Đưa ra lí do một cách ngắn gọn
Thực sự biết mình muốn gì
Đặt ra các mục tiêu và hướng đến mục tiêu
Giải quyết xung đột mâu thuẫn một cách hiệu quả
Tin tưởng vào bản thân
2. Tầm quan trọng của kỹ năng kiên định đối với học sinh:
Giúp hs biết cách bảo vệ lập trường của mình, biết cách ứng đáp, từ chối trong những tình huống nhất định.
3. Các bước để hình thành kỹ năng kiên định
Nhận thức được tình huống vấn đề
Bình tĩnh xem xét sự xuất hiện cảm xúc của bản thân tại thời điểm đó và có những điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu
Phân tích có phê phán suy nghĩ và hành vi của đối tượng để quyết định phương thức đáp ứng phù hợp
Khẳng định được mình muốn gì
Thực hiện hành động: Dùng tình cảm kể khuyên đối tượng; nếu không được dùng lý lẽ để giải thích
Vẫn không được, kiên quyết từ chối một cách chân thành lí lẽ
4. Những điều cần lưu ý:
- Hs có kỹ năng kiên định thường biểu hiện
+ kháng cự lại các yêu cầu không hợp lí
+ Không khoan nhượng với sự gây hấn
+ Có tiếng nói khi không công bằng
+ Chấp nhận sự khác biệt ý kiến logic
+ Đưa ra các giải pháp cho mâu thuẫn
- Để có được kỹ năng này ở các em thầy cô nên:
+ Nuôi dưỡng sự tự đánh giá bản thân ở hs, giúp hs luôn tự tin
+ Dạy hs cách thể hiện những mong muốn quền lợi của mình một cách tôn trọng, tự tin
+ Khuyến khích hs hình dung ra các cách đáp trả kiên định trong những tình huống hs có thể gặp với bạn bè (trốn học, chép bài…)
CHỦ ĐỀ 9:
KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS
1. Ứng phó với stress
Chính là khả năng, cách thức hs nhận biết, xử lí một cách tích cực, hiệu quả những thay đổi, những tình huống gây căng thẳng với mình thể trở lại trạng thái căn bằng hài hòa về thể chất và tin thần.

2. Tầm quan trọng của ứng phó với stress
đối với học sinh
- Giúp chúng ta biết làm chủ cảm xúc, tìm ra cách ứng phó có hiệu quả, phù hợp với điều kiện bản thân, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
- Giúp cho mỗi cá nhân có sự bình tĩnh, cân bằng trạng thái cơ thể, tinh thần để xem xét một cách sáng suốt trong hoàn cảnh có căn thẳng, có thêm sự tự tin, bản lĩnh dám mạo hiểm, chấp nhận những khó khăn thử thách mới; có khả năng kiểm soát được sự thay đổi đến với mình, làm chủ bản thân.
3. Cách ứng phó với stress
- Tính chất của sự căng thẳng
- Tính cách, kiểu khí chất của mỗi người
- Sở thích, lối sống, phong cách cá nhân
- Hoàn cảnh sống, nền văn hóa
- Cách nhìn nhận sự việc của từng người


4. Những điều cần lưu ý:
- Làm thế nào để làm chủ được stress – căn bằng cuốc sống
+ Đặt mục tiêu vừa sức, phù hợp thực tế
+ Quản lí thời gian
+ Làm ngay những việc phát xin có thể làm được, tránh để dồn việc
- Kỹ năng quản lí tress
+ Ngăn ngừa tress
+ Nhận biết tress
+ Tự chăm sóc để giải tỏ stress

- Kỹ năng cân bằng các hoạt động trong cuộc sống
+ Xác định rỏ mức độ quan trọng của từng loại hoạt động đối với bản thân, biết chọn lọc hoạt động phù hợp
+ Căn cứ trên thời khóa biểu và kế hoạch, tự nhắc việc để làm
+ Sử dụng tối đa các tính năng của phương tiện kĩ thuật cho sự hoàn thành công việc
+ Linh hoạt giải quyết vấn đề nhưng không dễ dàng thay đổi mục tiêu
+ Đối với những hoạt động tập thể biết phân công một cách hợp lí
+ Biết từ chối khi thấy lời đề nghị không phù hợp
- Phương pháp để giải tỏa stress
- Thư giãn theo sở thích
+ Đi mua sắm theo sở thích
+ Tâm sự với người thân
+ Làm một việc từ thiện
+ Đọc một cuốn sách thú vị
+ Xem một vở hài kịch
+ Chơi môn thể thao mà bạn yêu thích

CHỦ ĐỀ 10: KỸ NĂNG HỢP TÁC
1. Kỹ năng hợp tác
Là khả năng làm việc, học tập với nhứng người khác đóng góp cho tập thể những ý tưởng để thực hiện phần ý tưởng của mình, một phần nhiệm vụ của nhóm, lắng nghe hỗ trợ và chia sẻ một cách hợp lí với các thành viên khác trong nhóm, giải quyết sự khác biệt vì lợi ích tập thể.

Giúp hs có được cái nhìn khách quan hơn trong cuộc sống làm cho hs có thêm niềm tin và nghị lực để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ cho bản thân.
Hợp tác giúp hs nói được những suy nghĩ cũng như những ý kiến sáng tạo của mình.
Mỗi cá nhân trong nhóm điều học được những điều bổ ích trong quá trình học tập và sinh hoạt cùng nhau.
2. Vai trò của kỹ năng hợp tác với học sinh:
- Làm việc theo nhóm tao ra một môi trường làm việc mới, bầu không khí thoải mái đầm ấm cho các thành viên tham gia. Hs được sự hỗ trợ hợp tác của những người trong nhóm sẽ trở nên tự tin hơn, việc học sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
- Tao điều kiện để học sinh phát triển kỹ năng ngôn ngũ, kỹ năng giao tiếp.
- Phát triển tư duy sáng tạo, khả năng phân tích tổng hợp giải quyết vấn đề trong hợp tác nhóm.

Hs phải xác định rõ mình là ai và đóng vai trò gì trong tập thể
Hs trong nhóm phải xác định rỏ mục tiêu cá nhân, luôn phấn đấu hoàn thành công việc được giao
Mỗi hoc sinh phải tạo cho mình thái độ ích cực khi tham gia hoạt động nhóm (lắng nghe, chia sẻ, đồng cảm)
Hs còn có thể tham gia các diễn đàn giành cho lứa tuổi của mình
Hs tham gia vào các nhóm trong lớp học cùng nhau tham dự các buổi thuyết trình hoặc những bài tập nhóm, các câu lạc bộ do lớp, đoàn trường tổ chức
3.Các thành tố giúp phát triển kỹ năng hợp tác
- Đảm bảo rằng mục tiêu của nhóm được xác định rõ ràng à được tất cả thành viên thông qua.
- Tạo sự đồng thuận.
- Xây dựng niềm tin với các thành viên tạo dựng bầu không khí cởi mở, thẳng thắn.
- Nhắc nhở hs thận trọng ơới những quyết định hay vấn đề liên quan đến nhiều người khác nhau.
- Tạo cơ hội đển cho hs được phát huy năng lực của mình.
4. Một số điều cần lưu ý
CHỦ ĐỀ 11: KỸ NĂNG THƯƠNG LƯỢNG/
THUYẾT PHỤC

1. Kỹ năng thương lượng, thuyết phục

Thương lượng có thể được giải thích một cách đơn giản là “làm việc với người khác để dành được một kết kết quả có lợi”. Thương lượng là một giao dịch mà cả hai bên đều bác bỏ kết quả cuối cùng. Thương lượng đòi hỏi sự tự nguyện đồng thuận của cả hai bên.
Kĩ năng thương lượng là khả năng thuyết phục người khác khiến họ từ bỏ ý định, yêu cầu, hành vi mà bạn không mong muốn để thực hiện theo những gì mà bạn mong muốn
2. Vai trò của kỹ năng thương lượng đối với học sinh
Thương lượng là một kỹ năng quan trọng trong mối quan hệ giữa cá nhân với nhau hoặc giưã tổ chức này với tổ chức khác.Thương lượng liên quan đến tính kiên định, sự cảm thông, cũng như khả năng thỏa hiệp những vấn đề không liên quan đến nguyên tắc của bản thân.
Thương lượng liên quan đến khả năng đương đầu với hoàn cảnh đe dọa hoặc rủi ro tiềm tàng trong các mối quan hệ giữa các nhân với nhau kể cả sức ép của bạn bè, hoặc vị trí của cá nhân, tổ chức, thiết lập sự hiểu biết lẫn nhau. Vì vậy thương lượng cũng góp phần quan trọng trong việc giải quyết các xung đột không bằng bạo lực.
Hãy tự tin, nên cung cấp thông tin và nên hỏi nếu có thắc mắc
Biết lắng nghe và hiểu
Gợi ra những khoản nhân nhượng có đi có lại, đưa ra những dự kiến của mình
Phối hợp tốt tính kiên quyết và tính mềm mỏng, trong mọi hoàn cảnh giữ cho được sự sáng suốt tỉnh táo.
Khả năng đặt mình ở vị trí cần phải thương lượng để nhận định sự việc theo quan điểm của họ cũng như theo quan điểm của mình
Người thương lượng phải là người am hiểu vấn đề, biết diễn đạt mạch lac, biết tùy cơ ứng biến và nên có đầu óc khôi hài.
* Một số nguyên tắc thương lượng
3. Các thành tố giúp hình thành và phát triển kỹ năng thương lượng
Các bước trong quá trình thương lượng

- Bước 1: Hãy nói rõ điều mình muốn hoặc không muốn

- Bước 2: Nếu người kia vẫn cố thuyết phục, hãy giải thích lý do khiến mình quyết định như vậy

- Bước 3: Nếu người kia vẫn cố thuyết phục, hãy nói về cảm xúc của người kia, để họ thấy mình hiểu và quan tâm đến những gì họ nghĩ, nhưng không thay đổi ý kiến của mình.

- Bước 4: Tìm một cách giải quyết khác mà cả hai bên cùng chấp nhận được (nếu có)

- Bước 5:Nếu người kia vẫn cố thuyết phục, hãy quyết định và ngừng thương lượng
4. Những điều cần lưu ý:
Thương lượng luôn hiện hữu trong mọi khía cạnh của cuộc sống, cả ở gia đình, trường học, nơi làm việc. Thầy cô và hs thương lượng khi bàn về cách cải thiện điểm số môn học ở trường;
Giáo viên và học sinh thương lượng khi thỏa thuận nhóm nào, cá nhân nào sẽ thực hiện công việc trưc nhật , thuyết trình trước lớp…
Lắng nghe hiệu quả:
- Chú ý đến cử chỉ điệu bộ của người nói
- Đặt câu hỏi để lấy thông tin và khuyến khích người nói tiếp tục
- Kiềm chế sự nôn nóng trình bày ý kiến phản hồi của mình cho đến khi người nói đã nói xong.
- Bất cứ khi nào cá nhân nhận thấy mình là người thua cuộc trong một cuộc thương lượng, họ đều muốn chống cự và có thể phá hoại.


- Không căng thẳng, giảm bớt sự đề phòng của đối phương, và bắt đầu quy trình thương lượng bằng việc xây dựng các mối quan hệ. Những câu chuyện nhỏ sẽ giúp các bên hiểu biết lẫn nhau hơn và phán đoán sự tin tưởng lẫn nhau.

Học hỏi từ những điều mà câu chuyện nhỏ này bộc lộ về phong cách thương lượng của đối phương. Nếu đối phương quá nghiêm đừng nói năng tự nhiên quá. Nếu đối phương thật sự thân thiện, hãy nói chuyện theo lối ưự nhiên hơn, có thể dùng những ý tứ ẩn dụ mà họ thấy thoải mái
Để quá trình thương lượng đạt hiệu quả thì giáo viên cần lưu ý:
Môi trường thương lượng:

Mục tiêu là điều mà chúng ta muốn thực hiện, muốn đạt tới. Mục tiêu có thể là sự hiểu biết (muốn biết về một cái gì đó), một hành vi (làm được một cái gì đó) hay là một sự thay đổi về thái độ .
CHỦ ĐỀ 11:
KỸ NĂNG THIẾT LẬP VÀ THỰC HIỆN MỤC TIÊU
1. Kỹ năng thiết lập mục tiêu
Có 3 loại mục tiêu: ngắn han, trung hạn, dài hạn.
Kỹ năng thiết lập mục tiêu là khả năng của con người trong việc đề ra những cái đích có thể thực hiện được cho một vấn đề nào đó của cuộc sống như một sự hiểu biết, một việc làm cụ thể hay một thái độ nào đó…trong điều kiện, hoàn cảnh, một khoảng thời gian nhất định. Thiết lập mục tiêu cũng chính là làm việc có kế hoạch một cách rõ ràng, thực tế và có kế hoạch về những điều mình muốn thực hiện trong tương lai.
2. Vai trò của kỹ năng thiết lập mục tiêu đối với học sinh
Mục tiêu là cái đích mà chúng ta muốn đạt được, muốn thực hiện ở mỗi giai đoạn trong cuộc đời hay ở một công việc nào đó. Nếu không có mục tiêu, tức là không có cái đích thì chúng ta không có hướng đi và hướng phát triển của mình
Mục tiêu là những thành tựu mà bạn muốn đạt được trong tương lai. Kỹ năng xác lập mục tiêu giúp ta sống có mục đích, có sự chuẩn bị sẵn sàng, định hướng tốt và biết xây dựng kế hoạch trong cuộc sống và có khả năng thực hiện được những mục tiêu của mình.
Đặt ra mục tiêu giúp ta sống có định hướng và không có qua nhiều ảo tưởng tham vọng, đồng thời giúp ta tiếp cận tới các mục tiêu đề ra một cách cụ thể và thực tế.
Cam kết thực hiện mục tiêu giúp các em theo đuổi mục tiêu của mình đến cùng, bên cạnh đó các em có thể cải thiện và hoàn chỉnh mục tiêu cho phù hợp với hoàn cảnh.
Một số nguyên tắc về thiết lập mục tiêu
Các mục tiêu phải rõ ràng
Đặt ra tiêu chuẩn cao nhưng phải thiết thực
Mục tiêu phải cụ thể và đo lường được
Học sinh cần phải có sự cân bằng trong các mục tiêu của mình để để các em có thể thành đạt và cuộc sống có chất lượng
Để có thể biến mục tiêu thành hiện thực, các em cần phải thực hiện từng bước, từng hành động nhỏ mỗi ngày.
3. Các phương pháp rèn luyện để hình thành và phát triển kỹ năng thiết lập và thực hiện mục tiêu.
Để đạt được mục tiêu cần có kế hoạch để hoàn thành mục tiêu:

Một số câu hỏi sau:
Xác định mục tiêu: ghi ra một mục tiêu ngắn hạn và một mục tiêu dài hạn.
 Những lợi ích mà tôi sẽ có được nếu tôi đạt được mục tiêu của mình là gì?
 Những trở ngại ngăn cản tôi đạt được mục tiêu của mình?
 Bạn cần phải học hay làm gì?
 Ai sẽ động viên tôi?
 Kế hoạch thực hiện của tôi như thế nào?
Ngày hoàn thanh: khi nào tôi sẽ hoàn thành mục tiêu?
- Giúp các em bằng cách cùng các em lập kê hoạch những việc cần hoàn thành trong từng giai đoạn, chia các nhiệm vụ lớn thành các nhiệm vụ nhỏ để thực hiện trong từng thời điểm.
- Luôn đồng hành nuôi dưỡng niềm tin của mình cho đến khi nó ngấm sâu thành niềm tin chắc chắn rằng mục tiêu đó hoàn toàn có khả năng đạt được.
- Hỗ trợ các em đưa ra quyết định là sẽ không bao giờ từ bỏ, quay trở lại mục tiêu và kế hoạch bằng sự kiên trì và quyết tâm.

4. Những điều cần lưu ý:
- Mục tiêu đặt ra phải được thể hiện bằng những ngôn từ cụ thể. Mục tiêu đó trả lời cho câu hỏi: Ai? Sẽ thực hiện cái gì? Vào lúc nào?
- Sử dụng các từ cụ thể, có thể đo đếm được những thuận lợi cho việc thực hiện cũng như đánh giá kết quả thực hiện.
- Giúp các em thiết lập các mục tiêu có tính thức tế và có thể thực hiện được không qua khó và phải biết đề ra những bước phải làm để thực hiện được mục tiêu.
CHỦ ĐỀ 13
KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO
Kỹ năng lãnh đạo:

Người lãnh đạo là người đứng đầu một tổ chức hay một tập thể có vai trò dẫn dắt, định hướng, chỉ đạo và xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên trong cùng một tập thể cùng vận hành theo một hệ thống nhất định. Người lãnh đạo giỏi là người có thể lãnh đạo được tốt bản thân mình
Kỹ năng lãnh đạo có thể chia làm 3 nhóm sau đây:

- Nhóm vai trò quan hệ với con người
- Nhóm vai trò thông tin
- Nhóm vai trò quyết định
2. Vai trò của kỹ năng thiết lập mục tiêu đối với học sinh
Kỹ năng lãnh đạo rất quan trọng và cần thiết
vì rèn kỹ năng lãnh đạo không hẳn chỉ để tất cả học sinh lãnh đạo người khác hay lãnh đạo một tổ chức mà còn lãnh đạo bản thân, lãnh đạo cuộc sống chính mình, lãnh đạo cuộc đời mình.
3. Các thành tố giúp hình thành và phát triển kỹ năng lãnh đạo:
Kiến thức, trình độ:
Ngoài những kiến thức cơ bản chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động của mình, hoc sinh còn phải nâng cao kiến thức, nhận biết và cập nhật những thông tin và tri thức mới.
Tầm nhìn:
Đây là một trong các yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt giữa lãnh đạo và những người khác. Đứng trước mọi vấn đề hs cần tập rèn luyện khả năng phân tích những thuận lợi, khó khăn trước mắt và lâu dài.

Trách nhiệm:
Tính trách nhiệm thể hiện ở cả trách nhiệm với bản thân và trách nhiệm đối với tập thể (hay tổ chức) bạn đang hoạt động.
Khả năng tác động đến người khác:
Biết cách truyền lửa cho người khác và mỗi người sẽ nhận được những điều mà mình mong đợi khi quan tâm nhiều đến họ.
Muốn trở thành nhà lãnh đạo giỏi, mỗi người cần phải thấu hiểu người khác muốn gì, cần gì, biết lắng nghe và chia sẻ với người khác

4. Những điều cần lưu ý:
Kỹ năng lãnh đạo là một phẩm chất mà bất kì ai cũng phải học hỏi và rèn luyện.
- Kỹ năng lãnh đạo được phát triển qua kinh nghiệm thực tế, thử thách với các công việc hằng ngày.

Thầy cô giúp hs rèn luyện kỹ năng lãnh đạo bằng cách:
- Giúp hs phải hiểu rõ mình; Tôi là ai? ở trường sở đoản của tôi?...
- Hướng dẫn hs quan sát và học theo những tấm gương từ những người lãnh đạo giỏi.
lôi kéo, thu hút hs tập trung sự quan tâm của các em vào sự việc, sự kiện diễn ra xung quanh, nó sẽ giúp các em có được nhiều thông tin hơn những gì họ nghĩ.
- Tạo cơ hội để các em tập nhận biết vấn đề và thử những cách để giải quyết v
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Anh Khoa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)