Tài liệu hỗ trợ môn sinh học 6

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Thu Trang | Ngày 23/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: Tài liệu hỗ trợ môn sinh học 6 thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI VÀ GIÁ TRỊ CỦA MỘT SỐ HỌ THỰC VẬT HẠT KÍN
Người thực hiện: Đỗ Thị Thu Trang
TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH PHÙNG
TƯ LIỆU HỖ TRỢ MÔN SINH HỌC 6
MỤC LỤC
1. Họ Cẩm Chướng
2. Họ Rau Dền
3. Họ Rau Răm
4. Họ Sổ
5. Họ Măng Cụt
1. Họ Cẩm Chướng (Caryophyllaceae)
Họ Cẩm Chướng (Caryophyllaceae) thuộc bộ Cẩm chướng (Caryophyllales), phân lớp Cẩm Chướng (Caryophylliadae),
Cây thân cỏ thường phân nhánh đôi. Lá đơn nguyên mọc đối, có cuống hay không, không có lá kèm.
Cụm hoa thường xim hai ngã. Hoa đều, lưỡng tính, đôi khi đơn tính, mẫu 4-5. Các lá đài thường dính, cánh hoa rời, đôi khi có cánh kép. Nhị gấp đôi số cánh hoa, xếp 2 vòng. Nhụy gồm 3-5 lá noãn dính nhau thành bầu trên, 1 ô với lối đính noãn giữa, vòi nhụy rời
Quả khô mở hay quả mọng, hạt có phôi cong, co ngoại nhũ.
Công thức hoa K(4-5)C4-5A4+4G(3-5)
5+5
Họ cẩm chướng có 80 chi và 2100 loài. Phân bố chủ yếu ở nam bắc bán cầu, tập trung nhiều ở vùng Địa Trung Hải, một số ít ở nam bán cầu và miền núi cao nhiệt đới

Ở Việt Nam gặp trên 19 chi với 19 loài
Một số loài thường gặp:
Cẩm chướng (Dianthus caryophyllus L.) và Cẩm chướng nhung (D. barbatus L.)

Thường được trồng làm cảnh vì có hoa đẹp có nhiều màu sắc khác nhau
Cẩm chướng (Dianthus caryophyllus L.)
Cẩm chướng nhung (D. barbatus L.)
Rau xương cá (Myosoton aquaticum L.)
Cây mọc dại trong vườn và chổ đất ẩm, dùng làm rau ăn
Rau xương cá có vị chua, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc được dân gian dùng làm thuốc hoạt huyết, khử ứ trệ rất tốt.
2. Họ Rau Dền (Amaranthaceae)
Họ Rau Dền (Amaranthaceae) thuộc bộ Cẩm chướng (Caryophyllales), phân lớp Cẩm Chướng (Caryophylliadae), Lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae).
Cây thân cỏ, hoa nhỏ, không cánh, đài khô xác, có khi có màu.
Một số cây thường gặp như: Rau dền tía (Amaranthus tricolor L.), Dền cơm (A. viridis L.), Dền gai (A. spinosus L.), Mào gà đỏ (Celosia cristata L.).
Thân và lá thường làm thức ăn luộc, nấu canh.

Dền tía có vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, làm mát máu, lợi tiểu, sát trùng, trị nọc ong, rắn rết, dị ứng mẩn ngứa, kiết lỵ, viêm gan vàng da.

Rễ cây được dùng làm thuốc chữa sốt xuất huyết, nôn
Rau dền tía (Amaranthus tricolor L.)
Hạt dền cơm có vị ngọt tính lạnh, có ích cho khí lực, thông đại tiểu tiện

Loại này luộc xào, nấu canh. Làm thuốc tương tự dền tía, như lợi tiểu, chữa viêm bàng quang.
Rau Dền cơm (Amaranthus viridis L.)

Lá dền gai giã nát, thêm nước, chắt nước uống, đắp bã để chữa rết cắn, ong đốt lở ngứa.

Toàn cây cây chứa nhiều muối kali nên lợi tiểu, chữa sốt.
Rau Dền gai (Amaranthus spinosus L.)
Cụm hoa bông dày đặc.
Thường được trồng làm cảnh.
Mào gà đỏ (Celosia cristata L.)

Cúc bách nhật có 2 màu trắng và tím, đôi khi có cây cho hoa màu hồng.

Cúc bách nhật được trồng làm cảnh
Cúc bách nhật (Gomphrena globasa L.)
Cỏ phân nhánh nhiều,thân hơi vuông.Lá mọc đối,hình trứng,mép có hơi dợn sóng.
Công dụng : Chữa phong thấp, tê mỏi, hạ cholesterol máu, đau bụng kinh.
Cỏ xước (Achyranthes aspera)
Rau Dệu (Alternanthera philoxeroides)
3. Họ Rau Răm (Polygonaceae)
Họ Rau răm (Polygonaceae) thuộc bộ Rau răm (Palygonales), phân lớp Cẩm Chướng (Caryophylliadae), Lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae).
Cây thân cỏ hay thân bụi, đôi khi là dây leo. Lá thường mọc cách, các lá kèm thường đính lại với nhau thành 1 ống bao lấy gốc gọi là bẹ chìa.

Họ rau răm có 40 chi và khoảng 9000 loài phân bố chủ yếu là vùng ôn đới phía Bắc. Ở nước ta gặp 11 chi với khoảng 45 loài
Cụm hoa kép gồm nhiều xim, hoa nhỏ thường lưỡng tính ít khi đơn tính không có cánh hoa đài gồm 3 – 6 mảnh, màu lục trắng, đỏ hồng nhị 6 xếp thành 2 vòng
Quả đóng hạt có phôi thẳng và nội nhũ bột lớn
Một số loài trong họ rau răm
Lúa mạch đen (Fagopyrum esculentum): cây cỏ hàng năm cao 30 – 80 cm, lá hình tim, hoa màu trăng hồng, hạt có 3 cạnh nhiều bột dùng thay thế lúa mì ở nước ta thường trồng ở vùng núi cao như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà giang.
Cây và quả lúa mạch đen

Dây leo quấn, lá hình tim rễ phình hình củ, dùng làm thuốc bổ.

Tại Việt Nam thường phân bố tại Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa…
Hà thủ ô đỏ( Polygonum multiflorum Thunb):
Rau răm (Polygonum odoratum Lour): Cây thân thảo, được dùng làm gia vị và làm thuốc
Rau răm (Polygonum odoratum Lour)
4. Họ Sổ (Dilleniaceae)
Họ Sổ (Dilleniaceae) thuộc bộ Sổ (Dilleniales), phân lớp Sổ (Dilleniidae), Lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae).

Cây gỗ, đôi khi là cây bụi leo. Lá mọc cách, đơn nguyên, mép lá thường khía răng, gân nỗi hình lông chim, lá kèm sớm rụng

Hoa thường khá lớn, mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Bao hoa xếp xoắn, đài 5 mảnh thường tồn tại trên quả. Tràng gồm 5 cánh hoa mỏng, rời nhau và sớm rụng. Nhị nhiều, xếp nhiều vòng. Nhụy nhiều gồm lá noãn rời hay dính lại một ít. Vòi nhụy hoàn toàn rời hay dính lại ở gốc phần trên tự do và bằng số lá noãn
Họ Sổ có 18 chi và khoảng 530 loài phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt và một phần cận nhiệt đới cả 2 bán cầu. Ở Việt Nam có 2 chi với 11 loài.
Cây gỗ cao 20 - 30m thân có vỏ xám có sọc, nhánh mang nhiều vết xẹo lá
Ở nước ta cây mọc trong rừng bình nguyên và Trung nguyên từ Khánh Hòa tới An Giang và Kiên Giang.
Quả với các lá dài nạc dùng ăn được có tác dụng giải khát và làm dễ tiêu. Vỏ cây được dùng ở làm nuớc sắc uống trị kiết lỵ, cầm ỉa chảy.
Gỗ xấu, ít giá trị, dùng trong xây dưng địa phương và làm các đồ dùng thông thường.

Sổ xoan (Dillenia ovata Wall. Ex Hook. F.et Thoms)
Sổ bà (Dillenia indica L. )
Cây to cao 15-20m.

Dân gian thường dùng quả ăn sống hoặc dùng như chanh để chế nước uống hay làm xốt chua; còn dùng chế mứt.

Lá được dùng trị ho, sốt, phù thũng, đầy bụng. Còn dùng vỏ tươi uống giải độc và chữa đái dầm. Rễ và vỏ cây nấu nước xông, rửa và tắm trị bệnh phù.
Dây leo cao 2 - 5m
cây mọc ở bờ bụi, ven rừng nhiều nơi ở miền Nam nuớc ta, từ Đồng Nai tới Côn Đảo
Lá và rễ dã nhỏ dùng đắp trị nghẻ ngứa. dùng làm thuốc trị bệnh lậu và bệnh phù thũng có nguồn gốc gan và thận, và chế vị thuốc sắc hỗn hợp như thuốc hạ nhiệt trị sốt, bổ và lọc máu. huyết trắng do viêm miệng
Dây chiều Ấn Độ
Tetracera indica (Christm. Et Panzer) Merr
Dây chiều không lông (Tetracera loureiri )
Cây nhỡ, leo nhánh gần như không lông, lá hình trái xoan ngược.
Cây mọc hoang ở ven rừng thưa ở Đồng Nai Thành phố HCM, tới An Giang.
Rễ và cành non có lá được sử dụng trong y học dân gian để điều trị vết thương sưng lở
Cây rụng lá về mùa khô. Cao 15 - 20m, đường kính 20 - 30cm. Thân thẳng đường có u lồi, gốc có rễ chống nổi trên mặt đất. Vỏ màu nâu xám, thịt vỏ màu hông nhạt. Cành nhánh ráp và xù xì, có vết sẹo của cuống lá khi rụng.

Cây phân bố ở nhiều tỉnh Bắc bộ và Trung bộ như Cao bắng, Lạng Sơn, Hoà bình, Vĩnh Phú, Nam Hà, Thanh hóa, Ninh Bình.

Gỗ màu đỏ nhạt, dác lõi không phân biệt, cứng và nặng trung bình, dùng đóng các đồ dùng thông thường.
LỌNG BÀNG
Dillenia heterosepala Finet et Gagnep
Sổ hooker (Dillenia hookerri )
Cây gỗ thấp; nhánh non có lông dày.
Cây thường mọc ở rừng thưa, đất trảng ẩm ướt ở Đồng Nai và rừng khộp ở Gia Lai
Quả ăn được, người ta dùng rễ để chế loại nước nóng tăng lực.
5. Họ Măng Cụt ( Clusiaceae)
Họ Măng Cụt ( Clusiaceae) thuộc bộ Sổ (Dilleniales), phân lớp Sổ (Dilleniidae), Lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae).
Cây gỗ hay cây bụi, có cành mọc ngang, lá mọc đối không có lá kèm, hoa thường lưỡng tính đôi khi đơn tính hay đa tính khác cây, đài 2 -6 mảnh, tràng 2-6 cánh, nhị nhiều tập hợp thành bó. Nhụy gồm 3 – 5 là noãn, bầu trên 1 ô quả mở vách hay mọng, thường nhiều hạt không có nội nhũ
Họ măng cục gồm 40 chi và hơn 350 loài phân bố trong giới hạn của các nước nhiệt đới, ở Việt Nam có 5 chi và 11 loài
Một số loài trong họ măng cụt
Mù u (Calophyllum inophyllum L): có quả hạch hình cầu chứa 1 hạt với mầm lớn và nhiều dầu, dùng làm thuốc, thuốc nhuộm, tra ,máy, dầu thắp, nhựa cây làm thuốc chữa bệnh ngoài da. Nước ta phân bố nhiều ở Nam Trung Bộ.
Măng cụt (Garcinia mangostana)
Có quả tròn khá to, vỏ quả dày khi chín màu tím sẫm áo hạt màu trắng, vỏ chứa chất tanin nên được dùng chữa bệnh ỉa chảy kiết lị. Cây được trồng chủ yêu tại miền nam.
Bứa
( Garcinia oblongifolia):
Cành dài mảnh mọc ngang, lá có vị chua. Vỏ quả dày khi chín màu vàng, áo hạt có vị chua chua, ăn được, cây rất phổ biến ở rừng thứ sinh.
TÀI LiỆU THAM KHẢO
Hoàng Thị Sản. 2006. Phân loại học Thực vật. NXB Giáo Dục.
Website:
Sinh vật rừng Việt Nam. Link: http://vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=2&ID=2459
The End!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Thu Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)