Tài liệu hỗ trợ giảng dạy địa lý 12

Chia sẻ bởi Nguyễn Cảnh Hưng | Ngày 26/04/2019 | 109

Chia sẻ tài liệu: Tài liệu hỗ trợ giảng dạy địa lý 12 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

qui mô dân số Việt Nam
Nước ta có qui mô dân số lớn
Năm 2005, quy mô dân số Việt Nam là 83,1 triệu người, mật độ dân số là 252 người/km2, tốc độ gia tăng dân số là 1,3%. Bình quân mỗi năm tăng 1,1 triệu người. Các nhà khoa học của LHQ đã tính toán rằng, để cuộc sống thuận lợi, bình quân trên 1 km2 chỉ nên có từ 35 đến 40 người. Như vậy, ở Việt Nam, mật độ dân số đã gấp khoảng 6 - 7 lần "mật độ chuẩn". Căn cứ vào chỉ số này, có thể khẳng định rằng Việt Nam là quốc gia có quy mô dân số lớn.
các quốc gia có dân số lớn hơn Việt Nam năm 2007
những nước có dân số và mật độ dân số lớn hơn Việt Nam năm 2006
những nước có dân số lớn hơn nhưng mật độ dân số nhỏ hơn Việt Nam năm 2006
các quốc gia dân số đông nhất thế giới
(trên 100 triệu người)
các quốc gia dân số đông nhất thế giới
(trên 100 triệu người)
Dân số nước ta tăng nhanh
- Thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn.
+ Từ năm 1921 đến năm 1960 dân số tăng từ 15,6 triệu người lên 30,2 triệu người, trong vòng 39 năm.
+ Từ năm 1960 đến năm 1989 dân số tăng từ 30,2 triệu người lên 64,4 triệu người trong vòng 29 năm.
- Tốc độ gia tăng dân số không đều giữa các thời kì tuy có xu hướng giảm dần, nhưng vẫn cao hơn mức trung bình của thế giới.
+ Giai đoạn 1931 - 1960: tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm là 1,85%.
+ Giai đoạn 1965 - 1975: tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm là 3,0%.
+ Giai đoạn 1979 - 1989: tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm là 2,1%.
+ Giai đoạn 1989 - 1999: tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm là 1,7%.
+ Giai đoạn 2000 - 2005: tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm là 1,3%.
Trong khi tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm của thế giới giai đoạn 1975 - 1990 là 1,8%, giai đoạn 1990 - 2000 là 1,5% còn hiện nay là 1,2%.
Cơ cấu dân số trẻ
Theo quy định, một nước được coi là có cơ cấu dân số trẻ khi độ tuổi 0 - 14 chiếm trên 35%, độ tuổi trên 60% chiếm dưới 10% và phần còn lại là tuổi lao động.
ở nước ta, tuy tỉ lệ trẻ em (ở độ tuổi 0 - 14) đã giảm nhiều từ 33,5% năm 1999 xuống còn 27,0% năm 2005, tức là dưới 35% nhưng tỉ lệ nhóm trên tuổi lao động vẫn dưới 10% (8,1% năm 1999 và 9% năm 2005).
Tỉ số giới tính của dân số Việt Nam
Cơ cấu dân số theo giới tính đã dần dần cân bằng
Cơ cấu dân số theo giới tính
Bảng trên cho thấy sự mất cân đối giới tính của dân số Việt Nam nhìn chung đã dần dần thu hẹp. Năm thấp nhất là năm 1979 trung bình cứ 100 nữ thì chỉ có 94,2 nam; cho đến năm 2007, tỉ số này đã tăng lên 96,6.
- Theo kết quả Tổng điều tra Dân số và�nhà ở năm 1999, xử lý trên mẫu 3%, tỷ số giới tính của trẻ sơ sinh ở nhiều tỉnh rất cao, ở mức không bình thường, như: An Giang: 128; Kiên Giang: 125; Kontum: 124; Sóc Trăng: 124; Trà Vinh: 124; Hải Dương: 120; Thái Bình: 120; Ninh Thuận: 119; Bình Phước: 119; Quảng Ninh: 118; Thanh Hoá: 116; Lai Châu: 116; Ninh Bình: 113...
- Theo Điều tra biến động dân số của TCTK năm 2006 có 18/64 tỉnh, thành phố (28%) có tỉ số giới tính từ 111 - 120,5. Những tỉnh này hầu hết tập trung ở phía Bắc (15/18 tỉnh). Những tỉnh có tỉ số giới tính khi sinh khá cao là Hải Dương (120,5), Bắc Ninh (119,6)
Mất cân bằng giới tính ở trẻ em và trẻ sơ sinh có xu hướng tăng lên
- Đến năm 2007, theo công bố mới nhất của UNFPA ngày 2/7/2008, Việt Nam có 35 tỉnh có tỉ số giới tính trên 110 bé trai/ 100 bé gái. Các tỉnh có tỉ số chênh lệch cao là Điện Biên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Đăk Lăk, Ninh Thuận.
- Nguyên nhân:
+ Tâm lí chuộng con trai
+ Những phụ nữ mang thai có khả năng biết giới tính của thai nhi.
+ Điều kiện phá thai dễ dàng
Mất cân bằng giới tính ở trẻ em và trẻ sơ sinh có xu hướng tăng lên
Tỉ số giới tính của trẻ sơ sinh Việt Nam (2001-2006)
- Theo các cuộc điều tra mẫu biến động Dân số - KHHGĐ hàng năm, do Tổng cục Thống kê tiến hành và tổng hợp qua cơ sở dữ liệu thẻ khám chữa bệnh trẻ em dưới 6 tuổi, tỷ số giới tính của trẻ sơ sinh, thể hiện như sau:
Việc làm
- Theo Bộ luật lao động ở nước ta, khái niệm việc làm được xác định là "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm"
Việc làm bao gồm các nội dung sau:
+ Là hoạt động lao động của con người.
+ Hoạt động lao động nhằm mục đích tạo ra thu nhập.
+ Hoạt động lao động đó không bị pháp luật ngăn cấm.
Thất nghiệp
- Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động muốn có việc làm nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công nhất định.
- Người thất nghiệp là người ở trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, không có việc làm và đang có nhu cầu tìm việc làm.
- Tỉ lệ thất nghiệp là tương quan giữa số người thất nghiệp so với lực lượng lao động (hay còn gọi dân số hoạt động) trong độ tuổi, đơn vị tính bằng %.
ở các nước đang phát triển, cùng với việc sử dụng chỉ tiêu tỉ lệ thất nghiệp, còn phải sử dụng chỉ tiêu "tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng", nhất là ở khu vực nông thôn.
Tiêu chí phân loại đô thị
Các tiêu chí phân loại đô thị của nước ta theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ban hành ngày 05/10/2001:
* Đô thị loại đặc biệt:
1. Thủ đô hoặc đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước;
2. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 90% trở lên;
3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng về cơ bản đồng bộ và hoàn chỉnh;
4. Quy mô dân số từ 1,5 triệu người trở lên;
5. Mật độ dân số bình quân từ 15.000 người/km2 trở lên.
Tiêu chí phân loại đô thị
* Đô thị loại I
1. Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước;
2. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 85% trở lên;
3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh;
4. Quy mô dân số từ 50 vạn người trở lên;
5. Mật độ dân số bình quân từ 12.000 người/km2 trở lên.
Tiêu chí phân loại đô thị
* Đô thị loại II
1. Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh hoặc cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước;
2. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 80% trở lên;
3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt tiến tới tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh;
4. Quy mô dân số từ 25 vạn người trở lên;
5. Mật độ dân số bình quân từ 10.000 người/km2 trở lên.
Tiêu chí phân loại đô thị
* Đô thị loại III
1. Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh;
2. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 75% trở lên;
3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh;
4. Quy mô dân số từ 10 vạn người trở lên;
5. Mật độ dân số bình quân từ 8.000 người/km2 trở lên.
Tiêu chí phân loại đô thị
* Đô thị loại IV
1. Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một vùng trong tỉnh;
2. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 70% trở lên;
3. Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh;
4. Quy mô dân số từ 5 vạn người trở lên;
5. Mật độ dân số bình quân từ 6.000 người/km2 trở lên.
Tiêu chí phân loại đô thị
* Đô thị loại V
1. Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá và dịch vụ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một huyện hoặc một cụm xã;
2. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 65% trở lên;
3. Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng nhưng chưa đồng bộ và hoàn chỉnh;
4. Quy mô dân số từ 4.000 người trở lên;
5. Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km2 trở lên.

Tiêu chí phân loại đô thị
* Đối với các trường hợp đặc biệt:
1. Đối với các đô thị ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thì các tiêu chuẩn quy định cho từng loại đô thị có thể thấp hơn, nhưng phải đảm bảo mức tối thiểu bằng 70% mức tiêu chuẩn quy định.
2. Đối với các đô thị có chức năng nghỉ mát, du lịch, điều dưỡng, các đô thị nghiên cứu khoa học, đào tạo thì tiêu chuẩn quy mô dân số thường trú có thể thấp hơn, nhưng phải đạt 70% so với mức quy định. Riêng tiêu chuẩn mật độ dân số bình quân của các đô thị nghỉ mát du lịch và điều dưỡng cho phép thấp hơn, nhưng tối thiểu phải đạt 50% so với mức quy định.

Tên của hai đô thị đặc biệt, các đô thị loại 1 và tên các thành phố (trực thuộc tỉnh) ở nước ta hiện nay
Chất lượng cuộc sống
1. Khái niệm
Chất lượng cuộc sống là sự đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người về nhà ở, giáo dục, dịch vụ y tế, lương thực, vui chơi giải trí. Những nhu cầu này làm cho con người dễ dàng đạt được hạnh phúc, an toàn gia đình, khoẻ mạnh về vật chất và tinh thần.
2. Thước đo
- HDI (Chỉ số phát triển con người) là thước đo tổng hợp CLCS.
- Để đánh giá rộng hơn CLCS, người ta còn sử dụng thêm các thước đo khác như điều kiện sử dụng nước sạch (tỉ lệ hộ được sử dụng nước sạch/ tổng số hộ); điều kiện sử dụng điện sinh hoạt (tỉ lệ các xã có điện/ tổng số xã, tỉ lệ hộ dùng điện/ tổng số hộ, số KWh điện/ người/ năm); điều kiện về nhà ở (diện tích m2 nhà ở/ người và chất lượng nhà)...
Chỉ số phát triển con người (HDI)
1. Khái niệm: HDI là thước đo tổng hợp về sự phát triển của con người, phản ánh mức độ đạt được những khát vọng chung của họ...
2. Thước đo
- Chỉ số HDI đo thành tựu của mỗi quốc gia trên 3 phương diện:
+ Một cuộc sống dài lâu, khoẻ mạnh được đo bằng tuổi thọ trung bình dự kiến từ lúc sinh.
+ Kiến thức của dân cư đo bằng tỉ lệ người lớn biết chữ (với trọng số 2/3) và tỉ lệ nhập học các cấp (với trọng số 1/3).
G: chỉ số phát triển giáo dục
a: tỉ lệ người lớn biết chữ (%)
b: tỉ lệ nhập học các cấp (%)
+ Mức sống của con người được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người và điều chỉnh theo phương pháp sức mua tương đương (PPP), tính bằng đôla Mĩ (USD).
Chỉ số phát triển con người (HDI)
HDI là thước đo tổng hợp so với các chỉ tiêu khác. Thu nhập và thu nhập bình quân chỉ là phương tiện để có được sự phát triển con người; còn các chỉ tiêu phản ánh nhu cầu cơ bản của con người lại chỉ phản ánh từng mặt cụ thể. Do vậy từ năm 1990, báo cáo phát triển con người đã sử dụng chỉ tiêu này để thực hiện việc xếp thứ hạng các nước theo tình trạng phát triển con người.
Chỉ số phát triển con người
Chỉ số phát triển con người (HDI)
? Nhóm HDI thấp, có giá trị từ 0,000 đến 0,499
? Nhóm HDI trung bình, có giá trị từ 0,500 đến 0,799
? Nhóm HDI cao, có giá trị từ 0,800 đến 1,000
Phân loại HDI
Mười nước đứng đầu trong HDI năm 2005
Mười nước đứng cuối trong HDI năm 2005
Thành tựu phát triển con người (HDI) của Việt Nam 1995-2005
chênh lệch và thứ hạng các vùng về thu nhập và HDI (tính đến năm 2005)*
* Số liệu báo cáo 2003
Xếp hạng của Việt Nam về HDI đã cao hơn xếp hạng về GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá sức mua tương đương. Trong khu vực Đông Nam á là thứ 6 so với thứ 7; ở châu á là thứ 28 so với thứ 36; trên thế giới là thứ 105 so với 123.
Chính vì thế, Việt Nam đã được quốc tế đánh giá cao, được coi là một ví dụ thành công tiêu biểu cho nhóm các nước đang phát triển về khả năng tương tác cân bằng giữa phát triển kinh tế và phát triển con người. Điều đó chứng tỏ, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã hướng vào sự phát triển con người - vừa là chủ thể, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của tăng trưởng kinh tế, phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta.
Chỉ số phát triển con người (HDI)
Phân biệt GDP và GNI
* Tổng sản phẩm quốc nội (Gross domestic product - GDP)
- Là tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia, không phân biệt người trong nước hay người nước ngoài làm ra, ở một thời điểm nhất định thường là một năm.
- GDP thường được sử dụng để phân tích cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. GDP còn là một trong 3 chỉ số đánh giá phát triển con người (HDI). Tổng sản phẩm trong nước thể hiện số lượng nguồn của cải làm ra bên trong một quốc gia, sự phồn vinh hay khả năng phát triển kinh tế.
* Tæng thu nhËp quèc gia (Gross national income - GNI)
- Lµ tæng s¶n phÈm hµng hãa vµ dÞch vô cuèi cïng ®­îc t¹o ra cña mét quèc gia, ë mét thêi ®iÓm nhÊt ®Þnh, th­êng lµ mét n¨m.
GNI = GDP + nguån thu nhËp tõ n­íc ngoµi - nguån thu nhËp ph¶i chuyÓn cho n­íc ngoµi (thu nhËp tõ n­íc ngoµi do cã vèn ®Çu t­ ra n­íc ngoµi, nguån thu do ng­êi lao ®éng tõ n­íc ngoµi göi vÒ; thu nhËp ph¶i chuyÓn cho n­íc ngoµi do vèn ®Çu t­ cña hä vµo trong n­íc).
- GNI lµ th­íc ®o tæng hîp lín nhÊt cña thu nhËp quèc d©n. GNI chØ râ chñ së h÷u vµ h­ëng thô nguån cña c¶i ®· lµm ra.
* Cách tính GNI và GDP bình quân đầu người.
GNI và GDP/ tổng số dân của nước đó ở cùng thời điểm
- GNI và GDP/người phản ánh khả năng và trình độ phát triển kinh tế cũng như mức sống của người dân từng nước.
- Trên toàn thế giới GDP và GDP/người của mỗi nước (tiền nội tệ) được quy đổi sang USD quốc tế theo phương pháp sức mua tương đương (PPP). Tỉ giá PPP cho phép so sánh chuẩn về mức giá thực tế giữa các nước.
- Phương pháp PPP nhằm đưa ra chỉ tiêu định so sánh giữa các nước như GDP, GNI bằng đồng tiền mỗi nước về một đơn vị đo lường thống nhất- đồng USD.
* Søc mua t­¬ng ®­¬ng (Purchasing power parity - PPP)
- Kh¸i niÖm do nhµ thèng kª häc ng­êi Mü R.C. Geary ®Ò xuÊt.
- PPP lµ gi¸ cña mét mÆt hµng trong n­íc tÝnh b»ng tiÒn néi tÖ so víi gi¸ cña mÆt hµng t­¬ng tù ë n­íc ngoµi biÓu thÞ b»ng ngo¹i tÖ (th­êng tÝnh b»ng USD).
- PPP ph¶n ¸nh thu nhËp ®­îc ®iÒu chØnh theo mÆt b»ng gi¸ quèc tÕ vµ dïng ®Ó so s¸nh møc sèng d©n c­ b×nh qu©n gi÷a c¸c quèc gia vµ lµ c¬ së ®Ó x¸c ®Þnh møc ®ãng gãp cña c¸c n­íc thµnh viªn trong c¸c tæ chøc quèc tÕ
* Sức mua tương đương (Purchasing power parity - PPP)
Ví dụ minh họa:
- Năm 2006, tỉ trọng thu nhập tính theo GDP ở các nước có mức thu nhập thấp và trung bình trong tổng thu nhập thế giới chỉ chiếm khoảng 20%, nếu tính theo phương pháp PPP thì con số này sẽ lên đến gần 45%.
- GDP của Việt Nam năm 2005 là 53 tỉ USD, còn theo PPP là 265 tỉ USD. GDP/người theo USD là 638, theo PPP là 3190 USD/ngày.
- GDP theo gi¸ thùc tÕ th­êng dïng ®Ó ph©n tÝch c¬ cÊu kinh tÕ vµ mèi quan hÖ tØ lÖ gi÷a c¸c ngµnh trong SX.
- GDP theo gi¸ so s¸nh (lo¹i trõ yÕu tè biÕn ®éng cña gi¸ c¶ qua c¸c n¨m)
Dïng ®Ò tÝnh tèc ®é t¨ng tr­ëng
Ph©n tÝch sù thay ®æi vÒ khèi l­îng hµng ho¸ vµ dÞch vô SX
Thu nhập bình quân đầu người
- Là mức trả công LĐ mà người LĐ nhận được trong một thời gian nhất định (tháng hoặc năm)
Thu nhập hộ gia đình
- Là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định bao gồm:
Thu từ tiền công, tiền lương
Thu từ SX nông, lâm, ngư (đã trừ chi phí SX và thuế SX)
Thu từ ngành nghề phi nông nghiệp
Thu khác (không được tính tiền rút tiết kiệm, bán tài sản, vay thuần tuý, thu nợ...)
thu nhập và chênh lệch thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng (giá thực tế)
thu nhập bình quân đầu người
theo vùng - 2005
- §ãi nghÌo kh«ng chØ bao hµm sù khèn cïng vÒ vËt chÊt (®­îc ®o l­êng theo mét kh¸i niÖm thÝch hîp vÒ thu nhËp hoÆc tiªu dïng), mµ cßn lµ sù thô h­ëng thiÕu thèn vÒ gi¸o dôc vµ y tÕ… (theo WB).
- Ng­êi nghÌo ph¶i lµ ng­êi sèng d­íi møc chuÈn thÊp nhÊt cã thÓ chÊp nhËn ®­îc trong mét thêi gian vµ ®Þa ®iÓm cho tr­íc.
- NghÌo ®ãi th­êng cã 2 d¹ng:
+ NghÌo vÒ thu nhËp (nghÌo tuyÖt ®èi)
+ NghÌo vÒ con ng­êi (nghÌo t­¬ng ®èi)
* Nghèo đói và chỉ tiêu phân loại
Chỉ tiêu đánh giá nghèo đói
- Không có một chuẩn mực chung về nghèo đói cho tất cả các quốc gia.
- Ngân hàng thế giới và UNDP đưa ra chỉ số nghèo về con người là tình trạng thiếu thốn ở 3 khía cạnh cuộc sống: mức sống (thu nhập), tuổi thọ và kiến thức. Các chỉ số này được hình thành bởi 4 tiêu chí: GDP/người (tính theo PPP), tuổi thọ, tình trạng mù chữ của người lớn, tổng tỉ lệ nhập học.
- Ngưỡng nghèo chung (theo WB)
+ Đối với các nước có thu nhập thấp: <1usd> + Đối với các nước thu nhập trung bình thấp: < 2USD (2,8 tỉ người)
* Nghèo đói và chỉ tiêu phân loại
Quan niệm đói nghèo ở Việt Nam:
+ Nghèo đói lương thực, thực phẩm (tương đương với nghèo tuyệt đối về thu nhập của WB) được tính bằng số tiền chi phí cho nhu cầu thiết yếu lương thực, thực phẩm để duy trì sự sống với mức tiêu dùng năng lượng 2100 calo/ngày/người.
+ Nghèo đói chung (tương đương với nghèo tương đối, nghèo về con người): được xác định bằng số tiền chi phí để mua đủ một lượng hàng hóa lương thực, thực phẩm, tương đương với mức tiêu dùng năng lượng 2100 calo/ngày/người và một số mặt hàng phi lương thực, thực phẩm.
+ Đói là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là bộ phận dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ 1 - 2 tháng, thường vay nợ của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả.
* Nghèo đói và chỉ tiêu phân loại
chuẩn nghèo việt nam
Tỉ lệ nghèo của Việt Nam theo ngưỡng
"1 usd/người/ngày" và "2 usd/người/ngày"
(Đơn vị %)
Nguồn: www.worldbank.org.vn
-> Đây là 1 thành tích khá ngoạn mục. Song công tác xoá đói giảm nghèo chưa thực sự vững chắc. Tỉ lệ hộ nghèo vẫn cao, cứ 5 người dân có 1 người nghèo.
- ChuÈn nghÌo lµ th­íc ®o ®Ó x¸c ®Þnh c¸c hé nghÌo vµ tØ lÖ hé ®ãi nghÌo.
- ViÖt Nam lÊy møc thu nhËp ®Çu ng­êi/ th¸ng lµm tiªu chuÈn ®¸nh gi¸ hé nghÌo.
- ChuÈn nghÌo cã thay ®æi qua thêi gian, do møc sèng vµ kh¶ n¨ng ®¸p øng nhu cÇu cã nhiÒu thay ®æi.
tổng số hộ và tỉ lệ hộ nghèo toàn quốc thời kì 1992 - 2004
* NX biÓu ®å:
1992- 1997: - Cã 2 chuÈn nghÌo, song chªnh lÖch kh«ng lín.
- Thµnh tùu xo¸ ®ãi gi¶m nghÌo ®¸ng kÓ, tØ lÖ ®ãi
nghÌo gi¶m 12,3%, b×nh qu©n mçi n¨m gi¶m gÇn
2,5% víi 235,5 ngh×n hé/n¨m
1998- 2000: - ChuÈn nghÌo cã sù thay ®æi nh­ng kh«ng nhiÒu.
- TØ lÖ hé nghÌo tiÕp tôc gi¶m song kh«ng nhiÒu
(5,7%)
2000- 2004: - Theo chuÈn míi
- C¶ n­íc gi¶m gÇn 1/2 hé nghÌo vµ gÇn 9% tØ lÖ
hé ®ãi nghÌo.
- §©y lµ thêi k× thµnh c«ng nhÊt trong qu¸ tr×nh
xo¸ ®ãi gi¶m nghÌo.
* NX biÓu ®å:
2005: - ChuÈn míi cao h¬n, phï hîp víi ph¸t triÓn KT vµ møc
sèng
- TØ lÖ hé nghÌo t¨ng lªn tõ 8,3% n¨m 2004 lªn 21,9%
n¨m 2005
- ChuÈn nghÌo míi cao h¬n chuÈn nghÌo cò t¹o ®iÒu kiÖn
cho c¸c hé nghÌo tiÕp tôc ®­îc h­ëng lîi tõ c¸c chÝnh
s¸ch xo¸ ®ãi gi¶m nghÌo ®Ó n©ng møc sèng lªn ngang víi
mÆt b»ng chung cña XH.
TØ lÖ nghÌo ®ãi trong 1 sè d©n téc cßn cao nh­ V©n KiÒu (82,2%), Pak« (76,5%), Dao (54,3%), Bana (53,3%), H’M«ng (52,0%)...
tỉ lệ đói nghèo các vùng theo chuẩn năm 2005
Nguyên nhân nghèo đói ở Việt Nam
Lạm phát
- Lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế.
+ Trong một nền kinh tế: lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền.
+ Khi so sánh với các nền kinh tế khác: lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác.
- Lạm phát là hiện tượng tiền bị mất giá, làm cho giá cả của hàng hoá (được biểu hiện bằng đồng tiền mất giá) tăng lên.
- Nói đến lạm phát là hiện tượng tăng liên tục mức chung của giá cả, tốc độ tăng giá tiêu dùng cao hơn tốc độ tăng GDP. VD:

- Lạm phát thường được đo bằng chỉ số % trên cơ sở so sánh mức tăng giá cả hàng hoá giữa hai thời điểm.
Tỉ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số giá cả, là tỉ lệ % mức tăng của mức giá trung bình hiện tại so với mức giá trung bình ở thời điểm gốc.

Đo lường tỉ lệ lạm phát
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI - Consumer Price Index) được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi mức giá, chính là lạm phát.
CPI là chỉ số tính theo % để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian.
Giá FOB (Free On Board Price): là giá giao hàng tại biên giới nước xuất khẩu, bao gồm giá của bản thân hàng hoá, chi phí đưa hàng đến địa điểm xuất khẩu và chi phí bốc hàng lên phương tiện chuyên chở.

Giá CIF (Cost, Insurance, Freight Price): là giá giao hàng tại biên giới nước nhập khẩu, bao gồm giá của bản thân hàng hoá, chi phí bảo hiểm và chi phí vận chuyển hàng hoá tới địa điểm nhập khẩu nhưng không bao gồm chi phí dỡ hàng từ phương tiện chuyên chở.

BOT - "Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao" (viết tắt theo tiếng Anh của Build - Operate - Transfer) là văn bản ký kết giữa Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng (kể cả mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa công trình) và kinh doanh trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý; hết thời hạn kinh doanh Nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.

BTO - "Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh" là văn bản ký kết giữa Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng (kể cả mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa công trình); sau khi xây dựng xong, Nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam dành cho Nhà đầu tư nước ngoài quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý.
BT - "Hợp đồng xây dựng - chuyển giao" là văn bản ký kết giữa Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng (kể cả mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa công trình); sau khi xây dựng xong, Nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý.
Bưu chính là dịch vụ hoạt động thông tin liên lạc, thực hiện trao đổi thư tín, văn bản, bưu kiện, bưu phẩm, chuyển tiền...

Viễn thông là dịch vụ hoạt động thông tin liên lạc nhờ các tín hiệu điện được truyền qua các dây dẫn (hữu tuyến) và qua không gian (vô tuyến), hoặc nhờ các tín hiệu quang qua các hệ thống truyền dẫn quang. Các dịch vụ viễn thông gồm điện thoại, điện báo, truyền số liệu, fax, telex, teletex...
Khác với bưu chính, viễn thông là các hình thức trao đổi thông tin qua một khoảng cách nhất định mà không phải chuyên chở những thông tin này đi một cách cụ thể (thí dụ như thư).
Khối lượng vận chuyển, luân chuyển (bao gồm hàng hóa và hành khách) là những chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động vận tải do các đơn vị vận tải thực hiện trong một thời gian nhất định.
- Khối lượng vận chuyển: là khối lượng hàng hóa hoặc hành khách do các đơn vị vận tải (ngành giao thông vận tải) đã vận chuyển được, không phân biệt độ dài quãng đường vận chuyển.
+ Khối lượng hàng hóa vận chuyển được tính theo trọng lượng hàng hóa thực tế đã vận chuyển (kể cả bao bì). Khối lượng hàng hóa vận chuyển chỉ được tính sau khi kết thúc quá trình vận chuyển, đã vận chuyển đến nơi giao nhận hàng theo qui định trong hợp đồng vận chuyển và làm xong thủ tục giao nhận. Đơn vị tính là tấn.
+ Khối lượng hành khách vận chuyển là số hành khách thực tế đã được vận chuyển. Đơn vị tính là người. Căn cứ để tính lượng hành khách vận chuyển là số lượng vé bán ra.
- Khối lượng luân chuyển: là khối lượng hàng hóa hay hành khách được vận chuyển tính theo chiều dài của quãng đường vận chuyển.
Cách tính cụ thể như sau:
+ Khối lượng hàng hóa luân chuyển: lấy khối lượng hàng hóa vận chuyển nhân với quãng đường đã vận chuyển. Đơn vị tính là tấn.km.
+ Khối lượng hành khách luân chuyển: lấy số lượng hành khách vận chuyển nhân với quãng đường đã vận chuyển. Đơn vị tính là người.km.
- Cự li vận chuyển: là quãng đường thực tế đã vận chuyển hàng hóa từ nơi giao đến nơi nhận hoặc hành khách từ nơi đi đến nơi đến. Đơn vị tính là km. Cự li vận chuyển trung bình dùng làm căn cứ để tính giá cước vận tải và giá vé.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Cảnh Hưng
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)