Tài liệu học tiếng Dân tộc Thái
Chia sẻ bởi Bùi Đức Khánh |
Ngày 02/05/2019 |
43
Chia sẻ tài liệu: Tài liệu học tiếng Dân tộc Thái thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Trung tâm bồi dượng thường xuyên Huyện Con Cuông
Bài dạy tiếng thái
Giáo Viên: Vi Thị Huệ
Tháng 6 Năm 2014
Bài mở đầu:
Mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của việc học nói tiếng dân tộc Thái
I . Mục đích
- Học để hiểu và nói được một số từ cơ bản, một số câu cần thiết về tiếng dân tộc Thái, để hạn chế bớt sự bất đồng về ngôn ngữ, khi trực tiếp công tác tại các huyện miền núi Nghệ An.
- Tạo thuận lợi trong việc tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội đối với cán bộ miền xuôi công tác ở các vùng dân tộc thiểu số
II . ý nghĩa và sự cần thiết
Biết nói tiếng dân tộc Thái sẽ giải quyết được một số khó khăn ( đặc biệt là sự bất đồng về tiếng nói). Khi tiếp xúc với các dân tộc ít người ta có thể dùng tiếng Thái để giao tiếp với họ. Vì tất cả các dân tộc ít người ở trên địa bàn miền núi Nghệ An ( trừ dân tộc Thổ), đều biết nói tiếng Thái. Do đó biết nói tiếng dân tộc Thái có ý nghĩa thiết thực đối với cán bộ miền xuôi trực tiếp công tác ở địa bàn miền núi.
III . Vài nét khái lược về dân tộc Thái ở tỉnh Nghệ An
1/ Về nguồn gốc
Theo các cụ già trăm tuổi trước đây kể lại, dân tộc Thái Nghệ An có nguồn gốc thuộc các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Qua quá trình phát triển của lịch sử, một bộ phận đã di cư sang các tỉnh Bắc Lào, rồi từ Lào họ xuôi theo các dòng sông di cư sang Nghệ An . Tuyến đường 7, theo sông Nậm Mộ, Nậm Nơn, sông Lam họ cư trú rải rác dọc sông và tập trung đông nhất là vùng Mường Quạ ( nay là Môn Sơn, huyện Con Cuông).
Tuyến đường 48, họ di cư dọc theo sông Hiếu và định cư tập trung đông nhất là vùng Mường Nọc Quế Phong và Khủn Tinh Quỳ Hợp.
2/ Về thành phần
Dân tộc Thái ở Nghệ An có ba nhóm người: Nhóm Mán Thanh, nhóm Hàng Tổng và nhóm Tày Mười. Phần lớn họ sống ở sáu huyện miền núi, phần ít hơn sống ở các huyện Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn và Quỳnh Lưu.
3/ Về tiếng nói
- Tiếng Thái cũng giống như tiếng Phổ thông, từng nhóm người, từng vùng âm lượng nói nặng nhẹ có khác nhau nhưng không ảnh hưởng đến việc giao tiếp với nhau.
Thí dụ: Thái đường 48 có đôi chỗ nói khác Thái đường 7: Pay ( đi)
+Thái 48: Po hoặc pa
+Thái 7 : Pay hoặc pà
Hiện nay, tiếng Thái có rất nhiều từ vay mượn tiếng Việt, đặc biệt là số từ thuộc các lĩnh vực chính trị, kinh tế hoặc các từ nói về các phương tiện hiện đại…
- Tiếng Thái cũng có bộ chữ riêng dùng để ghi. Phần này, biên soạn để dạy nói theo lối phiên âm – hội thoại
Bài 1
Cách gọi tên và quan hệ gia đình
I . Vài nét cơ bản trong quan hệ gia đình người thái.
Hiện nay ở miền núi vùng cao, dântộc Thái nói riêng và các dân tộc thiểu số khác nói chung đang giữ được nhiều nét sinh hoạt mang tính chất truyền thống. đến với họ chúng ta không thể tránh khỏi sự ngỡ ngàng buổi ban đầu. Sinh hoạt dễ thấy nhất là bữa cơm hàng ngày của gia đình họ. Một gia đình chỉ có bốn đến năm người mà họ cũng dọn thành hai mâm.
Thường là đàn ông ngồi mâm đặt gian ngoài còn đàn bà, con gái ngồi mâm đặt gian trong. Vì sao vậy? Để cắt nghĩa vấn đề này, chúng tôi giới thiệu vắn tắt một số mối quan hệ mang tính chất huyết thống trong gia đình người thái như sau.
1/ Quan hệ giữa cô dâu với những người trong gia đình.
a/ Cô dâu với những người nam giới bậc trên chồng.
ở trong nhà, trong nội tộc, họ kính nể nhau. Trong sinh hoạt hàng ngày, họ rất có ý thức để tránh sự va chạm lẫn nhau. Vì thế, trong những bữa cơm hàng ngày, cô dâu không ngồi ăn cùng mâm với bố chồng, anh chồng hoặc chú bác trong nhà, trong nội tộc.
Nếu uống rượu cần thì cô dâu cũng không được cầm cần uống cùng một loạt với bố chồng hoặc anh chồng.
Phòng ở của cô dâu, bố chồng hoặc anh chồng tuyệt đối không được đặt chân vào ( mặc dù có đông người) và ngược lại cô dâu cũng vậy.
b/ chàng rể đối với nữ giới bậc trên vợ trong nhà.
Cũng tương tự như cô dâu đối với bố chồng, anh chồng. Bữa cơm chàng rể cũng không được phép ngồi ăn chung mâm vối mẹ và chị của vợ.
Những mối quan hệ trên như những quy định nghiêm ngặt thậm chí trở thành vấn đề kiêng kị trong sinh hoạt gia đình.
Vì thế, trong gia đình người Thái, khi có dâu, có rể trong nhà, mặc dù ít người, khi ăn cơm, họ vẫn phải dọn ăn thành hai mâm. Gian ngoài dành cho mâm đàn ông còn gian nhà trong dành cho mâm phụ nữ. gia đình nào sinh hoạt tuỳ tiện sẽ bị bà con, xóm giềng lên án ngay.
Một số phong tục trong cưới hỏi:
Từ xưa đến nay người Thái đón dâu về lúc 1 giờ sáng. Khi đưa dâu lên cầu thang Bố mẹ chồng làm lễ rửa chân cho cô dâu và chú rể mới được bước chân lên cầu thang.
Khi gả con gái về nhà chồng chú rể có món quà tặng mẹ vợ là một vòng tay. Chiếc vòng tay này mang ý nghĩa là vòng sữa mẹ.
Bài đọc:
Lan nọi tên họng ê Khang, cha pay học ma, lan tham mệ:
Ủi ơi ( Mệ ơi) ài chông pay ê tủa, cờ lơ?
Cháu nhỏ tên là Khang, mới đi học về, cháu hỏi mẹ:
Mẹ ơi anh Chông đi làm gì , Ở đâu?
ĐỐI THOẠI
Ai Chông tâng pò mứng nhắng hừn hươn nứa gam ồng dam ề ( ổng, Mệ nài)
Anh Chông và bố con đang lên nhà trên thăm ông bà ngoại
ĐỐI THOẠI
Chơ lơ lực nhỉn nọng Là và ồng tâng ề nhăng pảy lông hươn bác Huồng pảy ma?
sao con nghe em Là (út ) bảo ồng và bà ngoại xuống nhà bác Huồng (cả) chưa về ?
TẬP ĐỐI THOẠI
Chác hởi, cú cợ bỏ hụ. Khư lè ò tâng ài mứng bọc nà Nga áu ma dảm bác Tâm mự ngoa cờ nhắng pày mưa.
Chác vậy. mẹ cũng không biết. Hình như bố và anh con bảo dì Nga đưa về thăm bác Tâm từ hôm qua cũng chưa về.
ĐỐI THOẠI
Nhỉn hụ táy hươn mơi nạ, chù côn cờ nhắng còi dù đỉ lại và chựa.
Nghe nói gia đình dì ai cũng khoẻ mạnh
ĐỐI THOẠI
Mứng pảy họng nọng La lẹo mơi mứng au cẳn pảy dò moi, mẹn nhăng cuộm pò mứng tâng ài Chông xì bọc mời xàu táo ma hươn thới nớ !
Con đi gọi em La rồi các con đưa nhau đi xem, nếu còn kịp bố con và anh Chông thì bảo họ quay về nhà đi nhé !
II . Từ ngữ và câu mẫu.
1/ Từ ngữ
Tập phát âm đúng, nói đúng và thuộc hệ thống từ ngữ sau:
- ó ( ảnh, bọ, ái) : Bố
- Mệ ( ui, ới) : Mẹ
- ái ( ồng) : Anh
- ợi ( ới) : Chị
- Noọng : Em
Tập phát âm đúng, nói đúng và thuộc hệ thống từ ngữ sau:
Của :o
- Ao : Chú
- Lùa : Mự
- Lùng : Bác trai
Pá : Bác gái
- Ông ( ù): Ông nội
- Mệ ấu : Bà nội
- Ộng: Ông ngoại
- Mệ nài: Bà ngoại
- Nạ : Cậu, gì
- Khươi : Rể
- Pợ : dâu
- Lục ( lực): Con
- Lan : Cháu
- Hườn : Nhà
- Tày hườn: Gia đình
3. Tập đếm
Nựng : 1
Xong : 2
Xam : 3
Xí : 4
Hà : 5
Hốc : 6
Chêt : 7
Pét : 8
Càu : 9
Xíp : 10
Xíp mốt: 11
Xíp xong : 12
Xíp xam : 13
Xíp xí : 14
Xíp hà : 15
Xíp hốc : 16
Xíp chêt : 17
Xíp pét : 18
Xíp càu : 19
Xao : 20
2/ Câu mẫu
a/ Tày hườn noọng mì kí cồn?
- Tày hườn noọng mì hà cồn.
b/ Ó ( mệ, noọng) pay cơ lơ?
- Ó (mệ, noọng) pay ệt háy.
c/ Pi nị ái tó lơ tuổi?
- Pi nị ái xam xíp tuổi.
d/ Ái kin ngài pày?
- Ái nhằng pày kin.
- Ái kin ngài lẹo.
III. Luyện tập theo mẫu câu.
Tập nói hàng loạt câu có đối tượng khác nhau. Ví dụ:
Tày hườn ái mì kí cồn?
Tày hườn lùng mì kí cồn?
Tày hườn ợi mì kí cồn?
Tày hườn noọng mì kí cồn?
IV. Hướng dẫn học ở nhà
1/ Tự tìm hiểu thêm về một số mối quan hệ trong gia đình người Thái.
2/ Phát âm đúng và học thuộc các từ trong bài.
3. Tập đếm
Nựng : 1
Xong : 2
Xam : 3
Xí : 4
Hà : 5
Hốc : 6
Chêt : 7
Pét : 8
Càu : 9
Xíp : 10
Xíp mốt: 11
Xíp xong : 12
Xíp xam : 13
Xíp xí : 14
Xíp hà : 15
Xíp hốc : 16
Xíp chêt : 17
Xíp pét : 18
Xíp càu : 19
Xao : 20
4/ Tập phát âm và đọc thuộc các từ ngữ liên quan đến bài học sau đây.
- Lực khươi : Con rể
- ái khươi : Anh rể
- Noọng khươi: Em rể
- Lan khươi: Cháu rể
- Pó ké ( pó chài, phù chài) :Đàn ông, nam giới
- Mé nhinh ( mé kè): Phụ nữ, đàn bà
- Lực chài : Con trai
- Lực xao : Con gái
- Lình nọi : Trẻ em
- Phù tợp ( cồn ổm): Người lớn
- Mới ái : Các anh
- Mới noọng: Các em
- Ề : Nhiều
- Nói : ít
- Nọi : Nhỏ
- Xơ ( tầng, tàng): Và
Bài 2
Cách xưng hô
I . Vài nét giới thiệu.
Dân tộc thiểu số nói chung, dân tộc Thái nói riêng vốn rất chất phát, thật thà và có lòng mến khách.Khi có khách đến nhà, họ thường tiếp đón niềm nở, hỏi thăm tình hình sức khoẻ, đời sống, mùa màng của gia đình và bà con hàng xóm. Nếu là khách quý, họ thường mở rượu cần và mời anh em trong gia tộc đến để cùng gia đình vui tiếp khách. Họ thường mời khách ngồi ở vị trí kính trọng nhất ( bên trên).
Khi khách ra về, họ thường có quà gửi cho gia đình và tiễn đưa khách chu đáo. Trong cuộc tiễn đưa, họ thường dặn khách nhớ trở lại chơi với gia đình vào những dịp khác - đừng quên gia đình.
Đối với khách, khi được gia đình tiếp đón chu đáo. Trước khi ăn uống, họ thường cảm ơn lòng tốt của gia đình một cách chân thành. Nhằm thể hiện lòng thành với nhau, họ thường nâng chén rượu chuc nhau và cạn luôn chen đầu. Các chén sau đó thì tuỳ vào sự thoả thuận giữa khách và chủ. Sau khi ăn xong, họ thường uống một người một chén gọi là rượu tráng miệng.
Trong một ngôi nhà sàn ba hoặc năm gian, họ bắc cầu thang chính lên gian nào thì gian đó được quy định là gian ngoài. Gian này, họ thường đặt bàn thờ gia tiên ở một góc nhà. Tính từ góc đặt bàn thờ dọc theo ngôi nhà, người ta quy định là phía trên. Khi ngủ những người trong gia đình hoặc khách đều phải quay đầu về phía đó. Họ dùng gian ngoài này để tiếp khách. Nếu khách là con trai thì có thể gia đình bố trí nghỉ ngay gian này
Nếu khách nữ thì được bố trí nghỉ ở những gian phía trong với gia đình. Mặc dù không kiêng cự nhưng phụ nữ ít khi sinh hoạt tại gian ngoài vì họ cho đó là khó coi. Bởi thế, cán bộ công tác ở địa bàn miền núi cần biết để tránh những điều mình vô tình làm cho dân không hài lòng.
Vị trí ngồi trong bữa ăn, hoặc một cuộc vui rượu cần, uống nước chè xanh… Dân tộc Thái thường xếp những người cao tuổi hoặc khách quý ngồi phía trên còn những người ít tuổi hơn thì ngồi phía dưới.
II. Từ ngữ và câu mẫu
1/ Từ ngữ
Các cặp từ dung để xưng hô của dân tộc thái có đôi chỗ khác nhau, nghĩa là dung cặp từ này hay cặp từ kia cũng tuỳ thuộc vào âm và thói quen của từng vùng, tưng nhóm dân tộc. Ở đây chúng tôi chỉ cung cấp một số cặp từ xưng hô thường dùng.
a/ Cặp từ: Khói - ngài => Tôi - ông, bà.
Cặp từ này, dân tộc Thái dùng trong trường hợp tôn trọng và kính nể lẫn nhau ( đối với khách hoặc đối với thông gia).
2a. Từ ngữ nhân xưng
Khi sử dụng cặp đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai – Thông dụng nhất là cặp từ : Cú- Mưng ( Tôi – Anh), nếu người nói thể hiện sự khiêm nhường hay kính trọng thì thường sử dụng: Khòi – Ngai ( Tôi – anh).
Ngoài ra khi sử dụng với các cặp khác thì phải hợp lý với các mối quan hệ giữa hai bên. Ví dụ : Ài ( anh) thì người đối diện phải là : nọng ( Em) hoặc lản ( Cháu) thì người đối diện phải là “ Pa” ( Bác gái), Bác ( Bác trai)...
Ngoài ra khi sử dụng với các cặp khác thì phải hợp lý với các mối quan hệ giữa hai bên. Ví dụ : Ài ( anh) thì người đối diện phải là : nọng ( Em) hoặc lản ( Cháu) thì người đối diện phải là “ Pa” ( Bác gái), Bác ( Bác trai)...
Từ ngữ trong xưng hô
Cú : Tôi
( Khòi, nọng, ài)
Mưng: anh
(Ngái, bác, pà, lản, ộng, mệ)
Xáu : nó
( Hắn)( Hàu, xá)
Mời tủ : chúng tôi
(Mời khòi, tủ khòi)
Từ ngữ trong xưng hô
Mời hau: Chúng tôi
Mời mứng: các anh
(Mời ngái, mời ài, mời ời, mời lản, nời nọng)
Mời xàu: chúng nó, bọn nó, bọn hắn
( Mời hàu, mời ạ)
2/ Câu mẫu
a/ Khói tầng ngài pay nhài nọ.
b/ Cu tầng mừng pọm căn pay hiền nọ.
c/ Sờn(mời) ngài nắng khừn nưa.
d/ Khói tầng mới ới, mới ái pọm căn phọn nọ.
e/ Sờn(mời) ái kin năm chè mờ.
III. Luyện tập theo câu mẫu.
Noọng tầng ái pay nhài nọ. Ví dụ: Câu mẫu a học viên có thể thay thế như sau:
Cu tầng mừng pay nhài nọ.
Ái tầng noọng pay nhài nọ.
( Các câu mẫu khác cũng tiến hành tương tự).
IV. Hướng dẫn học ở nhà.
1/ Hãy tìm hiểu về vấn đề: Bố trí nơi ăn ở trong một ngôi nhà sàn của dân tộc Thái.
2/ Học thuộc các cặp từ có trong bài và tập nói theo câu mẫu nhiều lần.
3/ Tập đếm các số từ 21 đến 30 bằng tiếng Thái.
Bài 3
Cách chào
I . Vài nét giới thiệu về cách chào của người Thái.
Anh em, bạn bè lâu ngày gặp nhau hoặc khách lạ đến nhà, dân tộc Thái thường chào hỏi rất vồn vã, ân cần. Cùng với lời chào, họ còn kèm theo động tác giơ một hoặc hai tay ngang cằm (về phía trước mặt) để biểu hiện lòng thành và sự tôn trọng lẫn nhau. Khi chào có kèm theo động tác giơ tay trong những trường hợp sau:
- Người mình chào là khách quý đứng tuổi
- Những người đứng tuổi là thông gia với nhau.
- Người mình chào là người già đáng kính nể.
Trong ba trường hợp trên, chào gặp gỡ cũng như chào chia tay đều có động tác giơ tay kèm theo lời chào.
Ngoài chào ra, động tác giơ tay còn được dùng trong trờng hợp cảm ơn nhau một vấn đề nào đó. Chẳng hạn, khách quý đến nhà gia đình có rượu cần hoặc thịnh soạn một bữa cơm tiếp khách. Trước khi dùng, khách thường có một vài lời nói lên cảm nghĩ của mình và thường kết thúc bằng lời cảm ơn có kèm động tác giơ tay.
II . Từ ngữ và câu mẫu
1/ Từ ngữ
a/ Những từ ngữ dựng để thay từ “chào” khi gặp nhau, gồm:
- Khoe bỏ? : Khỏe không?
- Nhằng khoe bỏ? : Có khỏe không?
- Cói du bỏ? : Bình an không?
- Nhằng cói du bỏ?: Có bình an không?
Những từ ngữ trên được sử dụng tùy theo thói quen từng vùng, từng địa phương. Khi gặp nhau, Người Thái sử dụng để chào.
b/ Những ngữ dùng để thăm hỏi, gồm:
- Lối nị nhằng khoe bỏ?=>Dạo này có khỏe không?
- Khào nị nhằng khoe bỏ?
Những câu này, người Thái thường dùng hỏi thăm ngay sau lời chào.
Ví dụ. - Nhằng khoe bỏ ái?
- Nhằng khoe, noọng khoe bỏ?
- Lối nị ái nhằng khoe bỏ?
Dạo này anh có khỏe không?
c/ Những từ ngữ dùng để chào chia tay, tạm biệt, gồm:
- Khoe nơ . (Khỏe nhá.)
- Chín khoe nơ. (Mạnh khỏe nhá.)
- Pay con nơ. (Đi đã nhá.)
- Du mà khoe nơ. (Ở lại khỏe nhá.)
Ví dụ: Khi chào chia tay một người cụ thể, ta sử dụ như sau:
- Ái pay cón nơ. (Anh đi đã nhá.)
- Noọng du mà khoe nơ. (Em ở lại khỏe nhá.)
2/ Câu mẫu.
a/ - Nhằng khoe bỏ ái? :Chào anh, có khỏe không anh?)
- Nhằng khoe, noọng nhằng khoe bỏ?: anh khoẻ, em có khoẻ không
b/ Lối nị, ái nhằng khoe bỏ? : Dạo này, anh khỏe không?
- Chả ơn noọng, lối nị ái nhằng khoe - Cảm ơn em, dạo này anh khỏe.
c/ - Ái pay noọng nơ. : Anh đi em nhá.
- Khọi ! Ái pay khoe nơ : Dạ ! Anh đi khỏe nhá.
- Noọng du mà khoe nơ : Em ở lại khỏe nhé
- Khọi ! Ái pay đi mà họt nơ : Dạ! Anh đi đến nơi về đến chốn nhá.
III. LUYỆN TẬP.
1/ Tập nói theo tình huống.
a/ Chào và hỏi thăm sức khỏe.
- Nhằng khoe bỏ ái? (Chào anh! Anh có khoẻ không?)
- Nhằng khoe, noọng khoe bỏ
(Vâng, chào em, Em khoẻ không? )
- Ái xơ tày hườn lối nị khoe mết bỏ? (Anh và gia đình dạo này khỏe cả không?)
- Chả ơn! Ái xơ tày hườn khoe mết. (cảm ơn, anh và gia đình khỏe cả.)
b/ Chào và hỏi thăm công việc.
- Nhằng khỏe bỏ ái => Chào anh.
Nhằng khoe, noọng khoe bỏ=> Vâng, chào em
- ái pay cơ lơ ma ?=> Anh đi đâu về đấy?
- Ái pay ệt việc du cơ quan ma=> Anh đi làm việc ở cơ quan về.
c/ Chào tiễn đưa.
- Noọng mưa con nơ.=> Em về đã nhá.
- Ợ noọng mưa khoe nơ.=> Vâng, em về khỏe nhá.
- Noọng chúc ái xơ tày hườn du mà khoe nơ.=> em chúc anh và gia đình ở lại
khỏe nhá.
- Chả ơn noọng.=> Cảm ơn em.
2/ Hội thoại theo đoạn văn.
- Lan: Nhằng khoe bỏ lung?
- Lung: Nhằng khoe, lan nhằng khoe bỏ?
- Lan: Khọi, lan nhằng khoe. Lối nị, Lung xơ tày hườn phơ cả khoe mết bỏ.
- Lung: Chả ơn lan, lối nị lung xơ tày hườn phơ cả cỏi du. Lan nắng nhài kin nặm.
- Lan: Khọi, chả ơn lung.
- Lung: Tày hườn lan nhằng khoe mết bỏ?
- Lan: Chả ơn lung tham khao, tày hườn lan nhằng khoe.
- Lung: Lan mà dam hay mì việc lơ?
Lan: Khọi! Lan mà nhài, bỏ mì việc lơ. Phạo du, lan mừa lung nơ. hớ lung cơi khoàm dam tày hườn năm nơ.
- Lan: Khọi! Chả ơn lung.
IV. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
1/ Học thuộc từ ngữ trong bài.
2/ Tập nói theo các tình huống trong bài nhiều lần.
3/ Tập đếm số từ 31 đến 40.
4/ Đọc và thuộc các từ ngữ sau
- Mự ngoa : Hôm qua
- Mự nị : Hôm nay
- Mự nớ : Ngày mai
- Mự hừ : Ngày mốt
- Bươn cón : Tháng trước
- Bươn nị : Tháng này
- Bươn lăng : Tháng sau
- Pi cai : Năm qua
- Pi nị : Năm nay
- Pi ná : Năm sau
Đọc và thuộc các từ ngữ sau
- Hâng mự : Lâu ngày
- Nhàm chậu : Buổi sáng
- Nhàm xai( nghền) : Buổi trưa
- Nhàm cải : Buổi chiều
- Nhàm khắm : Buổi tối
- Nhàm khừn : Ban đêm
BÀI 4
MỘT SỐ TỪ NGỮ VÀ CÂU DÙNG ĐỂ HỎI
Cung cấp và tập cho học viên nói đúng các từ ngữ và câu dùng để hỏi. Qua đó hướng dẫn học viên sử dụng phù hợp với nội dung, ngữ cách mình muốn hỏi.
I. TỪ NGỮ VÀ CÂU MẪU
1/ Từ ngữ
- Phơ?( pửa?) : Ai?
- ăn lơ ( ăn tủa?) : Cái gì?
- Ệt ăn lơ? ( ề ăn tủa?) : Làm cái gì?
- Chơ lơ? : Khi nào, lúc nào, bao giờ?
- Pay (po, pa, pơ) : Đi
- Pay cơ lơ? : Đi đâu?
- Pay cơ lơ ma? : Đi đâu về?
- Kín ( ki) : Ăn
- Kín ăn lơ lẹ? : Ăn cái gì thế?
- Kín khầu páy? : Ăn cơm chưa?
- Kín khầu chậu páy?: Ăn cơm sáng chưa?
- Kín ngai páy? : Ăn trưa chưa?
- Kín lanh páy? : Ăn tối chưa?
2/ Mẫu câu
a/ Noọng:- Ái páy cơ lơ ma ?
Ái : - Ái páy ệt việc ma.
b/ Noọng:- Ái ệt việc du cơ quan lơ ?
Ái : - Ái ệt việc du Huyện ủy Anh Sơn.
c/ Noọng: - Hườn ái mi kì côn?
Ái : - Hườn ái mi xí côn.
d/ Ái : - Noọng kin khầu páy?
Noọng: - Noọng kin khầu lẹo ( Noọng páy kin).
II. LUYỆN TẬP THỰC HÀNH.
1/ Dùng từ ngữ trong bài và từ ngữ đã học thay vào câu mẫu, tập nói theo nhóm.
2/ Hội thoại theo đoạn văn.
a/ Đoạn 1.
- Lan : Nhằng khoe bỏ lung?
- Lung: Nhằng khoe, lan khoe bỏ?
- Lan : Chả ơn lung, lan nhằng khoe.
- Lung: Lan du cơ lơ ma?
- Lan : Lan du huyện ma.
Lung: Mà mi việc lơ bỏ?
- Lan : Khọi! Lan mà ệt việc năm chầu bàn.
b/ Đoạn 2.
- Noọng: ời sinh đầy kì lan lẹo?
- ới : Chả ơn noọng tham khào,ời sinh đầy xoong lan. Lản nhinh nựng,
chài nựng.
- Noọng: Lan cốc đầy kí pỉ?
- ới : Lan cốc đầy xíp xoong pỉ.
- Noọng: Lan hiền kềnh bỏ ời?
- Ới : Ợ, cờ nhằng mi bun, pi lơ cà đày hườn trường nhọng
3/ Dịch đoạn văn.
a/ Đoạn 1.
- Cháu: Có khỏe không bác?
- Bác : Khỏe, cháu khỏe không?
- Cháu: Cảm ơn bác, cháu cũng khỏe.
- Bác : Cháu từ đâu đến?
- Cháu: Cháu ở huyện đến.
- Bác : Đến có việc gì không?
- Cháu: Dạ! Cháu đến làm việc với trưởng bản.
b/ Đoạn văn 2.
- Em : Chị sinh được mấy cháu rồi?
Chị : Cảm ơn em hỏi thăm, chị sinh được hai cháu, một gái, một trai.
Em : Cháu đầu được mấy tuổi?
- Chị : Cháu đầu được mười hai tuổi.
- Em : Cháu học giỏi không chị?
- Chị : Vâng cũng đang có phúc, năm nào cũng được nhà trường phát giấy khen.
IV. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
1/ Học thuộc từ ngữ trong bài.
2/ Tự đặt 10 câu hỏi và tự trả lời đúng nội dung các câu hỏi đó bằng tiếng Thái.
3/ Tập đọc các số từ 41 đến 50.
BÀI 5
MỘT SỐ TỪ NGỮ VỀ ĂN UỐNG, SINH HOẠT
I. VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ NẾP SỐNG VÀ ĂN UỐNG CỦA DÂN TỘC THÁI
1/ Thói quen truyền thống.
Săn bắt thú rừng là một trong những cách kiếm sống của đồng bào các dân tộc ở miền núi. Hiện nay, cách kiếm sống cổ truyền vẫn tồn tại ở một số ít gia đình thuộc vùng sâu của các huyện, xã vùng cao. Mỗi khi săn bắt được thú rừng to, họ thường tổ chức liên hoan khao làng. Trong bữa liên hoan đó, gia đình thợ săn thường chỉ nấu thức ăn và chuẩn bị đồ uống rượu.
2/ Việc ăn uống thường ngày.
Bữa cơm thường ngày của người dân rẻo cao thường rất đơn giản. Họ dùng xôi nếp chấm với chẻo. Chẻo có thể dùng tôm, cua, cá, thịt nướng đâm nhỏ trộn với gừng, sả hoặc các gia vị khác. Trong mâm, họ thường đặt một bát chẻo để cả mâm dùng chung. Khi dùng xôi chấm, họ thường dùng tay vắt. Mỗi lần chấm xuống bát chẻo, họ thường bẻ từ vắt xôi to ra từng miếng nhỏ để chấm.
Chấm miếng nào dùng luôn miếng đó. Họ rất kiêng dùng vắt xôi to chấm xuống bát chẻo. Vì mỗi lần như vậy chỉ dùng được một miếng, sau đó lại chấm xuống bát chẻo dùng chung sẽ không giữ được vệ sinh. Đến với miền núi nói chung, với dân tộc Thái nói riêng ta cần biết cách sinh hoạt này để nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống người dân rẻo cao.
II. TỪ NGỮ VÀ CÂU MẪU
1/ Từ ngữ
- Kín : Ăn, uống
- Kín khầu : Ăn cơm
- Kín nặm : Uống nước
- Kín lầu : Uống rượu
- Kín đoong : Ăn cưới
- Kín pự(hạt) : Ăn tràu
-Kín da( đụp da) :Hút thuốc
Muốn: Vui.
Mau làu: Say rựou
Chẹp : Ngon
Chẹp tẹ:ngon thật
Ím : no
- Ím lẹo :no rồi
- Xẹp toọng: đói bụng
- Dạc kín :Muốn ăn
- Bỏ kín : Không ăn
- Hờ : cho
- Bỏ hờ : Không cho
2/ Câu mẫu
- Mời ởi kín khầu năm noọng.
- Noọng ơi hờ ởi kín khầu năm.
- Lung ơi hờ lan xo tố hườn năm.
Lan xo phép pay non.
Pà ơi ! Lan xẹp toọng hờ lan xo kín khầu năm.
Lan xo lội, lan bỏ kín đày lầu.
Lan mơi lung kín năm lan chèn lầu nị
III. LUYỆN TẬP
1/ Tập nói theo câu mẫu
Học viên dùng từ trong bài hoặc vốn từ đó thay vào câu mẫu để tập nói cả nhóm.
2/ Tập nói và dịch các câu sau:
- Noọng mời Ởi kín khầu.
- Lan mời pỏ, lung kín nặm.
- Ài, ời hờ noọng kín khầu năm.
- Pỏ ệt ngài páy?
- Pỏ ệt ngài lẹo
- Pỏ nhằng páy ệt
Pỏ kín khầu páy?
- Pỏ kín khầu lẹo
- Pỏ nhằng páy kín
IV. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
1/ Tập nói và thuộc từ, câu trong bài
2/ Tập đếm các số từ 51 đến 60
BÀI 6
MỘT SỐ ĐỒ DÙNG VÀ DỤNG CỤ GIA ĐÌNH
I/ GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ DỤNG CỤ TRONG GIA ĐÌNH
Dân tộc Thái nói riêng và một số dân tộc ít người nói chung thường sinh hoạt trong ngôi nhà sàn. Ngôi nhà ấy ít nhất cũng có ba gian. Gian bắc cầu thang chính gọi là gian ngoài, phía đặt bàn thờ gọi là phía trên. Cách sắp xếp nơi ở và đồ dùng trong nhà như sau:
- Đối với các đồ dùng sinh hoạt: Họ thường để gian trong cùng. Gian ngoài thường chỉ đặt bàn ghế, ấm chén để tiếp khách. Mọi người trong nhà ít phơi đồ ở gian ngoài đặc biệt là đồ phụ nữ.
- Đối với đồ dụng cụ lao động họ thường tập trung một góc dưới sàn nhà như cày, cuốc, cối giã gạo, riêng dao, liềm, hái họ thường để trên nhà nhưng chỉ để ở gian trong bên trong ( phía dưới) . Tuyệt đối họ không dắt dao lên phên vách ở gian ngoài và phía trên của gian ngoài ( gian thờ).
II. TỪ NGỮ VÀ CÂU MẪU
1/ Từ ngữ
a/ Một số đồ dùng trong gia đình:
- Pàn : Mâm
- Thụ : đũa
- Thuối : bát
- Le : đĩa
Mó : nồi
Chong ( Buồng) : Môi
Pạ : dao
Xốc : Xẻng
Xiêm : Xuổng
- Biếng:Niếng hông xôi
- Phà : chăn
- phục : chiếu
- Pời : màn
- Mon : gối
- Xứa : đệm
- Xồng xừa: quần áo
- Bua chộc : cối
- Xạc : chày
b/ Một số dụng cụ lao động
- Pạ : dao
- Mịt lem : dao nhọn
- Mịt bang : dao thái mỏng
- Kiều : liềm
- Pạ bạch : dao phát
- Thay : cày
2/ Câu mẫu
- Pỏ ơi hớ lục dưm( mạn) mó tồm khầu năm.
- Pỏ ơi hớ lục xo cưa năm.
Lung pay cơ lơ ma.
Lung pay ê na ma.
Lung ê ăn tủa?
Lung ê xuôn phắc
Nọong mi ề xồng xừa đi tẹ nọ
III. LUYỆN TẬP
1/ Tập nói theo câu mẫu.
2/ Tập nói theo đoạn văn:
- Tiếng Thái
Khòi pay dam lăng hườn côn Thái nựng. Lăng hươn hạn xam hòong du hua bàn. Cuông lăng hươn mốt mảy. Coong lua( phừn) xớ cuốc, thay bảy piềng căn đi ta. Dáng khứn đay, khòi hên xam hoòng hườn mốt mày tẹ. Choong, phục, phà pởi phắp piềng căn. Pà tình nặm, khoan( van), pạ pọm bảy (cứ) miếng âu ngại.
- Tiếng Việt.
Tôi đến thăm một ngôi nhà người Thái. Ngôi nhà sàn ba gian ở đầu bản. Dưới sàn nhà sạch sẽ ngăn nắp. Đống củi và cuốc, cày được sắp xếp đẹp mắt. Bước lên cầu thang, tôi thấy ba gian nhà rất sạch sẽ. Giường, chiếu, chăn đều gọn và sạch. Những ống đựng nước, cái rừu, cái dao đều để nơi thuận tiện.
IV. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
1/ Học thuộc các từ trong bài.
2/ Tập nói theo câu mẫu.
3/ Tập đếm các số từ 61 đến 70.
BÀI 7
HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI
I. VÀI NÉT VỀ CHĂN NUÔI Ở MIỀN NÚI
Đặc điểm miền núi là đất rộng người thưa, rất thuận lợi trong việc phát triển chăn nuôi. Nguồn thức ăn chủ yếu cho gia súc là các loại cây cỏ, rau lá rừng. Từ trước tới nay, đồng bào Thái cũng như các dân tộc ít người khác đã biết phát huy thế mạnh ấy của rừng. Cách chăn nuôi truyền thống là thả rông. Ngày trâu bò vào rừng ăn, đêm tự về dưới sàn nhà hoặc các bờ bụi xung quanh làng bản. Hiện nay, phần lớn họ chăn nuôi đã có chuồng trại trong vườn.
Ngoài trâu bò, họ còn nuôi nhiều lợn, gà. Lợn họ cũng nuôi theo cách thả rông. Họ cho lợn ăn mỗi ngày hai lần chủ yếu là húp cám húp nước. ăn xong, lợn vào rừng kiếm ăn thêm các loại rau, lá rừng.
Do cách chăn nuôi như vậy nên họ ít chú ý đến việc phát triển kinh tế vườn. Trước đây ở vùng cao, các loại cây ăn quả và hoa màu rất ít.
II. TỪ NGỮ VÀ CÂU MẪU
1/ Từ ngữ
- tô ( mẻ) : con
Tô má : con chó
- Tô cay : con gà
- Tô pết : con vịt
- Tô Quai ( Khoai):Con trâu
Tô Ngua: Con bò
Tô meo: Con Mèo
Tô mú: Con Lợn
Tô bè: Con dê
- Tô pa : con cá
- Tô cùng : con tôm
- Tô pu : con cua
- Tô chạng : con voi
- Tô mạ : con ngựa
- Tô nộc : con chim
Các con: ngan, ngỗng, thỏ dùng tiếng phổ thông
III. LUYỆN TẬP
2/ Tập nói theo đoạn văn
- Tiếng Thái
Ngua, khoai khoong côn Thái tưng pưng cuông pá nặp bỏ mết. Càu xíp mự chàu hươn chặng khầu pá diềm dam bạt nựng. Xáng hươn mu, cay tưng pưng. Côn H Mông chằng nhằng liệng mạ. Lạ hươn mi xam, xí tô. Mạ mẹn tô xắt liệng bảy chở khầu, chở khướng khoong cồn dụ pu xung.
TIẾNG VIỆT
Trâu bò của người Thái từng đàn trong rừng đếm không xuệ. Chín mười ngày chủ nhà mới vào rừng thăm nom một lần. Quanh nhà, lợn, gà từng đàn. Người HMông lại còn nuôi ngựa. Mỗi nhà có ba, bốn con. Ngựa là vật nuôi để vận chuyển lúa gạo, đồ đạc của người ở núi cao.
IV. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
1/ Học thuộc từ ngữ trong bài và tập nói theo mẫu câu.
2/ Tập đếm các số từ 61 đến 70
3/ Đọc thuộc các từ ngữ sau:
- Liệng ngua:Chăn bò
- Cưa mu :Cho lợn ăn
- Tô xưa :Con hổ
- Tô linh :Con khỉ
- Tô ngu :Con rắn
- Tô quang :Con hươu
- Tô táu : Con rùa
- Tô mươi: Con gấu
- Tô pu :Con cua
- Tô cùng:Con tôm
- Tô nhung: Con muỗi
- Tô nu: Con chuột
- Xự chịn :Mua thịt
- Chịn tốm: Thịt luộc
- Chịn pính: thịt nướng
BÀI 8
HOẠT ĐỘNG TRỒNG TRỌT
I. VÀI NÉT VỀ CÁCH LÀM ĂN TRƯỚC ĐÂY CỦA NGƯỜI THÁI
Trước đây, dân tộc Thái ở vùng sâu sống theo lối tự cung, tự cấp là chủ yếu. Họ sống bằng nghề phát rẫy làm nương để trồng lúa, ngô và sắn. Một năm chỉ có một mùa lúa rẫy, trịa vào tháng 4, tháng 5 âm lịch và thu hoạch vào tháng 9, tháng 10 âm lịch. Do rẫy có độ dốc không giữ được màu nên họ dùng trịa lúa có một lần
Vụ lúa sang năm lại phát vạt rừng mới để trịa lúa. Chính vì thế rẫy lúa của họ ngày càng xa làng bản. Có những nơi tính từ bản đến rẫy phải đi ròng rã cả ngày. Cách làm ăn này ít nhiều ảnh hưởng đến việc học hành của con cháu. Mùa rẫy đến, thường con cháu phải nghỉ học để coi nhà, giữ em cho bố mẹ đi làm, thậm chí họ ở lại trong rẫy cả tháng mới về.
Mùa thu hoạch, họ thường làm kho lúa tại rẫy. Thu hoạch xong, người về bản nghỉ cả, kho lúa không ai canh giữ. Số lúa đó, họ vận chuyển về ăn dần trong năm
II. TỪ NGỮ VÀ CÂU MẪU
1/ Từ ngữ.
a/ Một số từ ngữ nói về cây lương thực
- Co khầu: cây lúa
- Huồng khầu : bông lúa
- Khầu cà :lúa mạ
- Khầu nuồi: thóc
Khầu xan: gạo
Khầu chào : Cơm
Khầu nừng: Xôi
- Khầu chăm : Gạo tẻ
- Khầu niêu: Gạo nếp
- Co đươi : Cây ngô
- Phắc đươi: Bắp ngô
- Mịt đươi : Hạt ngô
- Mên : Khoai
- Mên ón: Khoai lang
- Mên co : Khoai sắn
b/ Một số từ ngữ nói về hoa màu
- Mạc ngà : vừng
- Mạc thua lắp: lạc
- Mạc phắc: quả bí
- Mạc buộp: quả mướp
- Mạc khưa:quả cà
- Mạc tanh: quả dưa
- Phắc hom: rau thơm
- Phắc hụm:rau dền
- Phắc ban:rau bù ngọt
- Phắc bùng: rau muống
- Phắc cạt :rau cải
- Phắc cạt búp: bắp cải
2/ Câu mẫu
- Noọng kín khầu páy?
- Noọng kín khầu lẹo.
- Pỏ ơi lục xẹp toọng lẹo.
- Pỏ ơi hớ lục kín khầu năm.
- Mời ỏi kín khầu.
III. LUYỆN TẬP
2/ Tập nói theo đoạn văn.
- Tiếng Thái
Đày pay moi hảy khoong phù tày chăng hên đày hống tệch khoong khâu. Pá hảy khấu quàng têm ta, kheo te pu nị khàm pu ứn khư vả bỏ mi chờ lơ mết. Nhàm khầu xúc mới pom pu xạ mi thiêng hảy xớ lậu khầu. Du tin hảy, khâu pục phắc cạt, mạc buốp... xáng thiêng xạ pục phặc hom.
TIẾNG PHỔ THÔNG
Có đi xem rẫy của đồng bào dân tộc mới thấy hết sức mạnh của họ. Những rẫy lúa bạt ngàn, xanh mướt chạy từ triền núi này sang triền núi khác tưởng không bao giờ hết. Mùa lúa chín, nhấp nhô giữa những triền lúa chín vàng là những chòi canh và kho lúa. Dưới các chân rẫy, họ còn trồng rau cải, mướp... cạnh chòi thì họ trồng rau thơm.
IV. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
1/ Học thuộc từ và tập nói theo mẫu câu
2/ Tập nói theo đoạn văn nhiều lần
3/ Tập đếm số từ 71 đến 80
4/ Học thuộc các từ ngữ sau
- Mạc cuối : quả chuối
- Mạc ực : quả bí đỏ
- Mạc thằn: quả na
- Mạc pục : quả bưởi
- Mạc kiếng: quả cam
- Mạc liu : quả quýt
- Mạc pải : quả vả
- Mạc cai : quả đào
- Mạc mặn: quả mận
- Mạc kiêng:quả dứa
- Mạc pạo :quả dừa
- Mạc hồng :quả đu đủ
- Nó mạy: Măng
- Cưa : Muối
- Nặm bắm:nước mắm
- Xuôn : vườn
- Hảy : rẫy
- Nà : ruộng
BÀI 9
MỘT SỐ CĂN BỆNH
I. VÀI NÉT GIỚI THIỆU
Hiện nay mạng lưới ytế của nhà nước đã triển khai tới các xã, làng miền núi nên việc khám chữa bệnh của đồng bào tương đối thuận lợi. Mặc dù vậy, đồng bào các dân tộc vẫn phát huy các vị thuốc quý giá của mình để chữa một số bệnh mà thuốc tây không phát huy tác dụng. Các vị thuốc ấy lấy từ rễ, cây, lá rừng. Rừng rất sẵn thuốc nhưng không phải ai cũng lấy được thuốc. Chỉ có ông thầy thuốc, người ta thường gọi là ông mo lấy được. ông mo này không nhiều, một bản có vài người, thậm chí cả vùng cũng chỉ có một vài người giỏi.
Phương thức chữa bệnh truyền thống là ông mo không lấy tiền. Muốn lấy thuốc chữa bệnh, người bệnh phải đến gặp và xin thuốc với ông mo. Lễ xin thường là một bát gạo, một chai rượu, vài miếng trầu cau và vài ngàn đồng. Nếu chữa được ông mo sẽ nhận lễ và lấy thuốc chữa cho bệnh nhân khỏi mới thôi. Khi khỏi, bệnh nhân mới đến trả công. Tùy theo bệnh từng người mà trả công. Lễ trả công thường là: Một vò rượu cần nhỏ, một chai rượu, một con gà, một bộ quần áo và tiền mặt. ông mo nhận và hành lễ xong. Họ thường dựng chung bữa cơm liên hoan và trả lại cho bệnh nhân một nửa số tiền mà bệnh nhân mang đến để lam phúc lộc. Ví dụ bệnh nhõn mang đến 100 ngàn đồng thì ông mo trả lại 50 ngàn đồng.
II . TỪ NGỮ VÀ CÂU MẪU
1/ Từ ngữ
a/ Từ ngữ nói về một số bệnh thông thường
- Chệp( kẹt): đau
- Pên : bị
Pên xày : bị sốt
Pên bắt: Cảm cúm
Lai ta: Hoa mắt
- Ha chơ nhạc: khó thở
Màu hua: chóng mặt
Ùm ờ : buồn nôn
- Xền mừ : rung tay
- Hạc mạy : thuốc
- Kin hạc mạy: uống thuốc
- Mo hạc mạy: thầy thuốc
2/ Các từ ngữ nói về các bộ phận cơ thể.
- Phôm : Tóc
- Hua : Đầu
- Hu : Tai
- Ta : Mắt
- Đăng : Mũi
- Xốp : Miệng
- Cang : Cằm
- Khò : Cổ
- Nà ang :Ngực
- Pum(toọng):Bụng
- Ca lăng : Lưng
- Kha cốc : Đùi
- Hua khầu:Đầu gối
- Kha : Cẳng
- Tin : Chân
- Pha tin :Bàn chân
- Nỉu tin: Ngón chân
2/ Mẫu câu
- Pà ơi, lan pên xày=> bác gái ơi, cháu bị sốt.
- Lung ơi hớ lan xo hạc mạy năm=> bác trai ơi cho cháu xin thuốc với.
- Lan bỏ khoe páy pay ệt việc đày=> Cháu mệt chưa làm việc được.
- Lung bỏ khoe pay viện mà hóm khèn lẻo bỏ?=> bác trai ốm đi viện về lành bệnh chưa?
III. LUYỆN TẬP
Tập nói theo mẫu câu sau:
- Ái ơi noọng pển xày.
- Mệ ơi hớ lục xo hạc mạy năm.
- Noọng bỏ khoẻ, páy pay ệt việc đày
IV. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
1/ Học thuộc từ ngữ trong bài.
2/ Tập nói theo câu mẫu nhiều lần.
3/ Tập đếm các số từ 81 đến 100.
BÀI 10
ÔN TẬP – HỆ THỐNG.
Hãy nói về bản thân: tên tuổi, công việc, vợ, con
Nói về gia đình: Nói về sở thích trong ăn uống.
Nói về công việc, cơ quan
HỆ THỐNG TỪ NGỮ ĐÃ HỌC
1/ A, Ă,Â:
Áp- Pay áp: Tắm – Đi tắm
Ao: Chú
Ăn lơ? ( Ăn tủa):Cái gì ?
Ăn lơ lẹ ? : Cái gì đấy ?
Ắt - Ắt pha tu: Đóng( Đẩy)- Đóng cửa
Ầu- Mệ ầu: Nội- Bà nội.
Âu- Âu hờ: Lấy – Lấy cho
Âu mia: Lấy vợ
Âu phua : Lấy chồng
2/ B – C - Ch
Bun – Mi bun : Phúc – Có phúc
Bánh nị ( Kháo nị) : Dạo này
Bàn – Bàn hau: Làng bản – Làng ta
Bịp : Bóp
Bơ mạy : Lá cây
Buông : Thìa
Biếng : Niếng hông xôi
Bua chộc : Cối
Cu (Căn) : Tôi
Cưa : Muối
Cúng – Tô cúng : Tôm – Con tôm
Cáng : Vơi
Co – Co mạy : Cây – Cây gỗ
Cọt : Ôm
Cọt xao : Ôm gái
Cọt báo : Ôm trai
Chiện ( Chồn) : Kể
Chụp – Chụp kèm : Hôn – Hôn má
Chuồn – Chuồn pay : Rủ - Rủ đi
Chẹp : ngon
Chọp : Vừa
Chừm : Bẩn
3/ D – Đ - H
Dạc : Muốn ( Khát)
Dam : Thăm
Dưm : Mượn
Dên : Nguội
Dăm : Dấu ( Dấu kín trong lòng)
Dưn : Đứng
Đày : Được
Đăm : Đen
Đanh : Đỏ
Đôm : Ngửi
Hên : Thấy
D – Đ - H
Hom : Thơm
Hụ : Biết
Hặc : Yêu
Hờ : Cho
Ha – Ma ha: Nhờ - Đến nhờ
Hằm : Cám
4/ KH – K - L
Kham – Kham kín: Tham – Tham ăn.
Khêm : Kim
Khòi : Tôi
Khọi : dạ
Khanh : Cứng
Khành căn : Thi nhau
Khoàm vậu : lời nói
Khong: Ồn ào
Khoong : Của cải
Khương : Rương
Khướng : Sung sướng
Khoằn : Khói
Kin : Ăn, uống
Kèm : Má
Kềm : Mặn
Lục – Lục non : Dạy Ngủ dậy
Lực : con
Lực xao : Con gái
Lực Chai : Con Trai
5/ N – M - Ng
-Nọoc : Ngoài
- Nọong : Em
- Nặm : Nước
- Mạc : Quả
- Mạc mạy: Các loại quả
Mo hạc mạy : Thầy thuốc
Mên : Hôi , thối
Mon : Gối
Má – Tô Má: Chó – Con chó
Mu – Tô mú : Lợn – Con lợn
M- Ng
Moi : Xem
Mừa : về
Mì : có
Mẹn- Bọ mẹn : Đúng – Không đúng
Ma- ma nì : Lại – lại đây
Ma – Pay cơ lơ ma : Về - Đi đâu về
Mạn : Mượn
Ngam : Đẹp
-Ngoạ: Dại, Dốt
Ngặm : Nghĩ, Suy nghĩ
Nghên: Ban ngày, Buổi trưa
6/ NH – O - P
Nhạo : Dài
Nhăng : Còn
Nhà, Nhà pay : Đừng, đừng đi
Nhàm : Chỉ thời gian
NHàm chậu: Buổi sáng
Nhàm xai : Buổi trưa
Nhàm Khằm : Buổi tối
Nhàm khừn : Buổi đêm
Ỏn, phắc ỏn : Non, rau non
ọc, ọc nọoc : Ra, ra ngoài
Pay, pay ín: đi, đi chơi
Pay ạp : đi tắm
Pay non: đi ngủ
Pay ệt việc : đi làm việc
Pay mưa hươn: Đi về nhà
Pay kín làu: Đi uống rượu
Pay kin khàu chậu : Đi ăn sáng
Pay kin đoong: Đi ăn cưới
Panh : sửa
Păn : Chia
Pa, tô pá : cá, con cá
Pắt : Bắt
Pu, tô pu : Cua, con cua
8/ PH – T - TH
Phơ ( Pửa) : ai
Phợ ( xền) Giật thột
Phạo : vội
Phọn : múa,nhảy múa
Phăn, non phăn: Mơ, Nằm mơ
Phằn, phằn lua : Chặt, chặt củi
Phằng : nghe
Phăng : Chôn
Phày ( Phi ) : Lửa
Tợp, ( ỔM): To
Tốm, tốm chỉn: Nấu , Luộc thịt
Têm: Đầy
Tăm, tăm xe: Đâm, đâm xe
Tắm : đá
Tằm : Thấp
Tứn, nặm tứn : cạn, nước cạn
Ta : mắt
Tá: Bến
Tặp, xe tặp :Đằn, xe đằn
Ty, Tành căn : Đánh, đánh nhau
Tộp : tát
Từm : thêm
Thấu nộm: Giá rồi
Tham, Tham tàng : Hỏi, hỏi đường
Thằn, pay thằn: Kịp, đi kịp
Tít căn : dính nhâu
U – V - X
Úm, úm lan : Bồng, bồng cháu
Ùn, nặm ùn : Ấm, nước ấm
Ui ( mệ ) : Mẹ
Vạu ( Vá) : Nói
Xo, xo phày : xin, xin lửa
Xa lồm: Nói chuyện
HỎI - ĐÁP
Aì( ời) mẹn tên tụa?
Khòi mẹ tên....
Pỉ nị ài tỏ lơ tuổi?
Pỉ nị khòi ......tuổi
Ài ê việc dú cơ quan lơ?
Khòi ê việc dú cơ quan....
Ài mi mia pảy?
Khòi mi mia lẻo
Mia ngai họng ê tên tủa?
Mia khòi họng ê tên ....
Tay hươn ngai mi kì côn ?
Tay hươn khòi mi .....côn
Phua mia ngai mi kì côn lực?
Phua mia khòi mi .... Côn lực
Lực ngai mi nhinh, mi chai pảy?
Chá ơn ngai, phua mia khoi mi lực nhinh nựng tằng lực chai nựng(....)
Cuông mời chồng mạc mạy ngai mặc mắc lơ ?
Cuông mời chồng mạc mạy khòi mặc mác pục, mác cuồi...
Kết thúc khoá học
Xin kính chào và hẹn gặp lại
Bài dạy tiếng thái
Giáo Viên: Vi Thị Huệ
Tháng 6 Năm 2014
Bài mở đầu:
Mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của việc học nói tiếng dân tộc Thái
I . Mục đích
- Học để hiểu và nói được một số từ cơ bản, một số câu cần thiết về tiếng dân tộc Thái, để hạn chế bớt sự bất đồng về ngôn ngữ, khi trực tiếp công tác tại các huyện miền núi Nghệ An.
- Tạo thuận lợi trong việc tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội đối với cán bộ miền xuôi công tác ở các vùng dân tộc thiểu số
II . ý nghĩa và sự cần thiết
Biết nói tiếng dân tộc Thái sẽ giải quyết được một số khó khăn ( đặc biệt là sự bất đồng về tiếng nói). Khi tiếp xúc với các dân tộc ít người ta có thể dùng tiếng Thái để giao tiếp với họ. Vì tất cả các dân tộc ít người ở trên địa bàn miền núi Nghệ An ( trừ dân tộc Thổ), đều biết nói tiếng Thái. Do đó biết nói tiếng dân tộc Thái có ý nghĩa thiết thực đối với cán bộ miền xuôi trực tiếp công tác ở địa bàn miền núi.
III . Vài nét khái lược về dân tộc Thái ở tỉnh Nghệ An
1/ Về nguồn gốc
Theo các cụ già trăm tuổi trước đây kể lại, dân tộc Thái Nghệ An có nguồn gốc thuộc các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Qua quá trình phát triển của lịch sử, một bộ phận đã di cư sang các tỉnh Bắc Lào, rồi từ Lào họ xuôi theo các dòng sông di cư sang Nghệ An . Tuyến đường 7, theo sông Nậm Mộ, Nậm Nơn, sông Lam họ cư trú rải rác dọc sông và tập trung đông nhất là vùng Mường Quạ ( nay là Môn Sơn, huyện Con Cuông).
Tuyến đường 48, họ di cư dọc theo sông Hiếu và định cư tập trung đông nhất là vùng Mường Nọc Quế Phong và Khủn Tinh Quỳ Hợp.
2/ Về thành phần
Dân tộc Thái ở Nghệ An có ba nhóm người: Nhóm Mán Thanh, nhóm Hàng Tổng và nhóm Tày Mười. Phần lớn họ sống ở sáu huyện miền núi, phần ít hơn sống ở các huyện Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn và Quỳnh Lưu.
3/ Về tiếng nói
- Tiếng Thái cũng giống như tiếng Phổ thông, từng nhóm người, từng vùng âm lượng nói nặng nhẹ có khác nhau nhưng không ảnh hưởng đến việc giao tiếp với nhau.
Thí dụ: Thái đường 48 có đôi chỗ nói khác Thái đường 7: Pay ( đi)
+Thái 48: Po hoặc pa
+Thái 7 : Pay hoặc pà
Hiện nay, tiếng Thái có rất nhiều từ vay mượn tiếng Việt, đặc biệt là số từ thuộc các lĩnh vực chính trị, kinh tế hoặc các từ nói về các phương tiện hiện đại…
- Tiếng Thái cũng có bộ chữ riêng dùng để ghi. Phần này, biên soạn để dạy nói theo lối phiên âm – hội thoại
Bài 1
Cách gọi tên và quan hệ gia đình
I . Vài nét cơ bản trong quan hệ gia đình người thái.
Hiện nay ở miền núi vùng cao, dântộc Thái nói riêng và các dân tộc thiểu số khác nói chung đang giữ được nhiều nét sinh hoạt mang tính chất truyền thống. đến với họ chúng ta không thể tránh khỏi sự ngỡ ngàng buổi ban đầu. Sinh hoạt dễ thấy nhất là bữa cơm hàng ngày của gia đình họ. Một gia đình chỉ có bốn đến năm người mà họ cũng dọn thành hai mâm.
Thường là đàn ông ngồi mâm đặt gian ngoài còn đàn bà, con gái ngồi mâm đặt gian trong. Vì sao vậy? Để cắt nghĩa vấn đề này, chúng tôi giới thiệu vắn tắt một số mối quan hệ mang tính chất huyết thống trong gia đình người thái như sau.
1/ Quan hệ giữa cô dâu với những người trong gia đình.
a/ Cô dâu với những người nam giới bậc trên chồng.
ở trong nhà, trong nội tộc, họ kính nể nhau. Trong sinh hoạt hàng ngày, họ rất có ý thức để tránh sự va chạm lẫn nhau. Vì thế, trong những bữa cơm hàng ngày, cô dâu không ngồi ăn cùng mâm với bố chồng, anh chồng hoặc chú bác trong nhà, trong nội tộc.
Nếu uống rượu cần thì cô dâu cũng không được cầm cần uống cùng một loạt với bố chồng hoặc anh chồng.
Phòng ở của cô dâu, bố chồng hoặc anh chồng tuyệt đối không được đặt chân vào ( mặc dù có đông người) và ngược lại cô dâu cũng vậy.
b/ chàng rể đối với nữ giới bậc trên vợ trong nhà.
Cũng tương tự như cô dâu đối với bố chồng, anh chồng. Bữa cơm chàng rể cũng không được phép ngồi ăn chung mâm vối mẹ và chị của vợ.
Những mối quan hệ trên như những quy định nghiêm ngặt thậm chí trở thành vấn đề kiêng kị trong sinh hoạt gia đình.
Vì thế, trong gia đình người Thái, khi có dâu, có rể trong nhà, mặc dù ít người, khi ăn cơm, họ vẫn phải dọn ăn thành hai mâm. Gian ngoài dành cho mâm đàn ông còn gian nhà trong dành cho mâm phụ nữ. gia đình nào sinh hoạt tuỳ tiện sẽ bị bà con, xóm giềng lên án ngay.
Một số phong tục trong cưới hỏi:
Từ xưa đến nay người Thái đón dâu về lúc 1 giờ sáng. Khi đưa dâu lên cầu thang Bố mẹ chồng làm lễ rửa chân cho cô dâu và chú rể mới được bước chân lên cầu thang.
Khi gả con gái về nhà chồng chú rể có món quà tặng mẹ vợ là một vòng tay. Chiếc vòng tay này mang ý nghĩa là vòng sữa mẹ.
Bài đọc:
Lan nọi tên họng ê Khang, cha pay học ma, lan tham mệ:
Ủi ơi ( Mệ ơi) ài chông pay ê tủa, cờ lơ?
Cháu nhỏ tên là Khang, mới đi học về, cháu hỏi mẹ:
Mẹ ơi anh Chông đi làm gì , Ở đâu?
ĐỐI THOẠI
Ai Chông tâng pò mứng nhắng hừn hươn nứa gam ồng dam ề ( ổng, Mệ nài)
Anh Chông và bố con đang lên nhà trên thăm ông bà ngoại
ĐỐI THOẠI
Chơ lơ lực nhỉn nọng Là và ồng tâng ề nhăng pảy lông hươn bác Huồng pảy ma?
sao con nghe em Là (út ) bảo ồng và bà ngoại xuống nhà bác Huồng (cả) chưa về ?
TẬP ĐỐI THOẠI
Chác hởi, cú cợ bỏ hụ. Khư lè ò tâng ài mứng bọc nà Nga áu ma dảm bác Tâm mự ngoa cờ nhắng pày mưa.
Chác vậy. mẹ cũng không biết. Hình như bố và anh con bảo dì Nga đưa về thăm bác Tâm từ hôm qua cũng chưa về.
ĐỐI THOẠI
Nhỉn hụ táy hươn mơi nạ, chù côn cờ nhắng còi dù đỉ lại và chựa.
Nghe nói gia đình dì ai cũng khoẻ mạnh
ĐỐI THOẠI
Mứng pảy họng nọng La lẹo mơi mứng au cẳn pảy dò moi, mẹn nhăng cuộm pò mứng tâng ài Chông xì bọc mời xàu táo ma hươn thới nớ !
Con đi gọi em La rồi các con đưa nhau đi xem, nếu còn kịp bố con và anh Chông thì bảo họ quay về nhà đi nhé !
II . Từ ngữ và câu mẫu.
1/ Từ ngữ
Tập phát âm đúng, nói đúng và thuộc hệ thống từ ngữ sau:
- ó ( ảnh, bọ, ái) : Bố
- Mệ ( ui, ới) : Mẹ
- ái ( ồng) : Anh
- ợi ( ới) : Chị
- Noọng : Em
Tập phát âm đúng, nói đúng và thuộc hệ thống từ ngữ sau:
Của :o
- Ao : Chú
- Lùa : Mự
- Lùng : Bác trai
Pá : Bác gái
- Ông ( ù): Ông nội
- Mệ ấu : Bà nội
- Ộng: Ông ngoại
- Mệ nài: Bà ngoại
- Nạ : Cậu, gì
- Khươi : Rể
- Pợ : dâu
- Lục ( lực): Con
- Lan : Cháu
- Hườn : Nhà
- Tày hườn: Gia đình
3. Tập đếm
Nựng : 1
Xong : 2
Xam : 3
Xí : 4
Hà : 5
Hốc : 6
Chêt : 7
Pét : 8
Càu : 9
Xíp : 10
Xíp mốt: 11
Xíp xong : 12
Xíp xam : 13
Xíp xí : 14
Xíp hà : 15
Xíp hốc : 16
Xíp chêt : 17
Xíp pét : 18
Xíp càu : 19
Xao : 20
2/ Câu mẫu
a/ Tày hườn noọng mì kí cồn?
- Tày hườn noọng mì hà cồn.
b/ Ó ( mệ, noọng) pay cơ lơ?
- Ó (mệ, noọng) pay ệt háy.
c/ Pi nị ái tó lơ tuổi?
- Pi nị ái xam xíp tuổi.
d/ Ái kin ngài pày?
- Ái nhằng pày kin.
- Ái kin ngài lẹo.
III. Luyện tập theo mẫu câu.
Tập nói hàng loạt câu có đối tượng khác nhau. Ví dụ:
Tày hườn ái mì kí cồn?
Tày hườn lùng mì kí cồn?
Tày hườn ợi mì kí cồn?
Tày hườn noọng mì kí cồn?
IV. Hướng dẫn học ở nhà
1/ Tự tìm hiểu thêm về một số mối quan hệ trong gia đình người Thái.
2/ Phát âm đúng và học thuộc các từ trong bài.
3. Tập đếm
Nựng : 1
Xong : 2
Xam : 3
Xí : 4
Hà : 5
Hốc : 6
Chêt : 7
Pét : 8
Càu : 9
Xíp : 10
Xíp mốt: 11
Xíp xong : 12
Xíp xam : 13
Xíp xí : 14
Xíp hà : 15
Xíp hốc : 16
Xíp chêt : 17
Xíp pét : 18
Xíp càu : 19
Xao : 20
4/ Tập phát âm và đọc thuộc các từ ngữ liên quan đến bài học sau đây.
- Lực khươi : Con rể
- ái khươi : Anh rể
- Noọng khươi: Em rể
- Lan khươi: Cháu rể
- Pó ké ( pó chài, phù chài) :Đàn ông, nam giới
- Mé nhinh ( mé kè): Phụ nữ, đàn bà
- Lực chài : Con trai
- Lực xao : Con gái
- Lình nọi : Trẻ em
- Phù tợp ( cồn ổm): Người lớn
- Mới ái : Các anh
- Mới noọng: Các em
- Ề : Nhiều
- Nói : ít
- Nọi : Nhỏ
- Xơ ( tầng, tàng): Và
Bài 2
Cách xưng hô
I . Vài nét giới thiệu.
Dân tộc thiểu số nói chung, dân tộc Thái nói riêng vốn rất chất phát, thật thà và có lòng mến khách.Khi có khách đến nhà, họ thường tiếp đón niềm nở, hỏi thăm tình hình sức khoẻ, đời sống, mùa màng của gia đình và bà con hàng xóm. Nếu là khách quý, họ thường mở rượu cần và mời anh em trong gia tộc đến để cùng gia đình vui tiếp khách. Họ thường mời khách ngồi ở vị trí kính trọng nhất ( bên trên).
Khi khách ra về, họ thường có quà gửi cho gia đình và tiễn đưa khách chu đáo. Trong cuộc tiễn đưa, họ thường dặn khách nhớ trở lại chơi với gia đình vào những dịp khác - đừng quên gia đình.
Đối với khách, khi được gia đình tiếp đón chu đáo. Trước khi ăn uống, họ thường cảm ơn lòng tốt của gia đình một cách chân thành. Nhằm thể hiện lòng thành với nhau, họ thường nâng chén rượu chuc nhau và cạn luôn chen đầu. Các chén sau đó thì tuỳ vào sự thoả thuận giữa khách và chủ. Sau khi ăn xong, họ thường uống một người một chén gọi là rượu tráng miệng.
Trong một ngôi nhà sàn ba hoặc năm gian, họ bắc cầu thang chính lên gian nào thì gian đó được quy định là gian ngoài. Gian này, họ thường đặt bàn thờ gia tiên ở một góc nhà. Tính từ góc đặt bàn thờ dọc theo ngôi nhà, người ta quy định là phía trên. Khi ngủ những người trong gia đình hoặc khách đều phải quay đầu về phía đó. Họ dùng gian ngoài này để tiếp khách. Nếu khách là con trai thì có thể gia đình bố trí nghỉ ngay gian này
Nếu khách nữ thì được bố trí nghỉ ở những gian phía trong với gia đình. Mặc dù không kiêng cự nhưng phụ nữ ít khi sinh hoạt tại gian ngoài vì họ cho đó là khó coi. Bởi thế, cán bộ công tác ở địa bàn miền núi cần biết để tránh những điều mình vô tình làm cho dân không hài lòng.
Vị trí ngồi trong bữa ăn, hoặc một cuộc vui rượu cần, uống nước chè xanh… Dân tộc Thái thường xếp những người cao tuổi hoặc khách quý ngồi phía trên còn những người ít tuổi hơn thì ngồi phía dưới.
II. Từ ngữ và câu mẫu
1/ Từ ngữ
Các cặp từ dung để xưng hô của dân tộc thái có đôi chỗ khác nhau, nghĩa là dung cặp từ này hay cặp từ kia cũng tuỳ thuộc vào âm và thói quen của từng vùng, tưng nhóm dân tộc. Ở đây chúng tôi chỉ cung cấp một số cặp từ xưng hô thường dùng.
a/ Cặp từ: Khói - ngài => Tôi - ông, bà.
Cặp từ này, dân tộc Thái dùng trong trường hợp tôn trọng và kính nể lẫn nhau ( đối với khách hoặc đối với thông gia).
2a. Từ ngữ nhân xưng
Khi sử dụng cặp đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai – Thông dụng nhất là cặp từ : Cú- Mưng ( Tôi – Anh), nếu người nói thể hiện sự khiêm nhường hay kính trọng thì thường sử dụng: Khòi – Ngai ( Tôi – anh).
Ngoài ra khi sử dụng với các cặp khác thì phải hợp lý với các mối quan hệ giữa hai bên. Ví dụ : Ài ( anh) thì người đối diện phải là : nọng ( Em) hoặc lản ( Cháu) thì người đối diện phải là “ Pa” ( Bác gái), Bác ( Bác trai)...
Ngoài ra khi sử dụng với các cặp khác thì phải hợp lý với các mối quan hệ giữa hai bên. Ví dụ : Ài ( anh) thì người đối diện phải là : nọng ( Em) hoặc lản ( Cháu) thì người đối diện phải là “ Pa” ( Bác gái), Bác ( Bác trai)...
Từ ngữ trong xưng hô
Cú : Tôi
( Khòi, nọng, ài)
Mưng: anh
(Ngái, bác, pà, lản, ộng, mệ)
Xáu : nó
( Hắn)( Hàu, xá)
Mời tủ : chúng tôi
(Mời khòi, tủ khòi)
Từ ngữ trong xưng hô
Mời hau: Chúng tôi
Mời mứng: các anh
(Mời ngái, mời ài, mời ời, mời lản, nời nọng)
Mời xàu: chúng nó, bọn nó, bọn hắn
( Mời hàu, mời ạ)
2/ Câu mẫu
a/ Khói tầng ngài pay nhài nọ.
b/ Cu tầng mừng pọm căn pay hiền nọ.
c/ Sờn(mời) ngài nắng khừn nưa.
d/ Khói tầng mới ới, mới ái pọm căn phọn nọ.
e/ Sờn(mời) ái kin năm chè mờ.
III. Luyện tập theo câu mẫu.
Noọng tầng ái pay nhài nọ. Ví dụ: Câu mẫu a học viên có thể thay thế như sau:
Cu tầng mừng pay nhài nọ.
Ái tầng noọng pay nhài nọ.
( Các câu mẫu khác cũng tiến hành tương tự).
IV. Hướng dẫn học ở nhà.
1/ Hãy tìm hiểu về vấn đề: Bố trí nơi ăn ở trong một ngôi nhà sàn của dân tộc Thái.
2/ Học thuộc các cặp từ có trong bài và tập nói theo câu mẫu nhiều lần.
3/ Tập đếm các số từ 21 đến 30 bằng tiếng Thái.
Bài 3
Cách chào
I . Vài nét giới thiệu về cách chào của người Thái.
Anh em, bạn bè lâu ngày gặp nhau hoặc khách lạ đến nhà, dân tộc Thái thường chào hỏi rất vồn vã, ân cần. Cùng với lời chào, họ còn kèm theo động tác giơ một hoặc hai tay ngang cằm (về phía trước mặt) để biểu hiện lòng thành và sự tôn trọng lẫn nhau. Khi chào có kèm theo động tác giơ tay trong những trường hợp sau:
- Người mình chào là khách quý đứng tuổi
- Những người đứng tuổi là thông gia với nhau.
- Người mình chào là người già đáng kính nể.
Trong ba trường hợp trên, chào gặp gỡ cũng như chào chia tay đều có động tác giơ tay kèm theo lời chào.
Ngoài chào ra, động tác giơ tay còn được dùng trong trờng hợp cảm ơn nhau một vấn đề nào đó. Chẳng hạn, khách quý đến nhà gia đình có rượu cần hoặc thịnh soạn một bữa cơm tiếp khách. Trước khi dùng, khách thường có một vài lời nói lên cảm nghĩ của mình và thường kết thúc bằng lời cảm ơn có kèm động tác giơ tay.
II . Từ ngữ và câu mẫu
1/ Từ ngữ
a/ Những từ ngữ dựng để thay từ “chào” khi gặp nhau, gồm:
- Khoe bỏ? : Khỏe không?
- Nhằng khoe bỏ? : Có khỏe không?
- Cói du bỏ? : Bình an không?
- Nhằng cói du bỏ?: Có bình an không?
Những từ ngữ trên được sử dụng tùy theo thói quen từng vùng, từng địa phương. Khi gặp nhau, Người Thái sử dụng để chào.
b/ Những ngữ dùng để thăm hỏi, gồm:
- Lối nị nhằng khoe bỏ?=>Dạo này có khỏe không?
- Khào nị nhằng khoe bỏ?
Những câu này, người Thái thường dùng hỏi thăm ngay sau lời chào.
Ví dụ. - Nhằng khoe bỏ ái?
- Nhằng khoe, noọng khoe bỏ?
- Lối nị ái nhằng khoe bỏ?
Dạo này anh có khỏe không?
c/ Những từ ngữ dùng để chào chia tay, tạm biệt, gồm:
- Khoe nơ . (Khỏe nhá.)
- Chín khoe nơ. (Mạnh khỏe nhá.)
- Pay con nơ. (Đi đã nhá.)
- Du mà khoe nơ. (Ở lại khỏe nhá.)
Ví dụ: Khi chào chia tay một người cụ thể, ta sử dụ như sau:
- Ái pay cón nơ. (Anh đi đã nhá.)
- Noọng du mà khoe nơ. (Em ở lại khỏe nhá.)
2/ Câu mẫu.
a/ - Nhằng khoe bỏ ái? :Chào anh, có khỏe không anh?)
- Nhằng khoe, noọng nhằng khoe bỏ?: anh khoẻ, em có khoẻ không
b/ Lối nị, ái nhằng khoe bỏ? : Dạo này, anh khỏe không?
- Chả ơn noọng, lối nị ái nhằng khoe - Cảm ơn em, dạo này anh khỏe.
c/ - Ái pay noọng nơ. : Anh đi em nhá.
- Khọi ! Ái pay khoe nơ : Dạ ! Anh đi khỏe nhá.
- Noọng du mà khoe nơ : Em ở lại khỏe nhé
- Khọi ! Ái pay đi mà họt nơ : Dạ! Anh đi đến nơi về đến chốn nhá.
III. LUYỆN TẬP.
1/ Tập nói theo tình huống.
a/ Chào và hỏi thăm sức khỏe.
- Nhằng khoe bỏ ái? (Chào anh! Anh có khoẻ không?)
- Nhằng khoe, noọng khoe bỏ
(Vâng, chào em, Em khoẻ không? )
- Ái xơ tày hườn lối nị khoe mết bỏ? (Anh và gia đình dạo này khỏe cả không?)
- Chả ơn! Ái xơ tày hườn khoe mết. (cảm ơn, anh và gia đình khỏe cả.)
b/ Chào và hỏi thăm công việc.
- Nhằng khỏe bỏ ái => Chào anh.
Nhằng khoe, noọng khoe bỏ=> Vâng, chào em
- ái pay cơ lơ ma ?=> Anh đi đâu về đấy?
- Ái pay ệt việc du cơ quan ma=> Anh đi làm việc ở cơ quan về.
c/ Chào tiễn đưa.
- Noọng mưa con nơ.=> Em về đã nhá.
- Ợ noọng mưa khoe nơ.=> Vâng, em về khỏe nhá.
- Noọng chúc ái xơ tày hườn du mà khoe nơ.=> em chúc anh và gia đình ở lại
khỏe nhá.
- Chả ơn noọng.=> Cảm ơn em.
2/ Hội thoại theo đoạn văn.
- Lan: Nhằng khoe bỏ lung?
- Lung: Nhằng khoe, lan nhằng khoe bỏ?
- Lan: Khọi, lan nhằng khoe. Lối nị, Lung xơ tày hườn phơ cả khoe mết bỏ.
- Lung: Chả ơn lan, lối nị lung xơ tày hườn phơ cả cỏi du. Lan nắng nhài kin nặm.
- Lan: Khọi, chả ơn lung.
- Lung: Tày hườn lan nhằng khoe mết bỏ?
- Lan: Chả ơn lung tham khao, tày hườn lan nhằng khoe.
- Lung: Lan mà dam hay mì việc lơ?
Lan: Khọi! Lan mà nhài, bỏ mì việc lơ. Phạo du, lan mừa lung nơ. hớ lung cơi khoàm dam tày hườn năm nơ.
- Lan: Khọi! Chả ơn lung.
IV. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
1/ Học thuộc từ ngữ trong bài.
2/ Tập nói theo các tình huống trong bài nhiều lần.
3/ Tập đếm số từ 31 đến 40.
4/ Đọc và thuộc các từ ngữ sau
- Mự ngoa : Hôm qua
- Mự nị : Hôm nay
- Mự nớ : Ngày mai
- Mự hừ : Ngày mốt
- Bươn cón : Tháng trước
- Bươn nị : Tháng này
- Bươn lăng : Tháng sau
- Pi cai : Năm qua
- Pi nị : Năm nay
- Pi ná : Năm sau
Đọc và thuộc các từ ngữ sau
- Hâng mự : Lâu ngày
- Nhàm chậu : Buổi sáng
- Nhàm xai( nghền) : Buổi trưa
- Nhàm cải : Buổi chiều
- Nhàm khắm : Buổi tối
- Nhàm khừn : Ban đêm
BÀI 4
MỘT SỐ TỪ NGỮ VÀ CÂU DÙNG ĐỂ HỎI
Cung cấp và tập cho học viên nói đúng các từ ngữ và câu dùng để hỏi. Qua đó hướng dẫn học viên sử dụng phù hợp với nội dung, ngữ cách mình muốn hỏi.
I. TỪ NGỮ VÀ CÂU MẪU
1/ Từ ngữ
- Phơ?( pửa?) : Ai?
- ăn lơ ( ăn tủa?) : Cái gì?
- Ệt ăn lơ? ( ề ăn tủa?) : Làm cái gì?
- Chơ lơ? : Khi nào, lúc nào, bao giờ?
- Pay (po, pa, pơ) : Đi
- Pay cơ lơ? : Đi đâu?
- Pay cơ lơ ma? : Đi đâu về?
- Kín ( ki) : Ăn
- Kín ăn lơ lẹ? : Ăn cái gì thế?
- Kín khầu páy? : Ăn cơm chưa?
- Kín khầu chậu páy?: Ăn cơm sáng chưa?
- Kín ngai páy? : Ăn trưa chưa?
- Kín lanh páy? : Ăn tối chưa?
2/ Mẫu câu
a/ Noọng:- Ái páy cơ lơ ma ?
Ái : - Ái páy ệt việc ma.
b/ Noọng:- Ái ệt việc du cơ quan lơ ?
Ái : - Ái ệt việc du Huyện ủy Anh Sơn.
c/ Noọng: - Hườn ái mi kì côn?
Ái : - Hườn ái mi xí côn.
d/ Ái : - Noọng kin khầu páy?
Noọng: - Noọng kin khầu lẹo ( Noọng páy kin).
II. LUYỆN TẬP THỰC HÀNH.
1/ Dùng từ ngữ trong bài và từ ngữ đã học thay vào câu mẫu, tập nói theo nhóm.
2/ Hội thoại theo đoạn văn.
a/ Đoạn 1.
- Lan : Nhằng khoe bỏ lung?
- Lung: Nhằng khoe, lan khoe bỏ?
- Lan : Chả ơn lung, lan nhằng khoe.
- Lung: Lan du cơ lơ ma?
- Lan : Lan du huyện ma.
Lung: Mà mi việc lơ bỏ?
- Lan : Khọi! Lan mà ệt việc năm chầu bàn.
b/ Đoạn 2.
- Noọng: ời sinh đầy kì lan lẹo?
- ới : Chả ơn noọng tham khào,ời sinh đầy xoong lan. Lản nhinh nựng,
chài nựng.
- Noọng: Lan cốc đầy kí pỉ?
- ới : Lan cốc đầy xíp xoong pỉ.
- Noọng: Lan hiền kềnh bỏ ời?
- Ới : Ợ, cờ nhằng mi bun, pi lơ cà đày hườn trường nhọng
3/ Dịch đoạn văn.
a/ Đoạn 1.
- Cháu: Có khỏe không bác?
- Bác : Khỏe, cháu khỏe không?
- Cháu: Cảm ơn bác, cháu cũng khỏe.
- Bác : Cháu từ đâu đến?
- Cháu: Cháu ở huyện đến.
- Bác : Đến có việc gì không?
- Cháu: Dạ! Cháu đến làm việc với trưởng bản.
b/ Đoạn văn 2.
- Em : Chị sinh được mấy cháu rồi?
Chị : Cảm ơn em hỏi thăm, chị sinh được hai cháu, một gái, một trai.
Em : Cháu đầu được mấy tuổi?
- Chị : Cháu đầu được mười hai tuổi.
- Em : Cháu học giỏi không chị?
- Chị : Vâng cũng đang có phúc, năm nào cũng được nhà trường phát giấy khen.
IV. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
1/ Học thuộc từ ngữ trong bài.
2/ Tự đặt 10 câu hỏi và tự trả lời đúng nội dung các câu hỏi đó bằng tiếng Thái.
3/ Tập đọc các số từ 41 đến 50.
BÀI 5
MỘT SỐ TỪ NGỮ VỀ ĂN UỐNG, SINH HOẠT
I. VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ NẾP SỐNG VÀ ĂN UỐNG CỦA DÂN TỘC THÁI
1/ Thói quen truyền thống.
Săn bắt thú rừng là một trong những cách kiếm sống của đồng bào các dân tộc ở miền núi. Hiện nay, cách kiếm sống cổ truyền vẫn tồn tại ở một số ít gia đình thuộc vùng sâu của các huyện, xã vùng cao. Mỗi khi săn bắt được thú rừng to, họ thường tổ chức liên hoan khao làng. Trong bữa liên hoan đó, gia đình thợ săn thường chỉ nấu thức ăn và chuẩn bị đồ uống rượu.
2/ Việc ăn uống thường ngày.
Bữa cơm thường ngày của người dân rẻo cao thường rất đơn giản. Họ dùng xôi nếp chấm với chẻo. Chẻo có thể dùng tôm, cua, cá, thịt nướng đâm nhỏ trộn với gừng, sả hoặc các gia vị khác. Trong mâm, họ thường đặt một bát chẻo để cả mâm dùng chung. Khi dùng xôi chấm, họ thường dùng tay vắt. Mỗi lần chấm xuống bát chẻo, họ thường bẻ từ vắt xôi to ra từng miếng nhỏ để chấm.
Chấm miếng nào dùng luôn miếng đó. Họ rất kiêng dùng vắt xôi to chấm xuống bát chẻo. Vì mỗi lần như vậy chỉ dùng được một miếng, sau đó lại chấm xuống bát chẻo dùng chung sẽ không giữ được vệ sinh. Đến với miền núi nói chung, với dân tộc Thái nói riêng ta cần biết cách sinh hoạt này để nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống người dân rẻo cao.
II. TỪ NGỮ VÀ CÂU MẪU
1/ Từ ngữ
- Kín : Ăn, uống
- Kín khầu : Ăn cơm
- Kín nặm : Uống nước
- Kín lầu : Uống rượu
- Kín đoong : Ăn cưới
- Kín pự(hạt) : Ăn tràu
-Kín da( đụp da) :Hút thuốc
Muốn: Vui.
Mau làu: Say rựou
Chẹp : Ngon
Chẹp tẹ:ngon thật
Ím : no
- Ím lẹo :no rồi
- Xẹp toọng: đói bụng
- Dạc kín :Muốn ăn
- Bỏ kín : Không ăn
- Hờ : cho
- Bỏ hờ : Không cho
2/ Câu mẫu
- Mời ởi kín khầu năm noọng.
- Noọng ơi hờ ởi kín khầu năm.
- Lung ơi hờ lan xo tố hườn năm.
Lan xo phép pay non.
Pà ơi ! Lan xẹp toọng hờ lan xo kín khầu năm.
Lan xo lội, lan bỏ kín đày lầu.
Lan mơi lung kín năm lan chèn lầu nị
III. LUYỆN TẬP
1/ Tập nói theo câu mẫu
Học viên dùng từ trong bài hoặc vốn từ đó thay vào câu mẫu để tập nói cả nhóm.
2/ Tập nói và dịch các câu sau:
- Noọng mời Ởi kín khầu.
- Lan mời pỏ, lung kín nặm.
- Ài, ời hờ noọng kín khầu năm.
- Pỏ ệt ngài páy?
- Pỏ ệt ngài lẹo
- Pỏ nhằng páy ệt
Pỏ kín khầu páy?
- Pỏ kín khầu lẹo
- Pỏ nhằng páy kín
IV. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
1/ Tập nói và thuộc từ, câu trong bài
2/ Tập đếm các số từ 51 đến 60
BÀI 6
MỘT SỐ ĐỒ DÙNG VÀ DỤNG CỤ GIA ĐÌNH
I/ GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ DỤNG CỤ TRONG GIA ĐÌNH
Dân tộc Thái nói riêng và một số dân tộc ít người nói chung thường sinh hoạt trong ngôi nhà sàn. Ngôi nhà ấy ít nhất cũng có ba gian. Gian bắc cầu thang chính gọi là gian ngoài, phía đặt bàn thờ gọi là phía trên. Cách sắp xếp nơi ở và đồ dùng trong nhà như sau:
- Đối với các đồ dùng sinh hoạt: Họ thường để gian trong cùng. Gian ngoài thường chỉ đặt bàn ghế, ấm chén để tiếp khách. Mọi người trong nhà ít phơi đồ ở gian ngoài đặc biệt là đồ phụ nữ.
- Đối với đồ dụng cụ lao động họ thường tập trung một góc dưới sàn nhà như cày, cuốc, cối giã gạo, riêng dao, liềm, hái họ thường để trên nhà nhưng chỉ để ở gian trong bên trong ( phía dưới) . Tuyệt đối họ không dắt dao lên phên vách ở gian ngoài và phía trên của gian ngoài ( gian thờ).
II. TỪ NGỮ VÀ CÂU MẪU
1/ Từ ngữ
a/ Một số đồ dùng trong gia đình:
- Pàn : Mâm
- Thụ : đũa
- Thuối : bát
- Le : đĩa
Mó : nồi
Chong ( Buồng) : Môi
Pạ : dao
Xốc : Xẻng
Xiêm : Xuổng
- Biếng:Niếng hông xôi
- Phà : chăn
- phục : chiếu
- Pời : màn
- Mon : gối
- Xứa : đệm
- Xồng xừa: quần áo
- Bua chộc : cối
- Xạc : chày
b/ Một số dụng cụ lao động
- Pạ : dao
- Mịt lem : dao nhọn
- Mịt bang : dao thái mỏng
- Kiều : liềm
- Pạ bạch : dao phát
- Thay : cày
2/ Câu mẫu
- Pỏ ơi hớ lục dưm( mạn) mó tồm khầu năm.
- Pỏ ơi hớ lục xo cưa năm.
Lung pay cơ lơ ma.
Lung pay ê na ma.
Lung ê ăn tủa?
Lung ê xuôn phắc
Nọong mi ề xồng xừa đi tẹ nọ
III. LUYỆN TẬP
1/ Tập nói theo câu mẫu.
2/ Tập nói theo đoạn văn:
- Tiếng Thái
Khòi pay dam lăng hườn côn Thái nựng. Lăng hươn hạn xam hòong du hua bàn. Cuông lăng hươn mốt mảy. Coong lua( phừn) xớ cuốc, thay bảy piềng căn đi ta. Dáng khứn đay, khòi hên xam hoòng hườn mốt mày tẹ. Choong, phục, phà pởi phắp piềng căn. Pà tình nặm, khoan( van), pạ pọm bảy (cứ) miếng âu ngại.
- Tiếng Việt.
Tôi đến thăm một ngôi nhà người Thái. Ngôi nhà sàn ba gian ở đầu bản. Dưới sàn nhà sạch sẽ ngăn nắp. Đống củi và cuốc, cày được sắp xếp đẹp mắt. Bước lên cầu thang, tôi thấy ba gian nhà rất sạch sẽ. Giường, chiếu, chăn đều gọn và sạch. Những ống đựng nước, cái rừu, cái dao đều để nơi thuận tiện.
IV. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
1/ Học thuộc các từ trong bài.
2/ Tập nói theo câu mẫu.
3/ Tập đếm các số từ 61 đến 70.
BÀI 7
HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI
I. VÀI NÉT VỀ CHĂN NUÔI Ở MIỀN NÚI
Đặc điểm miền núi là đất rộng người thưa, rất thuận lợi trong việc phát triển chăn nuôi. Nguồn thức ăn chủ yếu cho gia súc là các loại cây cỏ, rau lá rừng. Từ trước tới nay, đồng bào Thái cũng như các dân tộc ít người khác đã biết phát huy thế mạnh ấy của rừng. Cách chăn nuôi truyền thống là thả rông. Ngày trâu bò vào rừng ăn, đêm tự về dưới sàn nhà hoặc các bờ bụi xung quanh làng bản. Hiện nay, phần lớn họ chăn nuôi đã có chuồng trại trong vườn.
Ngoài trâu bò, họ còn nuôi nhiều lợn, gà. Lợn họ cũng nuôi theo cách thả rông. Họ cho lợn ăn mỗi ngày hai lần chủ yếu là húp cám húp nước. ăn xong, lợn vào rừng kiếm ăn thêm các loại rau, lá rừng.
Do cách chăn nuôi như vậy nên họ ít chú ý đến việc phát triển kinh tế vườn. Trước đây ở vùng cao, các loại cây ăn quả và hoa màu rất ít.
II. TỪ NGỮ VÀ CÂU MẪU
1/ Từ ngữ
- tô ( mẻ) : con
Tô má : con chó
- Tô cay : con gà
- Tô pết : con vịt
- Tô Quai ( Khoai):Con trâu
Tô Ngua: Con bò
Tô meo: Con Mèo
Tô mú: Con Lợn
Tô bè: Con dê
- Tô pa : con cá
- Tô cùng : con tôm
- Tô pu : con cua
- Tô chạng : con voi
- Tô mạ : con ngựa
- Tô nộc : con chim
Các con: ngan, ngỗng, thỏ dùng tiếng phổ thông
III. LUYỆN TẬP
2/ Tập nói theo đoạn văn
- Tiếng Thái
Ngua, khoai khoong côn Thái tưng pưng cuông pá nặp bỏ mết. Càu xíp mự chàu hươn chặng khầu pá diềm dam bạt nựng. Xáng hươn mu, cay tưng pưng. Côn H Mông chằng nhằng liệng mạ. Lạ hươn mi xam, xí tô. Mạ mẹn tô xắt liệng bảy chở khầu, chở khướng khoong cồn dụ pu xung.
TIẾNG VIỆT
Trâu bò của người Thái từng đàn trong rừng đếm không xuệ. Chín mười ngày chủ nhà mới vào rừng thăm nom một lần. Quanh nhà, lợn, gà từng đàn. Người HMông lại còn nuôi ngựa. Mỗi nhà có ba, bốn con. Ngựa là vật nuôi để vận chuyển lúa gạo, đồ đạc của người ở núi cao.
IV. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
1/ Học thuộc từ ngữ trong bài và tập nói theo mẫu câu.
2/ Tập đếm các số từ 61 đến 70
3/ Đọc thuộc các từ ngữ sau:
- Liệng ngua:Chăn bò
- Cưa mu :Cho lợn ăn
- Tô xưa :Con hổ
- Tô linh :Con khỉ
- Tô ngu :Con rắn
- Tô quang :Con hươu
- Tô táu : Con rùa
- Tô mươi: Con gấu
- Tô pu :Con cua
- Tô cùng:Con tôm
- Tô nhung: Con muỗi
- Tô nu: Con chuột
- Xự chịn :Mua thịt
- Chịn tốm: Thịt luộc
- Chịn pính: thịt nướng
BÀI 8
HOẠT ĐỘNG TRỒNG TRỌT
I. VÀI NÉT VỀ CÁCH LÀM ĂN TRƯỚC ĐÂY CỦA NGƯỜI THÁI
Trước đây, dân tộc Thái ở vùng sâu sống theo lối tự cung, tự cấp là chủ yếu. Họ sống bằng nghề phát rẫy làm nương để trồng lúa, ngô và sắn. Một năm chỉ có một mùa lúa rẫy, trịa vào tháng 4, tháng 5 âm lịch và thu hoạch vào tháng 9, tháng 10 âm lịch. Do rẫy có độ dốc không giữ được màu nên họ dùng trịa lúa có một lần
Vụ lúa sang năm lại phát vạt rừng mới để trịa lúa. Chính vì thế rẫy lúa của họ ngày càng xa làng bản. Có những nơi tính từ bản đến rẫy phải đi ròng rã cả ngày. Cách làm ăn này ít nhiều ảnh hưởng đến việc học hành của con cháu. Mùa rẫy đến, thường con cháu phải nghỉ học để coi nhà, giữ em cho bố mẹ đi làm, thậm chí họ ở lại trong rẫy cả tháng mới về.
Mùa thu hoạch, họ thường làm kho lúa tại rẫy. Thu hoạch xong, người về bản nghỉ cả, kho lúa không ai canh giữ. Số lúa đó, họ vận chuyển về ăn dần trong năm
II. TỪ NGỮ VÀ CÂU MẪU
1/ Từ ngữ.
a/ Một số từ ngữ nói về cây lương thực
- Co khầu: cây lúa
- Huồng khầu : bông lúa
- Khầu cà :lúa mạ
- Khầu nuồi: thóc
Khầu xan: gạo
Khầu chào : Cơm
Khầu nừng: Xôi
- Khầu chăm : Gạo tẻ
- Khầu niêu: Gạo nếp
- Co đươi : Cây ngô
- Phắc đươi: Bắp ngô
- Mịt đươi : Hạt ngô
- Mên : Khoai
- Mên ón: Khoai lang
- Mên co : Khoai sắn
b/ Một số từ ngữ nói về hoa màu
- Mạc ngà : vừng
- Mạc thua lắp: lạc
- Mạc phắc: quả bí
- Mạc buộp: quả mướp
- Mạc khưa:quả cà
- Mạc tanh: quả dưa
- Phắc hom: rau thơm
- Phắc hụm:rau dền
- Phắc ban:rau bù ngọt
- Phắc bùng: rau muống
- Phắc cạt :rau cải
- Phắc cạt búp: bắp cải
2/ Câu mẫu
- Noọng kín khầu páy?
- Noọng kín khầu lẹo.
- Pỏ ơi lục xẹp toọng lẹo.
- Pỏ ơi hớ lục kín khầu năm.
- Mời ỏi kín khầu.
III. LUYỆN TẬP
2/ Tập nói theo đoạn văn.
- Tiếng Thái
Đày pay moi hảy khoong phù tày chăng hên đày hống tệch khoong khâu. Pá hảy khấu quàng têm ta, kheo te pu nị khàm pu ứn khư vả bỏ mi chờ lơ mết. Nhàm khầu xúc mới pom pu xạ mi thiêng hảy xớ lậu khầu. Du tin hảy, khâu pục phắc cạt, mạc buốp... xáng thiêng xạ pục phặc hom.
TIẾNG PHỔ THÔNG
Có đi xem rẫy của đồng bào dân tộc mới thấy hết sức mạnh của họ. Những rẫy lúa bạt ngàn, xanh mướt chạy từ triền núi này sang triền núi khác tưởng không bao giờ hết. Mùa lúa chín, nhấp nhô giữa những triền lúa chín vàng là những chòi canh và kho lúa. Dưới các chân rẫy, họ còn trồng rau cải, mướp... cạnh chòi thì họ trồng rau thơm.
IV. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
1/ Học thuộc từ và tập nói theo mẫu câu
2/ Tập nói theo đoạn văn nhiều lần
3/ Tập đếm số từ 71 đến 80
4/ Học thuộc các từ ngữ sau
- Mạc cuối : quả chuối
- Mạc ực : quả bí đỏ
- Mạc thằn: quả na
- Mạc pục : quả bưởi
- Mạc kiếng: quả cam
- Mạc liu : quả quýt
- Mạc pải : quả vả
- Mạc cai : quả đào
- Mạc mặn: quả mận
- Mạc kiêng:quả dứa
- Mạc pạo :quả dừa
- Mạc hồng :quả đu đủ
- Nó mạy: Măng
- Cưa : Muối
- Nặm bắm:nước mắm
- Xuôn : vườn
- Hảy : rẫy
- Nà : ruộng
BÀI 9
MỘT SỐ CĂN BỆNH
I. VÀI NÉT GIỚI THIỆU
Hiện nay mạng lưới ytế của nhà nước đã triển khai tới các xã, làng miền núi nên việc khám chữa bệnh của đồng bào tương đối thuận lợi. Mặc dù vậy, đồng bào các dân tộc vẫn phát huy các vị thuốc quý giá của mình để chữa một số bệnh mà thuốc tây không phát huy tác dụng. Các vị thuốc ấy lấy từ rễ, cây, lá rừng. Rừng rất sẵn thuốc nhưng không phải ai cũng lấy được thuốc. Chỉ có ông thầy thuốc, người ta thường gọi là ông mo lấy được. ông mo này không nhiều, một bản có vài người, thậm chí cả vùng cũng chỉ có một vài người giỏi.
Phương thức chữa bệnh truyền thống là ông mo không lấy tiền. Muốn lấy thuốc chữa bệnh, người bệnh phải đến gặp và xin thuốc với ông mo. Lễ xin thường là một bát gạo, một chai rượu, vài miếng trầu cau và vài ngàn đồng. Nếu chữa được ông mo sẽ nhận lễ và lấy thuốc chữa cho bệnh nhân khỏi mới thôi. Khi khỏi, bệnh nhân mới đến trả công. Tùy theo bệnh từng người mà trả công. Lễ trả công thường là: Một vò rượu cần nhỏ, một chai rượu, một con gà, một bộ quần áo và tiền mặt. ông mo nhận và hành lễ xong. Họ thường dựng chung bữa cơm liên hoan và trả lại cho bệnh nhân một nửa số tiền mà bệnh nhân mang đến để lam phúc lộc. Ví dụ bệnh nhõn mang đến 100 ngàn đồng thì ông mo trả lại 50 ngàn đồng.
II . TỪ NGỮ VÀ CÂU MẪU
1/ Từ ngữ
a/ Từ ngữ nói về một số bệnh thông thường
- Chệp( kẹt): đau
- Pên : bị
Pên xày : bị sốt
Pên bắt: Cảm cúm
Lai ta: Hoa mắt
- Ha chơ nhạc: khó thở
Màu hua: chóng mặt
Ùm ờ : buồn nôn
- Xền mừ : rung tay
- Hạc mạy : thuốc
- Kin hạc mạy: uống thuốc
- Mo hạc mạy: thầy thuốc
2/ Các từ ngữ nói về các bộ phận cơ thể.
- Phôm : Tóc
- Hua : Đầu
- Hu : Tai
- Ta : Mắt
- Đăng : Mũi
- Xốp : Miệng
- Cang : Cằm
- Khò : Cổ
- Nà ang :Ngực
- Pum(toọng):Bụng
- Ca lăng : Lưng
- Kha cốc : Đùi
- Hua khầu:Đầu gối
- Kha : Cẳng
- Tin : Chân
- Pha tin :Bàn chân
- Nỉu tin: Ngón chân
2/ Mẫu câu
- Pà ơi, lan pên xày=> bác gái ơi, cháu bị sốt.
- Lung ơi hớ lan xo hạc mạy năm=> bác trai ơi cho cháu xin thuốc với.
- Lan bỏ khoe páy pay ệt việc đày=> Cháu mệt chưa làm việc được.
- Lung bỏ khoe pay viện mà hóm khèn lẻo bỏ?=> bác trai ốm đi viện về lành bệnh chưa?
III. LUYỆN TẬP
Tập nói theo mẫu câu sau:
- Ái ơi noọng pển xày.
- Mệ ơi hớ lục xo hạc mạy năm.
- Noọng bỏ khoẻ, páy pay ệt việc đày
IV. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
1/ Học thuộc từ ngữ trong bài.
2/ Tập nói theo câu mẫu nhiều lần.
3/ Tập đếm các số từ 81 đến 100.
BÀI 10
ÔN TẬP – HỆ THỐNG.
Hãy nói về bản thân: tên tuổi, công việc, vợ, con
Nói về gia đình: Nói về sở thích trong ăn uống.
Nói về công việc, cơ quan
HỆ THỐNG TỪ NGỮ ĐÃ HỌC
1/ A, Ă,Â:
Áp- Pay áp: Tắm – Đi tắm
Ao: Chú
Ăn lơ? ( Ăn tủa):Cái gì ?
Ăn lơ lẹ ? : Cái gì đấy ?
Ắt - Ắt pha tu: Đóng( Đẩy)- Đóng cửa
Ầu- Mệ ầu: Nội- Bà nội.
Âu- Âu hờ: Lấy – Lấy cho
Âu mia: Lấy vợ
Âu phua : Lấy chồng
2/ B – C - Ch
Bun – Mi bun : Phúc – Có phúc
Bánh nị ( Kháo nị) : Dạo này
Bàn – Bàn hau: Làng bản – Làng ta
Bịp : Bóp
Bơ mạy : Lá cây
Buông : Thìa
Biếng : Niếng hông xôi
Bua chộc : Cối
Cu (Căn) : Tôi
Cưa : Muối
Cúng – Tô cúng : Tôm – Con tôm
Cáng : Vơi
Co – Co mạy : Cây – Cây gỗ
Cọt : Ôm
Cọt xao : Ôm gái
Cọt báo : Ôm trai
Chiện ( Chồn) : Kể
Chụp – Chụp kèm : Hôn – Hôn má
Chuồn – Chuồn pay : Rủ - Rủ đi
Chẹp : ngon
Chọp : Vừa
Chừm : Bẩn
3/ D – Đ - H
Dạc : Muốn ( Khát)
Dam : Thăm
Dưm : Mượn
Dên : Nguội
Dăm : Dấu ( Dấu kín trong lòng)
Dưn : Đứng
Đày : Được
Đăm : Đen
Đanh : Đỏ
Đôm : Ngửi
Hên : Thấy
D – Đ - H
Hom : Thơm
Hụ : Biết
Hặc : Yêu
Hờ : Cho
Ha – Ma ha: Nhờ - Đến nhờ
Hằm : Cám
4/ KH – K - L
Kham – Kham kín: Tham – Tham ăn.
Khêm : Kim
Khòi : Tôi
Khọi : dạ
Khanh : Cứng
Khành căn : Thi nhau
Khoàm vậu : lời nói
Khong: Ồn ào
Khoong : Của cải
Khương : Rương
Khướng : Sung sướng
Khoằn : Khói
Kin : Ăn, uống
Kèm : Má
Kềm : Mặn
Lục – Lục non : Dạy Ngủ dậy
Lực : con
Lực xao : Con gái
Lực Chai : Con Trai
5/ N – M - Ng
-Nọoc : Ngoài
- Nọong : Em
- Nặm : Nước
- Mạc : Quả
- Mạc mạy: Các loại quả
Mo hạc mạy : Thầy thuốc
Mên : Hôi , thối
Mon : Gối
Má – Tô Má: Chó – Con chó
Mu – Tô mú : Lợn – Con lợn
M- Ng
Moi : Xem
Mừa : về
Mì : có
Mẹn- Bọ mẹn : Đúng – Không đúng
Ma- ma nì : Lại – lại đây
Ma – Pay cơ lơ ma : Về - Đi đâu về
Mạn : Mượn
Ngam : Đẹp
-Ngoạ: Dại, Dốt
Ngặm : Nghĩ, Suy nghĩ
Nghên: Ban ngày, Buổi trưa
6/ NH – O - P
Nhạo : Dài
Nhăng : Còn
Nhà, Nhà pay : Đừng, đừng đi
Nhàm : Chỉ thời gian
NHàm chậu: Buổi sáng
Nhàm xai : Buổi trưa
Nhàm Khằm : Buổi tối
Nhàm khừn : Buổi đêm
Ỏn, phắc ỏn : Non, rau non
ọc, ọc nọoc : Ra, ra ngoài
Pay, pay ín: đi, đi chơi
Pay ạp : đi tắm
Pay non: đi ngủ
Pay ệt việc : đi làm việc
Pay mưa hươn: Đi về nhà
Pay kín làu: Đi uống rượu
Pay kin khàu chậu : Đi ăn sáng
Pay kin đoong: Đi ăn cưới
Panh : sửa
Păn : Chia
Pa, tô pá : cá, con cá
Pắt : Bắt
Pu, tô pu : Cua, con cua
8/ PH – T - TH
Phơ ( Pửa) : ai
Phợ ( xền) Giật thột
Phạo : vội
Phọn : múa,nhảy múa
Phăn, non phăn: Mơ, Nằm mơ
Phằn, phằn lua : Chặt, chặt củi
Phằng : nghe
Phăng : Chôn
Phày ( Phi ) : Lửa
Tợp, ( ỔM): To
Tốm, tốm chỉn: Nấu , Luộc thịt
Têm: Đầy
Tăm, tăm xe: Đâm, đâm xe
Tắm : đá
Tằm : Thấp
Tứn, nặm tứn : cạn, nước cạn
Ta : mắt
Tá: Bến
Tặp, xe tặp :Đằn, xe đằn
Ty, Tành căn : Đánh, đánh nhau
Tộp : tát
Từm : thêm
Thấu nộm: Giá rồi
Tham, Tham tàng : Hỏi, hỏi đường
Thằn, pay thằn: Kịp, đi kịp
Tít căn : dính nhâu
U – V - X
Úm, úm lan : Bồng, bồng cháu
Ùn, nặm ùn : Ấm, nước ấm
Ui ( mệ ) : Mẹ
Vạu ( Vá) : Nói
Xo, xo phày : xin, xin lửa
Xa lồm: Nói chuyện
HỎI - ĐÁP
Aì( ời) mẹn tên tụa?
Khòi mẹ tên....
Pỉ nị ài tỏ lơ tuổi?
Pỉ nị khòi ......tuổi
Ài ê việc dú cơ quan lơ?
Khòi ê việc dú cơ quan....
Ài mi mia pảy?
Khòi mi mia lẻo
Mia ngai họng ê tên tủa?
Mia khòi họng ê tên ....
Tay hươn ngai mi kì côn ?
Tay hươn khòi mi .....côn
Phua mia ngai mi kì côn lực?
Phua mia khòi mi .... Côn lực
Lực ngai mi nhinh, mi chai pảy?
Chá ơn ngai, phua mia khoi mi lực nhinh nựng tằng lực chai nựng(....)
Cuông mời chồng mạc mạy ngai mặc mắc lơ ?
Cuông mời chồng mạc mạy khòi mặc mác pục, mác cuồi...
Kết thúc khoá học
Xin kính chào và hẹn gặp lại
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Đức Khánh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)