Tài liệu lớp tập huấn Kỹ năng sống 1

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Anh Khoa | Ngày 02/05/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: Tài liệu lớp tập huấn Kỹ năng sống 1 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Tháng 05/2012
SỞ GD & ĐT
TP. C?N THO
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ CẦN THƠ
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ TẬP HUẤN
“Hoạt động Giáo dục Giá trị sống – Kỹ năng sống
cho học sinh THCS"
THIÊN THẦN CỦA TÔI
CÙNG NHAU LÀM QUEN
Lớp chia làm 5 nhóm (ngẫu nhiên)
Nhiệm vụ:
Tìm hiểu về mỗi thành viên trong nhóm
Đặt tên nhóm
Logo của nhóm
Khẩu hiệu của nhóm
Bài hát của nhóm
Thời gian: 20 phút
Trình bày: 5 phút/nhóm
KHỞI ĐỘNG: ĐIỆU NHẢY HÀI HÒA
Các thầy cô có cảm nhận gì sau hoạt động khởi động vừa qua ?
Nào, chúng ta cùng xây dựng nội quy lớp học.
1. ……………………………………..
2……………………………………….
3……………………………………….
4……………………………………….
5…………………………………………
Đúng giờ
Tắt / rung
Nghiêm túc
Ngoài ra, chúng ta cũng thống nhất:
1. Tham gia nhiệt tình
2. Lắng nghe tích cực
3. Hỏi lại những gì chưa rõ
4. Cùng chia sẻ kinh nghiệm
5. Góp ý cho nhau tại lớp
7
Bạn muốn học gì từ khóa tập huấn này ?

2. Sau buổi học bạn muốn ra về với cảm xúc nào ?
Mục tiêu của việc tập huấn giáo dục giá trị và kỹ năng sống
- Thu hút học sinh vào các hoạt động giáo dục giá trị và kỹ năng sống làm cho học sinh cảm thấy thú vị và có cảm xúc với các hoạt động này.
- Nhận biết các giá trị cơ bản như giá trị của riêng mình và các kỹ năng tương ứng.
- Học sinh được trải nghiệm với một số giá trị và kỹ năng sống mà học sinh lựa chọn và phát triển phương pháp giảm cân.
- Nâng cao nhận thức sự hứng thú và quan tâm của học sinh đến các giá trị và kỹ năng sống.
- Nâng cao hiểu biết và hiểu biết hành động hòa bình, hành vi trung thực yêu thương, kỹ năng hợp tác trên cơ sở các giá trị.

- Nâng cao lòng tự trọng, kỹ năng tự nhận thức và củng cố niềm tin rằng tôi “tạo nên sự khác biệt”. Biết lựa chọn tích cực thông qua việc loại bỏ những hành vi tiêu cực và hiểu biết về chức năng cảm xúc.
- Hiểu các quyền cá nhân, tôn trọng các giá trị của mình và tư duy về thông điệp của riêng mình.
- Nâng cao tính tích cực trong việc nói chuyện với bản thân, kỹ năng đạt mục đích và trách nhiệm với bản thân.
Chúng ta dạy cho học sinh những gì ?
Mục tiêu của giáo dục phổ thông: Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Luật Giáo dục (2005)
Chúng ta đang thực hiện mục tiêu này như thế nào ?
Chúng ta cần làm gì để thực hiện tốt mục tiêu trên ?
CÙNG CHIA SẺ
Hiện nay học sinh trung học có những thuận lợi và khó khăn gì trong cuộc sống ?
Chúng ta cần làm gì để giúp các em ?
XIN CÁM ƠN SỰ CHIA SẺ CỦA CÁC THẦY CÔ.
ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM SINH LÝ
CỦA HỌC SINH THCS
- Tuổi thiếu niên được tính từ 11,12 đến 14,15 tuổi. Lứa tuổi này chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển tâm sinh lý trẻ em.
- Sự phát triển của các em được phản ánh bằng các tên gọi khác nhau như thời kỳ quá độ, tuổi khủng hoảng, tuổi dậy thì, tuổi bất trị,…
- Đây là thời kỳ quá độ từ trẻ con sang người lớn và giai đoạn này tạo nên sự phát triển đặc thù về mọi mặt: Phát triển thể chất trí lực, đạo đức, xã hội,…do đó ở tuổi này các em thường muốn thể hiện mình.
I. NHỮNG THAY ĐỔI VỀ MẶT SINH LÝ XÃ HỘI
1. Những thay đổi về mặt sinh lý - giai đoạn tuổi dậy thì
Sự biến đổi về mặt giải phẩu sinh lý:
Sự phát triển cơ thể diễn ra mạnh mẽ nhưng không cân đối. Hoạt động của các nội tiết quan trọng như tuyến yên, tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến thượng thận, đã tạo ra nhiều thay đổi trong cơ thể trẻ:
- Phát triển chiều cao
- Trọng lượng
- Hệ xương
- Tuyến sinh dục phát triển
- Hoạt động thần kinh cấp cao
- Có những đặc điểm riêng
b. Ảnh hưởng của sự thay đổi sinh lý đến tâm lý lứa tuổi

Sự phát triển giữa hệ xương, hệ cơ, hệ tim mạch phát triển không đồng điều dẫn đến thiếu niên thường làm việc lóng ngóng vụng về hoặc có cảm giác mệt mỏi, dễ xúc động, bực tức.
Tuổi dậy thì thiếu niên cảm thấy mình đã trở thành người lớn một cách khách quan và sự thay đổi về mặt sinh lý này cũng góp phần tạo nên nguồn gốc làm nãy sinh ở thiếu niên cảm giác người lớn của mình.
Nguồn gốc xã hội làm nảy sinh “cảm giác là người lớn”
- Cảm giác về sự trưởng thành có thể nảy sinh do thiếu niên ý thức được và đánh giá đượcnhững tiến triển thể chất và sự phát dục mà nó cảm thấy (những tiến triển này làm cho nó trở thành người lớn.
- Nguồn gốc chính làm nảy sinh “cảm giác người lớn” một cách khách quan và cả trong biểu tượng của riêng mình) là yếu tố xã hội (bởi vì cảm giác này có thể xuất hiện trước cả thời kỳ phát dục, nó gắn liền với thế giới người lớn, với các bạn xung quanh, những người cũng coi mình là người lớn)

2. Sự thay đổi về mặt xã hội
Những yếu tố xã hội được biểu hiện cụ thể như gia đình, nhà trường, xã hội:
- Gia đình: Vị trí của các em bắt đầu được nâng lên, thiếu niên được gia đình xem như một thành viên tích cực, được giao cho những nhiệm vụ cụ thể nên trẻ ý thức được vị trí của mình và thực hiện nó một cách tích cực
- Nhà trường: Vị trí của trẻ có nhiều thay đổi thể hiện trong hoạt động học tập vui chơi
- Xã hội: trẻ bắt đầu được thừa nhận là một thành viên tích cực của xã hội và bản thân trẻ cũng hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động xã hội.

 Vì vậy, vị trí của trẻ có những thay đổi, mối quan hệ của trẻ được phát triển, tầm hiểu biết xã hội được nâng cao và đây là cơ sở phát triển tính tích cực xã hội và phát triển nhân cách.
b. Những biểu hiện “cảm giác là người lớn” ở tuổi thiếu niên
Ở giai đoạn này trẻ vẫn tồn tại hai đặt tính “tính trẻ con” và tính người lớn”. Điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh sống. Trong hoàn cảnh sống của tre có hai vấn đề cùng tồn tại:
Những yếu tố kiềm hãm sự phát triển tính người lớn: trẻ bận tâm vào việc học, trẻ không phải quan tâm lo lắng về điều gì, cha mẹ chăm sóc trẻ về mọi mặt
Những yếu tố hình thành tính người lớn: nguồn thông tin rộng rãi và phong phú, cha mẹ quá bận rộn nên trẻ tự lập sớm, trẻ thực hiện một số hoạt động xã hội trong nhà trường…cùng ơới sự phát triển gia tôc về thể lực.
- Biểu hiện qua vẽ mặt hành vi, cử chỉ, cách ăn mặc…
- Xem cha mẹ, thầy cô giáo như là một thần tượng, nhân cách phát triển.
- Xuất hiện ý tưởng tương lai cuộc sống, phấn đấu ngêề nghiệp nhất định. Trẻ có định hướng cuộc sống rõ ràng, và nó tự làm việc rất nhiều.
- Những nhận thức của trẻ trở thành những giá trị của cuộc sống..
II. SỰ PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM
Vị trí đặc biệt của thời kì niên thiếu (học sinh trung học) được xác định bởi sự chuyển tiếp từ một kiểu quan hệ giữa người lớn và trẻ con đặc trưng cho tuổi thơ ấu sang một kiểu mới về chất, đặc thù đối với sự giao tiếp của người lớn.

1. Hình thành kiểu quan hệ mới của học sinh THCS
a. Nhu cầu giao tiếp như những người lớn
Ngay từ đầu tuổi thiếu niên đã có tình huống dễ dàng nảy sinh những mâu thuẫn giữa người lớn và thiếu niên. Nếu người lớn vẫn duy trì quan hệ với thiếu niên như trẻ con, thì sẽ là nguồn nảy sinh ra các xung đột trong mối quan hệ giữa người lớn và thiếu niên.
Lúc này trẻ sẽ có những biểu hiện như không phục tùng hoặc chống đối, xa lánh người lớn, tin rằng người lớn không đúng vì trẻ cho rằng người lớn không hiểu và không thể hiểu trẻ. Người lớn sẽ dễ mất đi vị trí giáo dục và ảnh hưởng của mình tới trẻ.
- Ở trẻ vị thành niên tồn tại hai hệ thống giao tiếp với người lớn và với bạn cùng tuổi:
- Trong hệ thống giao tiếp với người lớn, trẻ ở vị trí không bình đẳng, với vị trí này là “đạo đức vâng lời”.
- Trong hệ thống giao tiếp với bạn, trẻ ở vị trí bình đắng và trẻ thực hiện “đạo đức bình đẳng”
b. “ Đạo đức vâng lời” và “đạo đức bình đẳng”
Và sự trái ngược này dẫn đến chỗ:
- Sự hơp tác như một kiểu giao tiếp tối ưu đối với sự phát triển nhân cách của thiếu niên có thể phát triển mạnh mẽ hơn trong mối quan hệ với bạn bè.
- Chính sự giao tiếp với bạn bè có thể đem lại cho thiếu niên sự thỏa mãn nhiều hơn, trở nên cần thiết hơn và có ý nghĩa hơn.
Những chuẩn mực đạo đức người lớn (đạo đức bình đẳng) trong giao tiếp với bạn cùng tuổi mà thiếu niên lĩnh hội được có thể:
+ Một là những va vấp và trái ngược với những chuẩn mực đạo đức vâng lời
+ Hai là chúng sẽ chiến thắng những chuẩn mực vâng lời (buộc người lớn phải tôn trọng mình) vì rằng đạo đức trẻ con đối với thiếu niên trở nên không thể chấp nhận được.
Chính vì sự trái ngược hai chuẩn mực này dẫn đến xung đột tâm lý ở trẻ có những biểu hiện như là:
Có trẻ trở nên lầm lì không nói, cãi lại, trẻ thì sẵn sàng bỏ nhà đi, đi bụi,….
Vì vậy vai trò của người lớn giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với mức độ khủng hoảng tâm lý tuổi vị thành niên.
2. Hoạt động giao lưu tâm tình bạn bè
Giao tiếp của thiếu niên với bạn bè cùng tuổi
Giao tiếp là điều kiện tất yếu của mọi hình thức hoạt động xã hội và cá nhân của con người. Giao tiếp bạn bè chiếm vị trí đáng kể trong đời sống tinh thần của thiếu niên. Ở thiếu niên, giao tiếp với người lớn không thể hoàn toàn thay thế giao tiếp với bạn bè cùng tuổi, đặc biệt với các bnaj trong cùng lớp học, cùng trường
- Quan hệ của thiếu niên với các bạn cùng lớp phức tạp hơn, đa dạng hơn và có nội dung sâu sắc hơn so với học sinh nhỏ.
- Quan hệ bạn bè cùng tuổi được xem như là quan hệ riêng cá nhân, qua đó trẻ có được những hành động độc lập, có tiếng nói của mình, các em được bạn bè thừa nhận và tôn trọng.
- Chuẩn mực quan trọng nhất trong quan hệ bạn bè là “bộ luật tình bạn”. Ở tuổi thiếu niên bộ luật này là sự tôn trọng, bình đẳng, trung thành, trung thành, giúp đỡ bạn.
- Ở lứa tuổi này ở thiếu niên xuất hiện những rung cảm về nhau. Quan tâm đến bạn khác giới, vào khoảng 12, 13 học sinh thường quan tâm đến chuyện ai thích ai.
- Xuất hiện tình bạn khác giới sâu sắc và nó ảnh hưởng lớn đến đời sống tình cảm nói chung của trẻ. Nêu tình cảm không được đáp lại có thể dẫn đến sự chán nản, buồn bã…, dẫn đến học tập và lao động uể oải.
- Ngược lại tình cảm được đáp ứng sẽ mang lại cho trẻ sự hưng phấn và tính tích cực. Tình cảm này là động cơ giúp các em hoàn thiện nhân cách.
b. Đặc điểm quan hệ giữa em trai và em gái
- Tuy nhiên, nếu các em nhận thức về tình bạn khác giới bị lệch lạc sẽ dẫn đến hành vi không đúng như đua đòi, không chú tâm vào việc học….
- Cho nên nhà giáo dục cần uốn nắn hướng dẫn cho tình bạn khác giới ở thiếu niên diễn ra một cách lành mạnh, trong sáng, tuy nhiên cần sự can thiệp phải khéo léo, tế nhị, nêu không sẽ dẫn đến tiêu cực làm mất lòng tin ở trẻ.
b. Đặc điểm tình cảm của học sinh THCS
- Đặc điểm nổi bật ở lứa tuổi này là dễ xúc động, vui buồn chuyển hóa dễ dàng, tình cảm còn mang tính bồng bột, hăng say…
- Tâm trạng của thiếu niên thay đổi nhanh chống thất thường
- Tình cảm thiếu niên sâu sắc và phức tạp hơn lưa tuổi nhi đồng. Tình cảm bắt đầu biết phục tùng ý chí, tình cảm đạo đức phát triển mạnh, kinh nghiệm sống dần tăng lên, tính bột phát trong tình cảm dần giảm xuống, nhường chỗ cho tình cảm ý thức phát triển.
III. SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Đặc điểm hoạt động học tập của học sinh THCS
- Hoạt động học tập cũng giữ vai trò quan trọng. Đến trường học tập được coi là nhiệm vụ chính trị của trẻ trong độ tuổi đi học.
- Ở lưa tuổi này việc tiếp thu kiến thức có thể vượt khỏi phạm vi nhà trường. Trẻ tham gia vào nhiều lĩnh vực, tiếp xúc với công nghệ thông tin… vì thế hiểu biết của học sinh trung học gia tăng nhanh chóng.
- Cách thức dạy học ở trung học cơ sở cũng khác so với dạy học ở tiểu học,đã ảnh hưởng đến môi trường nhận thức ổn định ở học sinh. Do đó cũng đã ảnh hưởng đến quá trình nhận thức của học sinh.
2. Sự phát triển hứng thú, động cơ và thái độ học tập của hs THCS
a. Đặc điểm hứng thú nhận thức
Sự chuyên môn hóa đã làm sâu sắc kiến thức cần trang bị cho học sinh và mới thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của học sinh.
Ngoài ra các môn học nhiều hơn, khó hơn và trừ tượng hơn khiến các em phải tư duy, suy luận nhiều hơn và điều này khiến hứng thú của các em cũng hướng vào chiều sâu của tri thức. Sự hình thành hoạt động học tập ở mỗi trẻ khác nhau, có em học tập tích cực, có em học tập thụ động
b. Động cơ học tập
Động cơ học tập của các em rất phong phú nhưng chưa bền vững, và nhiều khi còn thể hiện sự mâu thuẫn (giữa mong muốn trau dồi tri thức với thái độ bàng quan, thái độ chưa tích cực đối với việc học tập).
c.Thái độ học tập.
Thái độ tự giác học tập ở tuổi thiếu niên cũng tăng lên rõ rệt. Thái độ đối với môn học phụ thuộc vào thái độ của các em đối với giáo viên và điểm số nhận được. Thái độ học tập của học sinh trung học cơ sở rất khác nhau mặc dù các em đều ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động học tập.
- Chuẩn bị tài liệu học tập súc tích về nội dung khoa học
- Chế biến tài liệu học tập sao cho gắn với cuộc sống lứa tuổi.
- Chọn đề tài hấp dẫn, gợi cho học sinh nhu cầu tìm hiểu tài liệu.
- Giúp đỡ học sinh cách học, trang bị phương pháp học tập
Giáo viên cần làm gì tạo được thái độ học tâp đúng đắn cho học sinh ?
3. Đặc điểm phát triển trí tuệ của học sinh THCS
a. Sự phát triển cảm giác, tri giác.
Sang tuổi trung học cơ sở, tri giác có chủ định phát triển hơn, khối lượng tri giác tăng lên nhiều.
Các em có khả năng phân tích tổng hợp phức tạp hơn, và có khả năng quan sát quan sát tinh tế những hiện tượng xung quanh.
Bên cạnh đó tri giác không chủ định vẫn phát triển nên các em dễ bị lôi cuốn bởi những hiện tượng bên ngoài.
b. Sự phát triển trí nhớ
Trí nhớ của thiếu niên có sự thay đổi về chất. Đặc điểm cơ bản của trí nhớ ở lứa tuổi này là sự tăng cường tính chất nhất định, năng lực ghi nhớ tăng lên rõ rệt, cách thức ghi nhớ được cải tiến, hiệu suất ghi nhớ cũng được nâng cao.
c. Sự phát triển chú ý:
Sự chú ý của học sinh trung học cơ sở diễn ra rất phức tạp, khả năng chú ý tăng lên rõ rệt. Chú ý có chủ định phát triển, nhưng mặt khác do các ấn tượng, những rung động mạnh mẽ của lứa tuổi thường dẫn đến sự chú ý không bền vững
d. Sự phát triển tư duy
Hoạt động tư duy của học sinh THCS có những biến đổi cơ bản
- Tư duy khái quát, độc lập của hs THCS được phát triển mạnh thong qua việc phán đoán, chúng minh, lý giải một cách logic chặt chẽ…
- Tư duy trừu tượng dần chiếm ưu têế, phát triển mạnh mẽ và giữ một vai trò quan trọng trong việc học tập của các em thông qua các môn học.
- Tư duy phê phán đã phát triển ở lứa tuổi này.
- Tư duy sáng tạo độc lập là một đặc điểm quan trọng của thiếu niên.
e. Sự phát triển ngôn ngữ
Vốn từ của học sinhtrung học cơ sở được mở rộng cùng với các khái niệm, đặc biệt là thuật ngữ khoa học.
Ngôn ngữ bên trong của các em được phát triển và được bêểu hiện dưới dạng độc thoại
Nhiều em thích sử dụng từ ngữ sáo rỗng, không khoa học, bắt chước ngôn ngữ người lớn
III. TỰ Ý THỨC
1. Sự hình thành tự ý thức của học sinh THCS
Một trong những đặc điểm quan trọng của sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi thiếu niên là sự hình thành tự ý thức.
Mức độ ý thức của các em cũng có sự khác nhau. Các em đã biểu hiện nhu cầu tự đánh giá, nhu cầu so sánh mình với người khác, muốn biết mặt mạnh, mặt yếu trong nhân cách của mình.
Sự phát triển ý thức của thiếu niên có ý nghĩa quan trọng ở chỗ nó giúp các em bước vào một giai đoạn mới dễ dàng hơn.
Ý thức đạo đức của học sinh trung học cơ sở.
Sự hình thành ý thức đạo đức nói chung. Sự lĩnh hội tiêu chuẩn của hành vi đạo đức nói riêng là đặc điểm tâm lý quan trọng trong lứa tuổi của thiếu niên.
Do ý thức và trí tuệ đã phát triển, hành vi của thiêu niên bắt đầu chịu sự chỉ đạo của những nguyên tắc riêng, những quan điểm riêng của thiếu niên. Nhân cách của thiếu niên được hình thành phụ thuộc vào thiếu niên đó có được kinh nghiệm đạo đức như thế nào? Và thực hiện đạo đức nào?Những nghiên cứu tâm lí học cho thấy trình độ nhận thức đạo đức của thiếu niên là cao.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Anh Khoa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)