Tài liệu EDUBUNTU
Chia sẻ bởi Bùi Thanh Tâm |
Ngày 06/11/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: Tài liệu EDUBUNTU thuộc Tin học 9
Nội dung tài liệu:
PHẦN I - GIỚI THIỆU
--(((--
1. Tại sao phải sử dụng phần mềm mã nguồn mở?
Căn cứ Quyết định số 235/2004/QĐ-TTg ngày 02 tháng 03 năm 2004 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Dự án tổng thể về “Ứng dụng và phát triển phần mềm mã nguồn mỡ ở Việt Nam giai đoạn 2004-2008”;
Ngày 30 tháng 12 năm 2008, Bộ Thông tin - truyền thông ra chỉ thị 07/2008/CT-BTTTT về việc đẩy mạnh sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong hoạt động của cơ quan, tổ chức nhà nước, góp phần hạn chế vi phạm bản quyền phần mềm.
Chỉ thị yêu cầu các đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin (CNTT) của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và sở thông tin - truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai cài đặt và tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng các phần mềm nguồn mở.
Chậm nhất đến ngày 31/12/2009, đảm bảo 70% máy trạm trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành, tỉnh, thành phố được cài đặt, 70% cán bộ, nhân viên được tập huấn, hướng dẫn sử dụng, trong đó tối thiểu 40% cán bộ, nhân viên sử dụng các phần mềm nêu trên trong công việc.
Tham mưu, đề xuất với Thủ trưởng cơ quan Bộ, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: các giải pháp, biện pháp để đảm bảo thực hiện được các nhiệm vụ nêu trên; lồng ghép, đưa các nội dung của Chỉ thị này vào kế hoạch ứng dụng CNTT của các cơ quan, đơn vị; tuyên truyền, vận động, khuyến khích phong trào thi đua giữa các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong Bộ, ngành, tỉnh, thành phố về việc sử dụng PMNM; đưa việc ứng dụng CNTT nói chung và sử dụng PMNM nói riêng vào nội dung bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của các cá nhân, đơn vị.
Chỉ thị cũng yêu cầu các hiệp hội và doanh nghiệp CNTT đẩy mạnh ứng dụng phần mềm mã nguồn mở và hỗ trợ phát triển các cộng đồng phần mềm mã nguồn mở của Việt Nam.
Về phía giáo dục công văn số 9772/BGDĐT-CNTT ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về việc “Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2008-2009”;
Bộ Giáo Dục yêu cầu “Triển khai ngay việc khai thác, sử dụng mã nguồn mở trong công tác quản lý và giảng dạy”. Cụ thể là:
Sử dụng bộ phần mềm văn phòng Open Office, có các mô đun (Writer soạn thảo văn bản, Calc bảng tính, Impress trình chiếu, Base quản trị cơ sở dữ liệu, Draw đồ hoạ) đáp ứng đầy đủ nhu cầu văn phòng và dạy tin học.
Sử dụng các hệ điều hành trên nền Linux như Ubuntu, Asianux desktop,… Sử dụng trình duyệt web Firefox và bộ gõ tiếng Việt unikey.
Các Sở GDĐT chỉ đạo các trường học đưa các phần mềm mã nguồn mở nói trên vào chương trình dạy môn tin học chính khoá và cài đặt vào các máy tính trong các trường học, kể cả các trường TCCN và trong cơ quan quản lý giáo dục.
Các Sở GDĐT và các dự án thuộc Bộ không mua bản quyền Microsoft Office vì Cục CNTT đã được giao làm đầu mối cấp phát bản quyền sử dụng theo hợp đồng từ Bộ Thông tin và Truyền thông.
Hiện nay tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam vẫn còn rất cao. Việc ứng dụng phần mềm mã nguồn mở sẽ giúp giảm bớt tỉ lệ vi phạm bản quyền này, đồng thời góp phần vào sự phát triển của phần mềm mã nguồn mở nói riêng và CNTT Việt Nam nói chung.
2. Phần mềm mã nguồn mở là gì?
Phần mềm mã nguồn mở (open - source software) là phần mềm với mã nguồn được công bố và sử dụng một giấy phép nguồn mở. Giấy phép này cho phép bất cứ ai cũng có thể nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần mềm, và phân phối phần mềm ở dạng chưa thay đổi hoặc đã thay đổi.
Năm 1998 một nhóm người chủ trương rằng thuật ngữ phần mềm tự do nên được thay thế bằng phần mềm nguồn mở vì thuật ngữ này ít mơ hồ hơn và dễ sử dụng hơn cho giới doanh nghiệp.
Phần mềm mã nguồn mở hiểu theo nghĩa rộng là một khái niệm chung được sử dụng cho tất cả các phần mềm mà mã nguồn của nó được công bố rộng rãi công khai và cho phép mọi người tiếp tục phát triển phần mềm đó. Điều này không có nghĩa là chúng có thể được sao chép, sửa chữa thoải mái hay sử dụng vào mục đích nào cũng được. Mã nguồn mở được công bố dưới rất nhiều điều kiện khác nhau, một số trong đó cho phép phát triển, sử dụng và bán
--(((--
1. Tại sao phải sử dụng phần mềm mã nguồn mở?
Căn cứ Quyết định số 235/2004/QĐ-TTg ngày 02 tháng 03 năm 2004 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Dự án tổng thể về “Ứng dụng và phát triển phần mềm mã nguồn mỡ ở Việt Nam giai đoạn 2004-2008”;
Ngày 30 tháng 12 năm 2008, Bộ Thông tin - truyền thông ra chỉ thị 07/2008/CT-BTTTT về việc đẩy mạnh sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong hoạt động của cơ quan, tổ chức nhà nước, góp phần hạn chế vi phạm bản quyền phần mềm.
Chỉ thị yêu cầu các đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin (CNTT) của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và sở thông tin - truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai cài đặt và tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng các phần mềm nguồn mở.
Chậm nhất đến ngày 31/12/2009, đảm bảo 70% máy trạm trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành, tỉnh, thành phố được cài đặt, 70% cán bộ, nhân viên được tập huấn, hướng dẫn sử dụng, trong đó tối thiểu 40% cán bộ, nhân viên sử dụng các phần mềm nêu trên trong công việc.
Tham mưu, đề xuất với Thủ trưởng cơ quan Bộ, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: các giải pháp, biện pháp để đảm bảo thực hiện được các nhiệm vụ nêu trên; lồng ghép, đưa các nội dung của Chỉ thị này vào kế hoạch ứng dụng CNTT của các cơ quan, đơn vị; tuyên truyền, vận động, khuyến khích phong trào thi đua giữa các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong Bộ, ngành, tỉnh, thành phố về việc sử dụng PMNM; đưa việc ứng dụng CNTT nói chung và sử dụng PMNM nói riêng vào nội dung bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của các cá nhân, đơn vị.
Chỉ thị cũng yêu cầu các hiệp hội và doanh nghiệp CNTT đẩy mạnh ứng dụng phần mềm mã nguồn mở và hỗ trợ phát triển các cộng đồng phần mềm mã nguồn mở của Việt Nam.
Về phía giáo dục công văn số 9772/BGDĐT-CNTT ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về việc “Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2008-2009”;
Bộ Giáo Dục yêu cầu “Triển khai ngay việc khai thác, sử dụng mã nguồn mở trong công tác quản lý và giảng dạy”. Cụ thể là:
Sử dụng bộ phần mềm văn phòng Open Office, có các mô đun (Writer soạn thảo văn bản, Calc bảng tính, Impress trình chiếu, Base quản trị cơ sở dữ liệu, Draw đồ hoạ) đáp ứng đầy đủ nhu cầu văn phòng và dạy tin học.
Sử dụng các hệ điều hành trên nền Linux như Ubuntu, Asianux desktop,… Sử dụng trình duyệt web Firefox và bộ gõ tiếng Việt unikey.
Các Sở GDĐT chỉ đạo các trường học đưa các phần mềm mã nguồn mở nói trên vào chương trình dạy môn tin học chính khoá và cài đặt vào các máy tính trong các trường học, kể cả các trường TCCN và trong cơ quan quản lý giáo dục.
Các Sở GDĐT và các dự án thuộc Bộ không mua bản quyền Microsoft Office vì Cục CNTT đã được giao làm đầu mối cấp phát bản quyền sử dụng theo hợp đồng từ Bộ Thông tin và Truyền thông.
Hiện nay tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam vẫn còn rất cao. Việc ứng dụng phần mềm mã nguồn mở sẽ giúp giảm bớt tỉ lệ vi phạm bản quyền này, đồng thời góp phần vào sự phát triển của phần mềm mã nguồn mở nói riêng và CNTT Việt Nam nói chung.
2. Phần mềm mã nguồn mở là gì?
Phần mềm mã nguồn mở (open - source software) là phần mềm với mã nguồn được công bố và sử dụng một giấy phép nguồn mở. Giấy phép này cho phép bất cứ ai cũng có thể nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần mềm, và phân phối phần mềm ở dạng chưa thay đổi hoặc đã thay đổi.
Năm 1998 một nhóm người chủ trương rằng thuật ngữ phần mềm tự do nên được thay thế bằng phần mềm nguồn mở vì thuật ngữ này ít mơ hồ hơn và dễ sử dụng hơn cho giới doanh nghiệp.
Phần mềm mã nguồn mở hiểu theo nghĩa rộng là một khái niệm chung được sử dụng cho tất cả các phần mềm mà mã nguồn của nó được công bố rộng rãi công khai và cho phép mọi người tiếp tục phát triển phần mềm đó. Điều này không có nghĩa là chúng có thể được sao chép, sửa chữa thoải mái hay sử dụng vào mục đích nào cũng được. Mã nguồn mở được công bố dưới rất nhiều điều kiện khác nhau, một số trong đó cho phép phát triển, sử dụng và bán
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thanh Tâm
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)