TÀI LIỆU HĐXH

Chia sẻ bởi Hồ Sỹ Chẩm | Ngày 21/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: TÀI LIỆU HĐXH thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Phần I. TÍN HIỆU MORSE:


1. Cách sử dụng tín hiệu Morse.

- Đối với người phát tín hiệu : Phải thuộc bảng Morse, phát tín hiệu theo các cụm âm của từ phải dứt khoát, rõ ràng, chọn vị trí phát thích hợp nhất.

- Đối với người nhận tín hiệu : Phải thuộc bảng mật mã và bảng dấu chuyển. Chọn vị trí nhận tin tốt nhất. Hết một cụm từ nên chấm phẩy để dịch tin cho chính xác.




2. Bảng Morse đối xứng.
Dấu hiệu thường dùng trong sinh hoạt tập thể :

- Bắt đầu phát : AAA hoặc NW
- Sai, phát lại : HH hoặc 8E
- Cấp cứu : SOS
- Hết bản tin : AR ( 3 lần )
- Chưa hiểu ( xin nhắc lại ) : IMI

Trong khi chúng ta truyền tin cho nhau từ những khoảng cách xa hay khi thời tiết xấu khiến cho việc nhận không rõ, do đó chúng ta xin ngắn bản tin. Do vậy ở đây xin được đề cập hệ thống nhận và phát tin của quốc tế.


Dấu chấm câu :
- Chấm : AAA - Phẩy : MIM
- Gạch đầu dòng : THT – Dấu hỏi : IMI
- Dấu 2 chấm : OS – Gạch dưới : UNT
- Gạch phân số : DN – Mở đóng ngoặc : KK


Dấu hiệu cầu cứu quốc tế :

SOS ( Chữ viết tắt của SAVE OUR SOULS )

Dấu hiệu thông tin tắt hay dùng :

- Bắt đầu : AAA
- Hết tin : AR
- Khẩn : DD
- Dấu hay chữ và đã hiểu : E
- Xin đợi : AS
- Truyền sai tin bỏ chữ đó : HH
- Chưa hiểu xin nhắc lại : IMI
- Sẵn sàng nhận : K
- Nhận không rõ nghĩa : SO


- Chữ hay dấu không hiểu : T
- Điện tín Télé Gramme : TG
- Đã hiểu bản tin của bạn : VE
- Tôi phải xin ngưng : XX
- Xin vui lòng phát chậm : VL
- Xin nhắc lại sau mỗi dấu : QR
- Xin nhắc lại toàn bộ bản tin : QT
- Xin để thêm ánh sáng : LL
- Xin bớt ánh sáng : PP


Dấu hiệu truyền tin quốc tế :

- Kêu ( gọi ) : VVV
- Sẵn sàng nhận : K / GAK
- Hiểu rồi : IR
- Ưng thuận : OK
- Sai : HH - Đánh từng chữ : FM
- Ngưng ( 5 phút ) : AS ( 5 )
- Lặp lại : KPT
- Không : N
- Thông tin : MSG
- Lặp lại hết sau chữ TÔI : IMI AA ( TOI ) ( A: After )
- Lặp lại trước chữ TÔI : IMI AB ( TOI ) ( B: Before )


Trích trong luật quốc tế :

QRK ( 4 ) : Nghe rõ, số là chỉ độ rõ từ 0 =>5, nếu không để số nghĩa là nghe rõ.
QRX ( 2000 ) : Truyền tin lần kế tiếp lúc 20 giờ
QSL ( WS ) : Nhận được thông tin của anh.
QTC ( I ) : Tôi có thông tin truyền cho anh.
QRQ : Mau hơn ( Q : Quickly )
QRS : Chậm hơn ( S : Slowly )
QSD : Nghe không rõ ( D : Difficulty )
QRK IMI : Anh có nghe tôi không ?
QTC IMI : Anh có thông tin truyền cho tôi không ?
THƠ MORSE
1 tích 1 tè chữ A
Tè tích tích tích đó là chữ B (bê)
2 lần tè tích chữ C (xê)
Tè tích tích đó chữ D (đê) khóc nhè
Chỉ có 1 tích chữ E
Tích tích tè tích ai dè F tơ
2 tè 1 tích chữ G (gờ)
4 tích 1 thể chữ H (hờ) cười hi
Tích tích chỉ có ngắn I
1 tích đi trước 3 tè J ta
Tè tè tích tiếp chữ K (ca)
Tích tè tích tích là L (lờ) lẳng lơ
Tè tè là chữ M (mờ) ngơ
1 tè 1 tích N (nờ) hay pha trò
3 tè là đó chữ O
Tích tè tè tích ai to bằng P (pờ)
Tè tè tích tè là Q
Tích rồi tè tích là anh hai R (rờ)


3 tích 1 lượt chữ S (sờ)
Tè dài 1 chắc chữ T (tờ) đi tu
Tích tích rồi tè là U
3 tích đi trước sau tè V (vê) tôi
1 tích 2 tè W (vê đôi)
Tè tích tích tè X (xờ) xôi khôi hài
Tè tích tè tè Y dài
Tè tè tích tích ai ngoài Z ta.
Phần II. MẬT THƯ:
I. Khái niệm: Là một bức thư được viết dưới dạng bí mật. Nhằm giữ kín nội dung mà giữa người gửi và người nhận cần trao đổi.
Mật thư thường có 2 phần:
1. Bản mật mã: Là những ký tự hoặc hình vẽ, thoạt đầu có vẽ rất khó hiểu. Sau khi nghiên cứu kỹ chìa khóa, ta sẽ tìm ra hướng giải bằng cách đối chiếu những dữ kiện mà chìa khoá đã gợi ý.

2. Chìa khóa: Là một hình thức gợi ý cho người dịch tìm ra hướng giải mật thư. Chìa khóa có thể là một câu thơ hoặc một ký hiệu nào đó bằng hình vẽ. Ký hiệu của chìa khóa là: O
Sau khi giải mã xong, ta sẽ được một bản văn hoàn chỉnh, ta gọi đó là:
Bạch văn: Là một văn bản hoàn chỉnh, tức là sau khi dịch xong, ta viết ra thành một bức thư bình thường mà ai cũng có thể đọc được.
II. Các dạng mật thư:
Bảng chữ cái quốc tế:
A B C D E F G H I J K L M

N O P Q R S T U V W Y Z


1. Quốc ngữ điện tín:
- Cách đặt dấu mũ: Thay thế trực tiếp.
- Cách đặt dấu thanh: Đặt sau mỗi từ.
Ví dụ: Với câu: Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Sẽ được viết là:
Coong cha nhuw nuis Thais Sown
Nghiax mej nhuw nuowcs trong nguoonf chayr ra.
2. Đọc ngược:
Có 2 cách đọc:
- Đọc ngược cả văn bản:
Ví dụ với câu: Kỹ năng sinh hoạt.
Có thể viết là: tạoh hnis gnăn ỹk
(jtaoh hnis gnwan xyk)
- Đọc ngược từng từ:
ỹk gnăn hnis tạoh
(xyk gnwan hnis jtaoh)


3. Đọc lái:
Trong lúc trò chuyện với nhau, thỉnh thoảng chúng ta vẫn thường hay nói lái để tạo ra những tình huống vui nhộn. Từ đó, ta tạo ra những mật thư bằng cách này.
Ví dụ ta nghe người nào đó nói:”Ngầu lôi tăng kể mẵn cuối khíu chọ”. Thoạt đầu, ta cứ tưởng anh ta là người mới học tiếng Hoa. Nhưng khi nghe giải thích rõ mới hiểu, thì ra anh ta muốn nói: Ngồi lâu tê cẳng muỗi cắn khó chịu.
4. Đánh vần:
Ở cách này, yêu cầu người dịch phải biết cách đánh vần giống như các em học sinh tiểu học. Nếu đọc lớn lên trong lúc dịch thì sẽ dễ hình dung hơn.


5. Bỏ đầu bỏ đuôi:
Ta chỉ cần bỏ chữ đầu và chữ cuối câu. Phần còn lại chính là nội dung bản tin.
Ví dụ: Chặt đầu chặt đuôi – đem mình về nấu:
Nếu biết đồng sức khỏe
Nên biết đồng lòng dạ
Hễ việc gì khó khăn
Ta làm cũng cong ngay
Gặp Bác Hồ Nhé!
Dịch là:
Nếu biết đồng sức khỏe
Nên biết đồng lòng dạ
Hễ việc gì khó khăn
Ta làm cũng cong ngay
Gặp Bác Hồ Nhé!
6. Số thay chữ:
Đây là dạng mật thư rất đơn giản. Ta chỉ cần viết ra 26 chữ cái, rồi sau đó, viết ngay dưới vị trí A là số 1, B là số 2… và Z là số 26. Sau đó dịch bình thường bằng cách: Cứ thấy số nào thì điền chữ tương ứng vào bên dưới.


Như vậy, người đố mật thư có thể thay đổi khóa. Thay vì A=1, thì ta có thể cho A=2, 3… hay một số bất kỳ nào khác, hoặc ta không dùng A mà có thể dùng một chữ nào đó = một số nào đó.






7. Chữ thay chữ:

Khác với loại mật thư “Số thay chữ” ở trên, loại mật thư “Chữ thay chữ” sẽ thể hiện cho chúng ta thấy một bản tin toàn là những chữ khó hiểu. Từ đó, ta phải giải khóa để hiểu những chữ đó muốn nói gì. Ở đây, ta thử với loại chìa khóa A=b. Trước hết ta phải nhập bảng dưới đây:
Như vậy, người đố mật thư có thể thay đổi khóa. Thay vì A=b, thì ta có thể cho A= một chữ bất kỳ nào khác, hoặc ta không dùng A mà có thể dùng một chữ nào đó cũng được.


8. Mưa rơi:
Khi nhìn thấy loại mật thư này, ta chỉ cần đi theo mũi tên của khóa. Ở đây, chữ đầu tiên là chữ C, chữ thứ nhì theo hướng đi của khóa là chữ O. Theo đó, ta sẽ dịch được hết bản tin.
CÁCH GIẢI MÃ MẬT THƯ

1. Phải hết sức bình tĩnh
2. Tự tin nhưng không được chủ quan
3. Nghiên cứu khóa giải thật kỹ
4. Đặt các giả thiết và lần lượt giải quyết
5. Đối với việc giải mật thư trong trò chơi lớn, ta nên sao y bản chính và chia thành nhiều nhóm nhỏ để dịch. Như thế, ta sẽ tận dụng được hết những chất xám trí tuệ ở trong đội. Tránh tình trạng xúm lại, chụm đầu vào tranh dành xem một tờ giấy để rồi kết quả không đi tới đâu, mà dễ làm rách tờ giấy mật thư của chúng ta nữa.
6. Cuối cùng, nếu dịch xong, ta viết lại bản bạch văn cho thật rõ ràng, sạch sẽ và đầy đủ ý nghĩa.
Phần III. DẤU ĐI ĐƯỜNG:
1/ Dấu đường:
Là ký hiệu, hình vẽ qSui ước một ký hiệu thông tin trên đường đi.
2/ Vai trò ý nghĩa:
- Cùng với Morse, Sémaphore, mật thư thì dấu đường là phương tiện góp phần xây dựng, tổ chức hoạt động “Trò chơi lớn” ở các cuộc trại, nó làm tăng sự hấp dẫn, dí dỏm, vui tươi.
- Dấu đường giúp người tham gia trò chơi phát triển trí nhớ, óc quan sát, tư duy nhận xét phân tích.


3/ Hướng dẫn sử dụng:
a) Cách đặt dấu:
• Dấu đường gợi ý cho người chơi đi đúng hướng, đến đúng nơi qui định vì vậy người đặt dấu phải thực hiện tốt một số yêu cầu:
• Có sự chuẩn bị trước khi đặt dấu: nên tính toán trên sơ đồ trước và chuẩn bị vật dụng.
• Dấu đường được vẽ bằng phấn, than, gạch, ... hoặc xếp bằng nhánh cây, sỏi, đá, ... Nếu có thể, chúng ta vẽ lên giấy bìa cứng, sau khi chơi, thu lại để dùng lần khác.


• Dấu đường đặt bên phải lối đi, trên những vật cố định, ngang tầm mắt hoặc trên mặt đường, nơi đễ nhìn thấy.
• Không để mất dấu và dấu phải được vẽ đúng.
• Nên có ký hiệu riêng cho đơn vị mình khi đặt dấu đường.
• Khoảng cách giữa 2 dấu đường không được quá 50m


b) Cách nhận dấu:
• Tìm dấu trên đường đi, bên phía tay phải và từ mặt đất lên tầm cao ngang mắt.
• Ghi nhận lại tất cả dấu nhận được theo thứ tự và làm theo tính chất biểu thị thông tin của dấu đó.
Dấu đường thiên nhiên được qui định theo sự thỏa thuận của 2 người truyền tín hiệu cho nhau. Mỗi nơi qui định mỗi khác, chưa có sự thống nhất trẹn toàn thế giới.
Trong lịch sử Việt Nam, có kể lại câu chuyện có thật về Mỹ Châu và Trọng Thủy, họ đã dùng lông ngỗng để làm dấu đường tìm thấy nhau.


Ở một trình độ nào đó, người đi trước chỉ cần; treo một mảnh vải nhỏ, bẽ gãy 1 cành cây con, xếp đứng 1 cục đá, hoặc cắm 1 que củi xuống đất ... là người đi sau có thể hiểu được người đi trước muốn nói gì.
Đừng hiểu về dấu đường 1 cách cứng ngắt theo khuôn mẫu cố định nào đó. Nếu chỉ có 2 người với nhau ở trong rừng, để tránh sự phát hiện của địch, ta lại càng phải dùng những ám hiệu riêng mà chỉ có 2 người bí mật biết với nhau. Như thế mới thực sự đảm bảo an toàn cho cả 2
Trong trò chơi lớn dành cho trẻ em, chúng ta nên thường sử dụng những dấu đường viết bằng ký hiệu đã được các đội nhóm sinh hoạt trên toàn thế giới thống nhất


***Chú ý:
- Dấu đi đường không nhằm mục đích dánh đố trại sinh, mà phải giúp trại sinh di chuyển đến đích nhanh chóng và an toàn.
- Không được chế tác tùy tiện. Không có dấu đi đường bắt buộc ta là phải: Đi theo hướng này, đi nhanh lên, đi chậm lại mà chỉ có dấu đường chứa hàm ý yêu cầu : di chuyển theo lối này, di chuyển nhanh, di chuyển chậm. Từ đó người chơi có quyền chọn hình thức di chuyển thích ứng với yêu cầu (Bò, chạy, đi,…)
- Khi cần thiết, có thể kết hợp nhiều dấu đi đường lại với nhau để thuận tiện ra lệnh hoặc cung cấp thêm thông tin.
Các loại gút phục vụ trại:
Gút quai chèo
2. Gút chân chó:
Gút dây số 8:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Sỹ Chẩm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)