Tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế Đông Á và Đông Nam Á

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Kha | Ngày 03/05/2019 | 354

Chia sẻ tài liệu: Tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế Đông Á và Đông Nam Á thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:






D. LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ
Ở ĐÔNG NAM Á TỪ SAU
CHIẾN TRANH THÁI BÌNH DƯƠNG
ĐẾN CUỐI CHIẾN TRANH LẠNH
(1945 – 1991)















ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LỊCH SỬ

2011









DẪN NHẬP
__________


1. Khái quát về quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á trong quá khứ.

Được các nhà chỉ huy quân sự Hoa Kì và Anh dùng trong Chiến tranh Thái Bình Dương để chỉ một trong các chiến trường chính() và trở nên quen thuộc với dư luận quốc tế ngay sau khi chiến tranh kết thúc như là nơi bùng phát làn sóng đấu tranh giành độc lập chống ách thống trị của các nước phương Tây, Đông Nam Á được định vị trên quả địa cầu trong phạm vi từ 920 đến 1400 kinh Đông và từ 280 vĩ Bắc đến 150 vĩ Nam. Là một quần thể địa lí bao gồm các đảo, bán đảo, quần đảo và vịnh trải dài từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, Đông Nam Á hiện bao gồm 11 quốc gia: Philippines, Indonesia, Đông Timor, Brunei, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và Myanmar, với tổng diện tích ø 4,358 triệu km2 và dân số gần 500 triệu (theo số liệu giữa thập niên 1990).

Tuy được biết đến như một trong các trung tâm phát sinh chủng tộc: người vượn Java (Pithecanthropus modjokertensis), người Homosapien trên đảo Kalimantan..., nơi cư dân đã thực hiện một cuộc cách mạng nông nghiệp sớm nhất thế giới (khoảng 15.000 năm TCN), Đông Nam Á lại thiếu những không gian bao la, thuận lợi cho sự phát triển các kĩ thuật tinh tế, do mặt bằng lãnh thổ bị chia cắt manh mún bởi các dãy núi cao, bởi các cao nguyên tuy rộng lớn nhưng không thuận tiện cho việc đi lại, các sông to, biển cả, các khu rừng nhiệt đới bạt ngàn... Vì lẽ này, không một cư dân Đông Nam Á nào đủ sức tạo dựng một nền văn minh lớn, ngang hàng với hai nền văn minh vĩ đại nằm sát hai bên: Ấn Độ và Trung Hoa. Không có khả năng tác động lên người bên cạnh, tất sẽ bị họ tác động trở lại, nhất là khi Đông Nam Á lại nằm giữa hai nền văn minh lớn vừa nêu.

Cũng do bị chia cắt manh mún về mặt lãnh thổ, Đông Nam Á không phải là nơi thuận lợi cho sự tồn tại lâu dài của các đế quốc. Những Phù Nam, Chân Lạp, Srivaya, Majapahit... đều không tồn tại lâu. cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, xuất hiện vài nước như Đại Nam của triều Nguyễn, Xiêm La của triều Chakkri và Miến Điện của triều Konbaung, tuy lớn nhưng vẫn chưa hội đủ sức mạnh chi phối quan hệ cả vùng.

Đặc điểm chung của các triều đại phong kiến mới trỗi dậy trên là vừa bận củng cố chỗ đứng trong nước, và nếu có quan tâm đến hoạt động xác lập ảnh hưởng đối ngoại, thì chủ yếu là trong quan hệ với các nước láng giềng lục địa (chẳng hạn triều Konbaung của Miến Điện xung đột với triều Chakkri của Xiêm La, hay triều Nguyễn Việt Nam tranh giành ảnh hưởng với triều Chakkri ở hai xứ láng giềng nhỏ hơn là Lào và Campuchia).Vả chăng, các nước này chưa bao giờ là cường quốc biển để có thể mở rộng ảnh hưởng ra khỏi Đông Nam Á – lục địa. Vì vậy, có thể kết luận rằng trongá suốt chiều dài lịch sử của mình, Đông Nam Á được cấu thành chủ yếu bởi vô số tiểu quốc vừa có mối quan hệ qua lại không bền vững, vừa nằm kẹp giữa hai đại quốc Ấn Độ và Trung Hoa. Thêm một lí do nữa để Đông Nam Á trở thành nơi chịu tác động từ bên ngoài.

Văn minh Ấn Độ được đưa vào Đông Nam Á chủ yếu bằng con đường thương mại và truyền giáo, và do giới thương nhân và giáo sĩ thực hiện, trong lúc vai trò của giới cầm quyền hầu như không đáng kể. Trong lúc đó, văn minh Trung Quốc xâm nhập vào Đông Nam Á qua ngõ Việt Nam là chính và bằng con đường bạo lực (chiến tranh xâm đoạt lãnh thổ, đô hộ và đồng hóa), mà người đôn đốc thực hiện không ai khác hơn ngoài các hoàng đế Trung Hoa. Đông Nam Á được họ xem như là một trong các lãnh thổ thuộc phạm vi bành trướng thếlực. Do ở Đông Nam Á chưa bao giờ nổi lên một cường quốc đủ mạnh để đương đầu với Trung Quốc, các vị hoàng đế xứ này đã tiêm nhiễm thói quen xem Đông Nam Á là vùng lãnh thổ hải ngoại nối dài của Hoa lục, hay nói cách khác, như sân sau của Trung Quốc. Và thực tế là họ đã tạo được ảnh hưởng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh Kha
Dung lượng: | Lượt tài: 17
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)