Tai lieu huong dan hoc tap mon Giao duc phap luat, danh cho He Trung cap chuyen nghiep
Chia sẻ bởi Trần Thanh Xuyên |
Ngày 26/04/2019 |
87
Chia sẻ tài liệu: Tai lieu huong dan hoc tap mon Giao duc phap luat, danh cho He Trung cap chuyen nghiep thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
LỜI NÓI ĐẦU
Đảng và nhà nước đã chủ trương tăng cường giáo dục pháp luật trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thông qua các chương trình môn học, giáo trình, tài liệu học tập đảm bảo đúng tinh thần và nội dung của Hiến pháp và pháp luật hiện hành. Thực hiện chủ trương đó Tài liệu hướng dẫn học tập môn học Giáo dục pháp luật dùng cho học sinh trường Trung cấp kinh tế - kỹ thuật tỉnh Hậu Giang đã được biên soạn. Đây là môn học thuộc phần kiến thức giáo dục đại cương theo chương trình khung trình độ Trung cấp chuyên nghiệp của Bộ giáo dục và Đào tạo.
Tài liệu hướng dẫn học tập môn học Giáo dục pháp luật đặt mục tiêu hướng dẫn các học sinh nghiên cứu môn học Giáo dục pháp luật nhằm trang bị những kiến thức cơ bản, cần thiết nhất về nhà nước và pháp luật nói chung, nhà nước và pháp luật Việt Nam nói riêng, các ngành luật cơ bản của hệ thống pháp luật Việt Nam đủ làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu các môn học pháp luật khác trong chương trình đào tạo.
Tài liệu hướng dẫn học tập môn học Giáo dục pháp luật được kết cấu gồm 14 bài theo đề cương môn Giáo dục pháp luật dành cho chương trình Trung cấp chuyên nghiệp của trường Trung cấp kinh tế - kỹ thuật tỉnh Hậu Giang. Trong đó bốn bài đầu đề cập đến một số vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật. Mười bài kế tiếp, mỗi bài đề cập chi tiết một số ngành luật quan trọng như Luật Nhà nước, luật Hành chính, luật Lao động, luật Dân sự, luật Hình sự, pháp luật Tố tụng, luật Đất đai, luật Hôn nhan và gia đình, pháp luật an toàn giao thông, luật Giáo dục 2005 đối với người học. Đây là những ngành luật điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất và những quan hệ xã hội phổ biến trong đời sống xã hội.
Tài liệu hướng dẫn học tập môn học Giáo dục pháp luật biên soạn đã cập nhật những quy định mới nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót mong nhận được sự đóng góp để tài liệu được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn.!
Hậu Giang, Ngày 15 tháng 10 năm 2013
Giáo viên: Trần Thanh Xuyên
BÀI 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC
I. BẢN CHẤT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC
1.Bản chất của Nhà nước
a) Định nghĩa Nhà nước:
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị.
b) Bản chất của Nhà nước
- Tính chất giai cấp của Nhà nước: Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt, là công cụ sắc bén nhất duy trì sự thống trị giai cấp, đàn áp lại sự phản kháng của các giai cấp bị thống trị, bảo vệ địa vị và lợi ích của giai cấp thống trị. Do nắm được quyền lực nhà nước, hệ tư tưởng của giai cấp thống trị biến thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội.
- Vai trò xã hội của nhà nước: Nhà nước không chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền mà phải bảo đảm lợi ích của các giai tầng khác trong xã hội khi mà những lợi ích đó không mâu thuẫn căn bản với lợi ích của giai cấp thống trị.
2. Đặc trưng cơ bản của Nhà nước:
- Nhà nước là một tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, có bộ máy chuyên thực hiện cưỡng chế và quản lý những công việc chung của xã hội.
- Nhà nước thực hiện quản lý dân cư theo lãnh thổ.
- Nhà nước có chủ quyền quốc gia.
- Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện quản lý bắt buộc với công dân.
- Nhà nước quy định các loại thuế và thực hiện thu thuế dưới hình thức bắt buộc.
3. Bản chất của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bản chất bao trùm nhất, chi phối mọi lĩnh vực của đời sống nhà nước Việt Nam hiện nay từ tổ chức đến hoạt động thực tiễn là tính nhân dân của nhà nước. Điều 2 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 quy định: “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và với giới trí thức”. Bản chất này được cụ thể bằng những đặc trưng sau:
- Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, thực hiện quyền lực nhà nước dưới nhiều hình thức khác nhau. Hình thức
Đảng và nhà nước đã chủ trương tăng cường giáo dục pháp luật trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thông qua các chương trình môn học, giáo trình, tài liệu học tập đảm bảo đúng tinh thần và nội dung của Hiến pháp và pháp luật hiện hành. Thực hiện chủ trương đó Tài liệu hướng dẫn học tập môn học Giáo dục pháp luật dùng cho học sinh trường Trung cấp kinh tế - kỹ thuật tỉnh Hậu Giang đã được biên soạn. Đây là môn học thuộc phần kiến thức giáo dục đại cương theo chương trình khung trình độ Trung cấp chuyên nghiệp của Bộ giáo dục và Đào tạo.
Tài liệu hướng dẫn học tập môn học Giáo dục pháp luật đặt mục tiêu hướng dẫn các học sinh nghiên cứu môn học Giáo dục pháp luật nhằm trang bị những kiến thức cơ bản, cần thiết nhất về nhà nước và pháp luật nói chung, nhà nước và pháp luật Việt Nam nói riêng, các ngành luật cơ bản của hệ thống pháp luật Việt Nam đủ làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu các môn học pháp luật khác trong chương trình đào tạo.
Tài liệu hướng dẫn học tập môn học Giáo dục pháp luật được kết cấu gồm 14 bài theo đề cương môn Giáo dục pháp luật dành cho chương trình Trung cấp chuyên nghiệp của trường Trung cấp kinh tế - kỹ thuật tỉnh Hậu Giang. Trong đó bốn bài đầu đề cập đến một số vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật. Mười bài kế tiếp, mỗi bài đề cập chi tiết một số ngành luật quan trọng như Luật Nhà nước, luật Hành chính, luật Lao động, luật Dân sự, luật Hình sự, pháp luật Tố tụng, luật Đất đai, luật Hôn nhan và gia đình, pháp luật an toàn giao thông, luật Giáo dục 2005 đối với người học. Đây là những ngành luật điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất và những quan hệ xã hội phổ biến trong đời sống xã hội.
Tài liệu hướng dẫn học tập môn học Giáo dục pháp luật biên soạn đã cập nhật những quy định mới nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót mong nhận được sự đóng góp để tài liệu được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn.!
Hậu Giang, Ngày 15 tháng 10 năm 2013
Giáo viên: Trần Thanh Xuyên
BÀI 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC
I. BẢN CHẤT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC
1.Bản chất của Nhà nước
a) Định nghĩa Nhà nước:
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị.
b) Bản chất của Nhà nước
- Tính chất giai cấp của Nhà nước: Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt, là công cụ sắc bén nhất duy trì sự thống trị giai cấp, đàn áp lại sự phản kháng của các giai cấp bị thống trị, bảo vệ địa vị và lợi ích của giai cấp thống trị. Do nắm được quyền lực nhà nước, hệ tư tưởng của giai cấp thống trị biến thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội.
- Vai trò xã hội của nhà nước: Nhà nước không chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền mà phải bảo đảm lợi ích của các giai tầng khác trong xã hội khi mà những lợi ích đó không mâu thuẫn căn bản với lợi ích của giai cấp thống trị.
2. Đặc trưng cơ bản của Nhà nước:
- Nhà nước là một tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, có bộ máy chuyên thực hiện cưỡng chế và quản lý những công việc chung của xã hội.
- Nhà nước thực hiện quản lý dân cư theo lãnh thổ.
- Nhà nước có chủ quyền quốc gia.
- Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện quản lý bắt buộc với công dân.
- Nhà nước quy định các loại thuế và thực hiện thu thuế dưới hình thức bắt buộc.
3. Bản chất của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bản chất bao trùm nhất, chi phối mọi lĩnh vực của đời sống nhà nước Việt Nam hiện nay từ tổ chức đến hoạt động thực tiễn là tính nhân dân của nhà nước. Điều 2 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 quy định: “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và với giới trí thức”. Bản chất này được cụ thể bằng những đặc trưng sau:
- Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, thực hiện quyền lực nhà nước dưới nhiều hình thức khác nhau. Hình thức
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thanh Xuyên
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)