TÀI LIỆU DẠY HỌC PHÂN HÓA PHÂN MÔN TẬP NẶN TẠO DÁNG

Chia sẻ bởi Trương Kỉnh Nhơn | Ngày 08/10/2018 | 53

Chia sẻ tài liệu: TÀI LIỆU DẠY HỌC PHÂN HÓA PHÂN MÔN TẬP NẶN TẠO DÁNG thuộc Toán học 1

Nội dung tài liệu:

Phân môn TẬP NẶN TẠO DÁNG

I- TÌM HIỂU KHÁI NIỆM VÀ MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TẬP NẶN TẠO DÁNG:
1- Mục đích của tập nặn tạo dáng ở tiểu học:
-Tập nặn tạo dáng thể hiện đặc điểm, hình dáng của đồ vật, con người trong không gian ba chiều (chiều cao, chiều ngang, chiều sâu), có thể quan sát ở nhiều phía, được tạo nên bằng nhiều chất liệu khác nhau như: đất sét, chất dẻo để nặn, các phế liệu như vỏ hộp bằng giấy, bằng kim loại…để lắp ghép tạo dáng.
-Tập nặn tạo dáng nhằm tạo điều kiện cho Hs tiếp xúc với hình khối, tập sáng tạo ra các đồ vật bằng đất, chất dẻo hoặc các chất phế liệu…
-Thông qua việc tập nặn tạo dáng nhằm phát triển tư duy nghệ thuật và tư duy sáng tạo, Hs có khả năng cảm thụ được cái đẹp trong nghệ thuật điêu khắc và làm quen với nghệ thuật ứng dụng công nghiệp.

2- Các phương pháp dạy học:
a)-Phương pháp trực quan:
Đồ dùng trực quan trong tập nặn tạo dáng là đồ chơi như búp bê, các con vật, các đồ vật. Gv tự chọn và phân công Hs chuẩn bị theo nhóm mang đồ chơi có nội dung phù hợp với bài học giới thiệu để lớp quan sát, tìm hiểu.
b)-Phương pháp quan sát:
Trong tập nặn tạo dáng, Hs quan sát bài minh họa để nắm được cách nặn, cách tạo dáng. Khi quan sát, Gv cần sử dụng kết hợp PP vấn đáp, đặt câu hỏi để Hs nắm được đặc điểm của đối tượng về hình dáng cấu trúc. Từ đó nảy sinh ý tưởng sáng tạo để tạo ra một sản phẩm mới.
c)-Phương pháp vấn đáp:
Khi đặt câu hỏi: câu hỏi cần phù hợp với khả năng nhận thức của Hs. Câu hỏi phải rõ ràng, dễ hiểu theo cấp độ từ cấp thấp đến cấp cao. Khi Gv chỉ định Hs trả lời câu hỏi nên bao quát lớp để mọi đối tượng Hs đều có thể tham gia học tập.
d)-Phương pháp giải thích minh họa:
Trong tập nặn tạo dáng, lời giảng giải của Gv cần ngắn gọn, dễ hiểu, tập trung vào những vấn đề chính: Những đặc điểm cơ bản của con vật, đồ vật; cách thể hiện, cách sử dụng dụng cụ, chất liệu để nặn, tạo dáng; phân tích, nhận xét kết quả bài học để Hs học tập và rút kinh nghiệm. Khi phân tích, giảng giải lời nói phải luôn đi kèm với hình ảnh, đồ dùng minh họa.
e)-Phương pháp thực hành luyện tập:
Thực hành trong tập nặn tạo dáng là giúp Hs tạo ra sản phẩm là con vật, đồ vật bằng các chất liệu khác nhau; giúp các em phát triển trí tưởng tượng, khả năng tìm tòi sáng tạo, ứng dụng kiến thức mỹ thuật vào thực tế.
Khi thực hành, Gv đến từng nhóm để hướng dẫn và nên dành nhiều thời gian cho hoạt động này.
g)-Phương pháp trò chơi:
Đối với tập nặn và tạo dáng có thể tổ chức một số trò chơi. Ví như: trưng bày sản phẩm rồi tổ chức bình chọn, phân loại con vật nuôi và con vật hoang dã…
h)-Phương pháp hợp tác nhóm:
Nên tổ chức cho Hs làm việc theo nhóm cùng sử dụng các chất liệu như: đật nặn, vỏ hộp, hồ dán, giấy bìa…trao đổi bàn luận thực hiện trò chơi, bài nặn trên lớp.
3- Các chất liệu dùng để nặn tạo dáng:
-Đất sét: đất sét là loại đất mềm và dẻo thường dùng để nặn.
-Các chất dẻo: chất dẻo dùng để nặn có nhiều màu, mềm dẻo, không dính tay, rất thuận lợi, đảm bảo vệ sinh và an toàn cho học sinh.
-Phế liệu: phế liệu như các vỏ hộp giấy, hộp nhựa, hộp sắt, vỏ trứng, các loại hạt, củ, quả… thường dùng để tạo dáng người, đồ vật… ciung4 góp phần bảo vệ môi trường.
4- Cách nặn tạo dáng:
a)- Cách nặn: có 2 cách nặn.
*Nặn bằng cách ghép khối (hay còn gọi là nặn từng bộ phận):
-Nặn từng bộ phận, các chi tiết rồi ghép lại, có thể dùng que nhỏ hoặc tâm tre để gắn dính chúng với nhau.
-Ví dụ: -nặn hình người.
+Nặn đầu: vo đật tròn;
+Nặn thân: vo đất thành hình trụ hoặc hình chữ nhật hay hình vuông;
+Nặn chân, tay: vo kéo đất thành thỏi nhỏ, dài;
+Gắn dính các bộ phận lại với nhau;
+Nặn theo các chi tiết như: tóc, quần áo…
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Kỉnh Nhơn
Dung lượng: 3,24MB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)