Tai lieu chuan kien thuc ki nang

Chia sẻ bởi Thái Văn Phú | Ngày 21/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: tai lieu chuan kien thuc ki nang thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
----------***----------
TẬP HUẤN GIÁO VIÊN
DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
MÔN NGỮ VĂN (THPT)
MỤC TIÊU TẬP HUẤN
1. Về kiến thức
Giúp giáo viên :
Hiểu được vị trí, lý do biên soạn và tính chất pháp lý của tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn.
Nắm được những khái niệm cơ bản : chuẩn; chuẩn kiến thức, kĩ năng; chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn.
Hiểu được cách thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN môn học Ngữ văn THPT.

MỤC TIÊU TẬP HUẤN
2. Về kĩ năng
Xác định mục tiêu, nội dung dạy học theo chuẩn KT, KN.
Thiết kế hoạt động dạy học theo chuẩn KT, KN.
Vận dụng các PP, kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy môn Ngữ văn ở THPT theo chuẩn KT, KN.
Kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN môn Ngữ văn.

NỘI DUNG TẬP HUẤN
1. Giới thiệu chuẩn KT, KN môn học Ngữ văn (THPT).
2. Dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn (có áp dụng các PP, kỹ thuật dạy học tích cực).
3. Kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn.
4. Tổ chức tập huấn tại địa phương.
TÀI LIỆU TẬP HUẤN
1. Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT, KN môn học Ngữ văn lớp 10, 11, 12.
2. Chương trình, SGK môn Ngữ văn các lớp 10, 11, 12.
KẾ HOẠCH TẬP HUẤN
Kế hoạch
1. Ngày 15/11: Trình bày những vấn đề chung về Dạy học và Kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT & KN
2. Ngày 16/11:
- Buổi sáng: Các đơn vị trình bày GA và đề thể nghiệm…
- Buổi chiều: Thảo luận và giải đáp thắc mắc
KẾ HOẠCH TẬP HUẤN
Kế hoạch
1. Phân công soạn 1 giáo án theo Chuẩn KT& KN
2. Phân công soạn đề văn 45 phút theo Chuẩn KT& KN
PHẦN 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
MÔN NGỮ VĂN
(cấp THPT)
Hoạt động 1
Phân biệt tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn” với Chương trình GDPT môn Ngữ văn, SGK, SGV môn Ngữ văn.
Luật Giáo dục, Điều 29 :
“CT GDPT thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định chuẩn KT, KN, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở các lớp và mỗi cấp của giáo dục phổ thông.”
1. Vị trí, tầm quan trọng của tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT, KN môn Ngữ văn THPT”
Là một thành phần của Chương trình GDPT môn Ngữ văn.
Là văn bản quan trọng trong quản lý, chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục của môn học Ngữ văn, đảm bảo tính khả thi và thống nhất của CT GDPT trên phạm vi cả nước.
Có tính pháp lý chỉ sau CT GDPT môn Ngữ văn.
Hoạt động 2
Vì sao phải dạy học và kiểm tra đánh giá theo “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn” ?
2. Lý do dạy học, kiểm tra, đánh giá theo “Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT, KN môn Ngữ văn THPT”
2.1. Đó là văn bản có tính pháp lệnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.2. CT GDPT môn Ngữ văn, tuy đã đề cập đến chuẩn tối thiểu phải đạt được trong quá trình dạy học nhưng mới chỉ nêu một cách khái quát theo các chủ đề, nhóm chủ đề. Trong khi đó, quá trình dạy và học của GV, HS lại cần có một tài liệu định hướng thật cụ thể phạm vi kiến thức, kĩ năng, những yêu cầu cần đạt tối thiểu của mỗi bài học.
2. Lý do dạy học, kiểm tra, đánh giá “Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT, KN môn Ngữ văn THPT”
2.3. Thực tiễn dạy học ở các địa phương những năm qua đã cho thấy : nhiều GV gặp khó khăn trong việc xác định mục tiêu, yêu cầu KT, KN tối thiểu của một bài học, khiến cho giờ học nơi thì sơ lược, nơi lại quá tải đối với HS.
2. Lý do dạy học, kiểm tra, đánh giá tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT, KN môn Ngữ văn THPT”
2.4. Công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc dạy học của các nhà quản lý thiếu sự thống nhất, dẫn đến tình trạng đánh giá không chuẩn, không nhất quán ngay tại một trường, một địa phương. Giữa các địa phương, sự vênh lệch ấy càng rõ.
2. Lý do dạy học, kiểm tra, đánh giá “Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT, KN môn Ngữ văn THPT”
2.5. Xu thế dạy học ở các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới là phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của cả người dạy lẫn người học trên cơ cở những định hướng về chuẩn KT-KN. Với xu hướng ấy, GV đã được cởi trói khỏi những ràng buộc cứng nhắc của dạy học truyền thống trong đó có việc hoàn toàn phụ thuộc vào SGK. Giờ đây, có thể có những bài học GV, HS không cần đến SGK miễn là vẫn đạt được chuẩn KT-KN mà CT yêu cầu.
TÌNH HUỐNG ???
Có sự vênh lệch về mục tiêu, trọng tâm kiến thức giữa SGK, SGV và “Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT, KN môn Ngữ văn” thì giải quyết thế nào ?
Nội dung kiến thức có trong Chuẩn nhưng không có trong SGK và SGV thì giải quyết thế nào ?
4. Cấu trúc của tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT, KN môn Ngữ văn THPT”
Cả 3 tài liệu đều có cấu trúc chung:
Phần thứ nhất: Giới thiệu chung về chuẩn kiến thức, kĩ năng của CT GD PT
Phần thứ 2: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng
- Chương trình chuẩn
- Chương trình nâng cao
(Xin mời nghiên cứu tài liệu)
5. Các khái niệm cơ bản
5.1. Chuẩn.
5.2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng.
5.3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn
♦ Kiến thức môn Ngữ văn :
- Văn học (tác phẩm văn học, lý luận văn học, văn học sử)
- Ngôn ngữ (Tiếng Việt).
- Làm văn (cách thức tạo lập văn bản).
- Văn hóa tổng hợp.
5. Các khái niệm cơ bản
♦ Kĩ năng môn Ngữ văn :
- Nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt thành thạo.
- Tiếp nhận văn bản mà trọng tâm là văn bản VH.
- Tạo lập văn bản :
+ Biết suy nghĩ trước một vấn đề của cuộc sống và VH. Muốn viết bài văn thì phải có ý, muốn có ý thì cần biết suy nghĩ và suy nghĩ sâu sắc.
VD :


Kĩ năng tiếp nhận VH thể hiện ở khả năng biết cảm thụ, nhận biết, chỉ ra và lý giải cái hay, cái đẹp của TPVH một cách thuyết phục, sáng tạo.
Viết về màn Kim – Kiều tái hợp, nhiều ý kiến cho rằng : đoạn Kim - Kiều tái hợp là gượng gạo, rằng cứ để Kiều trẫm mình ở sông Tiền Đường xong cũng là kết thúc Truyện Kiều ở đấy, chẳng cần phải viết thêm đoạn về sau.

Phản bác lại ý kiến trên, nhà thơ Xuân Diệu đã có một suy nghĩ độc đáo và sâu sắc. Theo ông, màn Kim - Kiều tái hợp thực chất là “bản cáo trạng cuối cùng trong Truyện Kiều”. Xuân Diệu viết : “Trong lời nói của Kiều là gì, nếu không phải là bản cáo trạng xã hội do chính nạn nhân lập nên? Trong quyển truyện đã bao lần Kiều trách phận thương thân, ví dụ khi phải đi làm đĩ lần thứ nhất: “Mặt sao dày gió dạn sương – Thân sao bướm chán ong chường bấy thân”; nhưng đến giờ đây, nhớ lại cả mười lăm năm luân lạc, Kiều như đã nát hết cả tấm thân; lúc tái hợp này rõ ràng là khi Nguyễn Du uất ức lên cao độ nhất :

Thiếp từ ngộ biến đến giờ
Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa
Bấy chầy gió táp mưa sa !
Mấy trăng cũng khuyết mấy hoa cũng tàn
Còn chi là cái hồng nhan
Đã xong thân thế, còn toan nỗi nào ?

Ta thử đọc lại đoạn này mà vận vào thân, xem thử có tủi nhục đến tận trong xương thịt mình hay không ? Đã xong thân thế, còn toan nỗi nào ? ”
(Xuân Diệu)
Ví dụ khác: Văn Tâm đã đặt ra câu hỏi : “Tại sao cứ phải truy tìm tên thật của bút danh T.T.Kh ?”
Từ câu hỏi ấy ông đã phát hiện ra một chân lý của tiếp nhận nghệ thuật : “Chân lý khoa học không hẳn lúc nào cũng hỗ trợ hữu ích cho chân lý mỹ học” bởi “màn sương mờ bao phủ bút danh T.T.Kh mặc nhiên đã trở thành một yếu tố thi pháp lợi hại, gia tăng hương sắc trữ tình của bài thơ lên rất nhiều”.
Từ đó, tác giả nhận định: “Cứ để yên T.T.Kh tội nghiệp sẽ trẻ đẹp và gây thương cảm đến muôn đời”. Đến đây, người đọc mới hiểu vì sao ông lại cất lời khẩn cầu tha thiết: “Xin người trốn kĩ mãi đi ”.
 Và đây chính là ý mới, là suy nghĩ độc đáo của nhà nghiên cứu, nhà giáo Văn Tâm...
5. Các khái niệm cơ bản
- Tạo lập văn bản :
+…
+ Biết diễn đạt, trình bày suy nghĩ, tình cảm cũng như hiểu biết của mình về VH và cuộc sống một cách sáng sủa và thuyết phục theo yêu cầu của một kiểu loại VB nào đó.


5. Các khái niệm cơ bản
♦ Kĩ năng môn Ngữ văn :
- …
- Thao tác tư duy : phân tích, tổng hợp, so sánh, khát quát hóa, trừu tượng hóa… đặc biệt là tư duy hình tượng.
Tóm lại
Chuẩn là gì ?
Thế nào là chuẩn KT, KN ?
Chuẩn KT, KN môn Ngữ văn ?
Vì sao phải dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn ?
PHẦN 2
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN NGỮ VĂN(THPT)

Thế nào là dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng ?
1. Khái niệm
Dạy - học theo chuẩn KT, KN là quá trình, hoạt động dạy - học mà ở đó người GV bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học, bài học từ khâu soạn bài đến tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp; còn người HS thì học tập theo định hướng của GV để đạt được các yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kĩ năng mà chương trình giáo dục đã quy định và trên cơ sở đó để nâng cao và sáng tạo.
2. Dạy học theo chuẩn KT, KN
Dựa vào chuẩn để xác định mục tiêu bài học.
Dựa vào chuẩn để xác định nội dung dạy học.
Dựa vào chuẩn để xác định các hoạt động học tập. Mà hoạt động học tập chỉ thực sự diễn ra khi GV biết tạo cho HS động cơ, nhu cầu, hứng thú học tập; khi GV sử dụng các PP, KT dạy học tích cực để tổ chức HS hoạt động nhận thức.
3. Dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn
Sử dụng chuẩn để xác định mục tiêu bài học
Dựa vào mục I. Mức độ cần đạt
Sử dụng chuẩn để xác định kiến thức, kĩ năng của bài học.
Dựa vào mục II. Trọng tâm KT, KN và
III. Hướng dẫn thực hiện (đề mục 1, 2).
● Sử dụng chuẩn để xây dựng các hoạt động lên lớp
Dựa vào mục III. Hướng dẫn thực hiện.




3. Dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn
Từ các hoạt động dạy học ngữ văn đã xác định theo chuẩn, tìm kiếm các PP, KT dạy học tích cực để tổ chức HS hoạt động học tập một cách chủ động, sáng tạo, hiệu quả.
Lưu ý : phối hợp các PP dạy học truyền thống và hiện đại một cách hợp lý để tổ chức HS hoạt động học tập theo định hướng về chuẩn KT, KN đã đề ra.
VD : Tổ chức HS hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn chương


3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn
3.2.1. PP tổ chức HS hoạt động tiếp nhận tác phẩm trong giờ đọc văn
Tiếp nhận văn học là hoạt động chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ sự cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ tác giả cho đến sản phẩm sau khi đọc: cách hiểu, ấn tượng trong trí nhớ, ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo, bản dịch, chuyển thể…
Đặc điểm tâm lý cảm thụ văn học của người đọc trong tiếp nhận
Cảm thụ văn học thường xuất phát với một trạng thái tâm lý đặc biệt mà lý thuyết tiếp nhận gọi là tâm thế. Khái niệm tâm thế ở đây được dùng để chỉ trạng thái tâm hồn, tình cảm, trí tuệ, nhận thức đang tồn tại ở người đọc khi bắt đầu tiếp xúc với tác phẩm văn học.
Đặc điểm tâm lý cảm thụ văn học của người đọc trong tiếp nhận
●Phản ứng tâm lý kế tiếp ở giai đoạn đầu của quá trình cảm thụ văn học là sự chú ý (trong lĩnh vực nghệ thuật, nó được gọi là “nhập thân”).
Đặc điểm tâm lý cảm thụ văn học của người đọc trong tiếp nhận
● Tâm thế và chú ý lại có liên quan mật thiết đến các biểu hiện tâm lý - nhận thức khác như nhu cầu, động cơ, hứng thú của người đọc. Động cơ, nhu cầu tạo ra hứng thú. Hứng thú lại là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo.
Đặc điểm tâm lý cảm thụ văn học của người đọc trong tiếp nhận
●Để cảm thụ được tác phẩm văn học, người đọc không thể không trải qua khâu tri giác thẩm mỹ. Đây là hoạt động tâm lý - nhận thức diễn ra ở người đọc khi trực tiếp tiếp xúc với văn bản tác phẩm.
Đặc điểm tâm lý cảm thụ văn học của người đọc trong tiếp nhận
● Đi liền với tri giác thẩm mỹ là tưởng tượng. Tưởng tượng hỗ trợ cho tri giác thẩm mỹ đồng thời mở rộng giới hạn và mức độ cảm thụ nghệ thuật. Do đặc thù của hình tượng văn học - hình tượng “phi vật thể” mà tưởng tượng hiện diện như một phản ứng tâm lý tất yếu và cần thiết trong quá trình con người cảm thụ tác phẩm.
Đặc điểm tâm lý cảm thụ văn học của người đọc trong tiếp nhận
● Trong quá trình cảm thụ, con người đã phải cần đến và dùng đến sức liên tưởng để “lấy hồn tôi hiểu hồn người” (Hoài Thanh), để “từ chân trời của một người đến chân trời của tất cả” (Paul Eluya)
VD : Xuân Diệu cảm nhận bài “Sông Lấp” (Trần Tế Xương)
“Tôi còn nhớ trong xã hội trước, khi tôi còn nhỏ, nằm ngủ trong nhà của cha mẹ, trước mặt là khúc sông Gò Bồi. Khuya lạnh, co quắp trong chiếc chiếu dài, nửa nằm nửa đắp phủ lên đầu, trẻ con ngủ rất mê, mà lại vẫn cứ nghe tiếng rất to gọi đò văng vẳng bên ngoài, thành ra lẫn vào với giấc mộng. Sông vang tiếng, trời vang tiếng, khuya vang tiếng, đêm tối đen, tiếng gọi đò vời vợi làm sao”
VD khác :
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh cũng đã có lần cho biết khi ông đọc hai câu Mây biếc về đâu bay gấp gấp. Con cò trên ruộng cánh phân vân của Xuân Diệu, ông thấy có cái gì trong đó rất phù hợp với mình, với những băn khoăn khó hiểu trong lòng mình. Nhưng khi nhà phê bình sực nhớ lại câu thơ nổi tiếng của Vương Bột thì có thể nói ông lại càng đi sâu thêm vào thực chất của thơ Xuân Diệu.
Đặc điểm tâm lý cảm thụ văn học của người đọc trong tiếp nhận
● Lê Quý Đôn đã phân biệt ba cách học : Lấy tai mà nghe thì học ở bì phu, lấy tâm mà nghe thì học ở cơ nhục, lấy thần mà nghe thì học vào cốt tủy.
Đặc điểm tâm lý cảm thụ văn học của người đọc trong tiếp nhận
Đọc một tác phẩm mà chỉ mới biết có cốt truyện, kể lại nội dung thêm một vài lời khen chê hời hợt, đó là “lấy tai mà nghe”, mới tiếp xúc “ở bì phu” (ngoài da thịt). Đọc mà có cảm xúc, thấy được chỗ hay nhưng chưa lý giải được, đó là biết “lấy tâm” mà đọc, đi vào được “cơ nhục”. Chỉ khi nào lý giải được cảm xúc, cắt nghĩa được sáng rõ ý nghĩa sâu xa của tác phẩm, đem tác phẩm soi vào đời, qua tác phẩm tự nâng mình lên thì mới có thể xem là đi vào được “cốt tủy”, đọc được cái “thần” của tác phẩm.
Đặc điểm tâm lý cảm thụ văn học của người đọc trong tiếp nhận
 Trong quá trình đi sâu khám phá tư tưởng nghệ thuật của nhà văn, nhận thức giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, ng ười đọc còn phải nhờ đến sức hoạt động mạnh mẽ của tư duy với các thao tác quen thuộc : phân tích, cắt nghĩa, so sánh, phán đoán, suy luận, khái quát, tổng hợp…
Đặc điểm tâm lý cảm thụ văn học của người đọc trong tiếp nhận
● Đã nói đến cảm thụ nghệ thuật thì không thể không nói đến xúc cảm nhất là xúc cảm thẩm mỹ. Đó là những phản ứng tâm lý đối với văn học nghệ thuật, là thái độ thưởng ngoạn, sự thích thú, thích nghi của người đọc, người nghe, người xem trước đối tượng nghệ thuật. Xúc cảm thẩm mỹ là sự rung động trong tâm hồn, tình cảm, là những buồn, vui, chán, ghét, đồng tình, phản đối, tức tối, mê say… khi người tiếp nhận nhập thân vào thế giới nghệ thuật trong tác phẩm, sống cuộc sống trong tác phẩm, xúc cảm cái cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong tác phẩm.
VD1 :
Nhà thơ Hoàng Cầm cho biết nhà văn Nguyên Hồng đã “khóc nức lên” rồi “cứ thế mà khóc lúc rấm rứt, lúc nức nở suốt cả 15 phút” khi nghe nhà thơ đọc toàn bộ bài Bên kia sông Đuống.

“Có lần, anh (tức nhạc sĩ Trần Hoàn) đi thăm một đơn vị dân công, bất ngờ bắt gặp một tình huống căng thẳng. Bất chấp mọi lời giải thích của cán bộ chỉ huy, anh chị em dân công nhất quyết đòi về hậu phương ăn Tết nguyên đán, rồi mới trở lại phục vụ chiến trường. Trần Hoàn bèn đứng ra nói mấy lời thăm hỏi thân ái, rồi bật tiếng đàn ghi ta, ngâm luôn bài thơ Đêm nay Bác không ngủ bằng giọng Huế ấm ngọt, thiết tha. Tiếng thơ chấm dứt mà cả đơn vị vẫn còn lặng phắc, với những khuôn mặt dịu hẳn đi, hồi sinh một vẻ tỉnh táo suy nghĩ. Nắm lấy giây phút xúc động đó, cán bộ chỉ huy nhắc lại kế hoạch gấp rút vận chuyển gạo, vũ khí, sẵn sàng cùng bộ đội ăn Tết hỏa tuyến, lập công sao cho xứng đáng với tình thương hết lòng của Bác Hồ, như đã thấy trong bài thơ. Và không còn chút do dự nào, cả đơn vị nhiệt liệt hưởng ứng”
Đặc điểm tâm lý cảm thụ văn học của người đọc trong tiếp nhận
● Một trạng thái tâm lý nữa đồng thời cũng là một kết quả tốt đẹp của cảm thụ nghệ thuật là sự “thanh lọc” (catacxit). Đó là sự cân bằng hài hòa về tâm lý và mở rộng nâng cao về tâm hồn và nhân cách sau quá trình tiếp nhận văn chương.
Quản Tử : “Chỉ nộ mạc nhược thi.
Khứ ưu mạc nhược nhạc”
(Dứt cơn giận không gì bằng thơ. Tiêu mối sầu không gì bằng nhạc)
Đặc điểm tâm lý cảm thụ văn học của người đọc trong tiếp nhận
● Hoạt động cảm nhận ban đầu (tạo tâm thế, định hướng chú ý)
● Hoạt động tri giác ngôn ngữ nghệ thuật
● Hoạt động tái hiện hình tượng nghệ thuật
● Hoạt động phân tích, cắt nghĩa và khát quát hóa các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm
● Hoạt động tự bộc lộ, tự nhận thức của học sinh
Các PP tổ chức HS tiếp nhận tác phẩm văn học
3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn
3.2.2. PP dạy học tích cực
a. PP vấn đáp
Vấn đáp là PP trong đó GV đặt ra câu hỏi để HS trả lời, qua đó HS lĩnh hội được nội dung bài học.
Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt các loại PP vấn đáp:
3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn
a. PP dạy học tích cực
a1. PP vấn đáp
- Vấn đáp tái hiện: Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã biết hoặc tái hiện nội dung miêu tả, nội dung sự kiện... trong bài học.
PP này đắc dụng khi GV tổ chức HS tái hiện tri thức tạo cơ sở cho các hoạt động tư duy cấp cao sẽ diễn ra tiếp theo.
3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn
a. PP dạy học tích cực
a1. PP vấn đáp
- Vấn đáp tái hiện:
Ví dụ: Xây dựng hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa và vẻ đẹp của hai câu thơ đầu trong bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (Lý Bạch).
3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn
GV nêu các câu hỏi tái hiện : Bài thơ viết về cuộc chia tay của Lý Bạch đối với bạn mình là Mạnh Hạo Nhiên. Cuộc chia tay diễn ra ở đâu ? Nơi mà người bạn sẽ đến ? Nơi chia tay và nơi đến được kết nối bởi cái gì?
Anh (chị) hãy trả lời các câu hỏi đó bằng cách hoàn thành sơ đồ sau (GV chiếu sơ đồ trên máy)
3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn

3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn
HS dựa vào văn bản và tái hiện : Nơi tiễn : Lầu Hoàng Hạc; Nơi đến : Dương Châu; Giữa lầu Hoàng Hạc với Dương Châu là dòng Trường Giang “chảy ngang lưng trời”
Từ tiền đề trên, GV có thể tiếp tục sử dụng PP vấn đáp để hướng dẫn HS tư duy cao hơn. VD : Từ những hiểu biết về các địa danh trên (vào thời điểm lịch sử lúc bấy giờ), anh (chị) có cảm nhận gì về không gian nghệ thuật đang được nhà thơ dựng lên trong bài thơ ?
3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn
HS sẽ phải huy động kiến thức lịch sử, xã hội và văn hóa để khám phá vẻ đẹp của không gian nghệ thuật ẩn ngầm sau tầng ngôn từ ở hai câu thơ. Chẳng hạn : Lầu Hoàng Hạc là một thắng cảnh nổi tiếng ở Trung Quốc, là một di chỉ thần tiên (gắn liền với truyền thuyết về một vị tiên (Phí Văn Vi) thường cưỡi hạc vàng về đây). Dương Châu (thời Đường) là chốn đô thị phồn hoa bậc nhất. Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc, mùa xuân tấp nập thuyền bè xuôi ngược.
3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn
Nối cảnh thần tiên với thắng cảnh phồn hoa là dòng sông Trường Giang chảy ngang lưng trời. Tất cả hợp lại như vẽ ra một cảnh thần tiên, tuyệt đẹp, một không gian mỹ lệ, khoáng đạt.
Tương tự như vậy, GV có thể tiếp tục định hướng :
GV : Bây giờ hãy chú ý đến thời gian của cuộc chia tay. Đó là khoảng thời gian nào trong năm? Khoảng thời gian ấy gợi lên điều gì về tiết trời, thiên nhiên, cảnh vật?
3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn
HS : Cuộc chia ly diễn ra vào tháng 3 – “mùa hoa khói”. Đó là khoảng thời gian đẹp trong một năm, tiết trời xuân mát lành, cây cối, hoa lá đâm chồi nảy lộc.
GV : Ngoài ý nghĩa là “hoa khói”, từ “yên hoa”còn mang hàm nghĩa “nơi phồn hoa đô hội”, ở đây ám chỉ Dương Châu. Với hàm nghĩa ấy của từ “yên hoa”, em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa thời gian và không gian của buổi đưa tiễn ?
3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn
HS : Cuộc chia ly diễn ra vào tháng 3 – “mùa hoa khói”. Đó là khoảng thời gian đẹp trong một năm, tiết trời xuân mát lành, cây cối, hoa lá đâm chồi nảy lộc.
GV : Ngoài ý nghĩa là “hoa khói”, từ “yên hoa”còn mang hàm nghĩa “nơi phồn hoa đô hội”, ở đây ám chỉ Dương Châu. Với hàm nghĩa ấy của từ “yên hoa”, em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa thời gian và không gian của buổi đưa tiễn ?
HS : Không gian và thời gian của buổi đưa tiễn bạn của nhân vật trữ tình thống nhất ở cái đẹp.
3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn
- Vấn đáp giải thích – minh hoạ :
GV đưa ra các câu hỏi hướng dẫn HS giải thích, chứng minh làm sáng rõ một nội dung nào đó. Vẫn tiếp tục với ví dụ trên, GV nêu câu hỏi yêu cầu HS giải thích, minh họa :
GV : Tâm điểm của buổi chia ly vẫn là con người. Người mà tác giả chia tay là Mạnh Hạo Nhiên. Đối với Lý Bạch, Mạnh Hạo Nhiên là người bạn thế nào ? Từ đó hãy cho biết việc Ngô Tất Tố dùng chữ “bạn” để dịch từ “cố nhân” đã đạt yêu cầu chưa ? Vì sao ?
3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn
- Vấn đáp giải thích – minh hoạ :
HS : Mạnh Hạo Nhiên là một người bạn văn chương rất thân của Lý Bạch. Mặc dù Mạnh Hạo Nhiên hơn Lý Bạch 12 tuổi nhưng họ vẫn là những người bạn hết sức thân thiết. Chính Lý Bạch đã từng bày tỏ tình cảm yêu mến và hâm mộ Mạnh Hạo Nhiên :
Ngô ái Mạnh Phu Tử,
Phong lưu thiên hạ văn
(Ta yêu Mạnh Phu Tử
Nổi tiếng phong lưu khắp thiên hạ)
3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn
- Vấn đáp giải thích – minh hoạ :
Với quan hệ tình bạn giữa hai người như thế, việc Ngô Tất Tố dùng chữ “bạn” để dịch từ “cố nhân” là đúng nhưng chưa diễn tả hết ý nghĩa của hai chữ này bởi “cố nhân” là bạn cũ, tự nó đã mang hàm nghĩa về mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa hai người bạn. Đó là chưa kể sắc thái của chữ “cố” trong “cố nhân” (kể cả “cố quốc”, cố đô”, “cố hương”…) thường gợi lên tình cảm nhớ thương, lưu luyến, thiết tha.
3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn
- Vấn đáp tìm tòi (đàm thoại Ơxrixtic): GV dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lý để hướng HS từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. Trong vấn đáp tìm tòi, GV giống như người tổ chức sự tìm tòi, còn HS giống như người tự lực phát hiện kiến thức mới. Vì vậy, khi kết thúc cuộc đàm thoại, HS có được niềm vui của sự khám phá trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy. Vẫn theo ví dụ trên, GV tiếp tục tổ chức HS khám phá ý nghĩa của hai câu thơ:
3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn
- Vấn đáp tìm tòi (đàm thoại Ơxrixtic):
GV : Mĩ học Trung Hoa xưa coi “giai thì, mỹ cảnh, thắng sự, lương bằng” (thời tiết đẹp, cảnh đẹp, việc hay, bạn hiền) là “tứ thú” (bốn điều thú vị). Trong trường hợp bài thơ này, ta thấy đã có những điều thú vị gì trong “tứ thú” trên. Và cái không có là cái gì ?
3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn
HS : Trong “tứ thú” đã có ba : cảnh đẹp, thời tiết đẹp, tình bạn đẹp. Cái không có là “thắng sự” (việc hay) bởi “sự” ở đây là biệt ly. Mọi thứ tươi đẹp đều có, duy chỉ sự sum vầy là không.
GV : Như ta đã biết, các nhà thơ Đường thường không nói hết ý : “ý tại ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời), “ngôn tận nhi ý bất tận” (lời hết mà ý chưa hết); hoặc không nói trực tiếp : “ý đáo nhi bút bất đáo” (ý đến mà bút không đến), “họa vân hiển nguyệt” (vẽ mây nảy trăng).
3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn
Họ chủ trương chỉ bằng một số mã tối thiểu nhưng có thể đưa lại nhiều thông tin mới mẻ và đặc sắc. Muốn làm được điều ấy, bên cạnh ngôn ngữ tinh luyện còn phải có tứ thơ độc đáo. Và để xây dựng được tứ thơ, các nhà thơ Đường thường dựng lên các mối quan hệ: xưa – nay; mộng – thực; tiên – tục; sống – chết; vô cùng – hữu hạn; không gian – thời gian, đặc biệt là quan hệ giữa tình và cảnh... Vận dụng vào trường hợp bài thơ trên, ai có thể xác định : Lý Bạch đã xây dựng tứ thơ bằng cách dựng lên mối quan hệ nào ? Từ đó, hãy đọc ra cái “ý tại ngôn ngoại” ở đây.
3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn
HS : Lý Bạch đã xây dựng tứ thơ bằng cách dựng lên mối quan hệ tương phản giữa cái có và cái không. (GV có thể kết hợp chiếu slide sau để giúp HS tường minh hóa phát hiện nói trên):
3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn

3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn
HS : … Trong cái có ẩn chứa cái không. Cái có càng nhiều, càng rõ, cảm nhận xót xa về cái không càng sâu đậm. Người đọc cứ ngỡ tác giả tái hiện khung cảnh thần tiên của buổi chia tay, nào ngờ nhà thơ đang mượn cảnh để tả tình. Cảnh càng đẹp bao nhiêu thì lòng người càng buồn, càng thấm thía nỗi xa cách, chia ly bấy nhiêu. Cảnh đẹp, hài hòa trong cả không gian, thời gian, vũ trụ nhưng con người lại phải biệt ly. Nỗi thương nhớ, lưu luyến vì thế mà càng trở nên da diết. Không tả tình mà hóa ra lại rất “hữu tình”.
3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn
b. PP nêu và giải quyết vấn đề
Xác định được “vấn đề” và xây dựng các tình huống có vấn đề là hạt nhân của Dạy học nêu vấn đề. V.Ôkôn nói : “Nét bản chất nhất của dạy học nêu vấn đề không phải là sự đặt ra những câu hỏi mà là tạo ra các tình huống có vấn đề” Vậy thế nào là tình huống có vấn đề ? Tình huống có vấn đề là tình huống chứa đựng mâu thuẫn biện chứng giữa cái đã biết và cái chưa biết. Mâu thuẫn này được HS chấp nhận như mâu thuẫn của bản thân và đòi hỏi phải giải quyết.
3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn
Thông qua sự giải quyết, HS giành được kiến thức, kỹ năng hay kỹ xảo. Dưới góc độ tâm lý, tình huống có vấn đề thường thể hiện ở trạng thái băn khoăn, thắc mắc, không thể khắc phục được bằng những tri thức đang có. Thông qua sự giải quyết, HS giành được kiến thức, kỹ năng hay kỹ xảo. Dưới góc độ tâm lý, tình huống có vấn đề thường thể hiện ở trạng thái băn khoăn, thắc mắc, không thể khắc phục được bằng những tri thức đang có.
3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn
Hạt nhân của dạy học nêu vấn đề như nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định là tình huống có vấn đề nhưng sự triển khai cụ thể trong giờ học lại là những câu hỏi nêu vấn đề. Câu hỏi nêu vấn đề đặt HS vào một trạng huống, một quá trình vận động tâm lý - ý thức tích cực. Mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều chưa biết được câu hỏi nêu vấn đề diễn đạt ra bằng lời như là những tác nhân kích thích, tác động mạnh mẽ tới tâm lý và ý thức sáng tạo của HS. Những khó khăn về nhận thức do câu hỏi nêu vấn đề gây ra chuyển hoá thành hứng thú và cảm xúc học tập của các em.
3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn
VD : Dạy học truyện cổ tích Tấm Cám, GV có thể nêu vấn đề “Về hành động trả thù của Tấm, có bạn HS cho rằng : cô Tấm thực ra không hiền (“Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền”) mà trái lại rất tàn ác vì hành động giết người trả thù của Tấm cũng độc ác không kém hành động giết hại Tấm của mẹ con Cám. Suy nghĩ của anh/chị thế nào ?
3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn
Tình huống này đặt ra trước HS một mâu thuẫn – mâu thuẫn giữa nhận thức thông thường và trước đó về Tấm với cách hiểu xem ra cũng rất có lí của HS nọ. Nó đem đến một cách nhìn khác, kích thích HS tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề rất đáng phải suy nghĩ này.
3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn
Ngoài ra còn có một số PP khác như:
c. PP đóng vai
d. PP thuyết trình
- Trình bày kiểu nêu vấn đề
- Thuyết trình kiểu thuật chuyện
Thuyết trình kiểu mô tả, phân tích
Ví dụ, khi dạy tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, GV chiếu trang trình chiếu (slide) sau và thuyết trình :
CHI?C THUY?N NGO�I XA
- nguyễn Minh Châu -

c. T?m ?nh du?c ch?p trong b? l?ch nam ?y


Phùng
Ảnh đen trắng
Màu hồng hồng của ánh sương mai
Người đàn bà vùng biển
Cuộc đời
Nghệ thuật
3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn
3.2.2. Một số kỹ thuật dạy học tích cực

2.1. Kĩ thuật động não
2.2. Kĩ thuật mảnh ghép
Ngoài ra còn có các kĩ thuật khác: kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật sơ đồ KWL(K: Điều đã biết, W: Điều muốn biết,L: Điều học được)…













2. Kĩ thuật “Các mảnh ghép”
Vòng 1
Vòng 2
1
1
1
1
1
1
2
2
2
2
2
2
3
3
3
3
3
3


Ý kiến chung của cả nhóm về chủ đề
Viết ý kiến cá nhân
1
3
4
2
Viết ý kiến cá nhân
Viết ý kiến cá nhân
Viết ý kiến cá nhân
7.1.Kĩ thuật “khăn phủ bàn”
PHẦN 3


TỔ CHỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
MÔN NGỮ VĂN THPT
3. Tổ chức kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn THPT
3.1. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Ngữ văn
a. Thuận lợi
b. Khó khăn
3.2. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn học
a. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá
b. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN
3. Tổ chức kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn THPT
3.3. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn học
3.4. Hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN
- Bước 1 : Xác định mục đích kiểm tra đánh giá
- Bước 2 : Xác định nội dung kiểm tra đánh giá
- Bước 3 : Xác định các mức độ kiểm tra đánh giá
- Bước 4 : Biên soạn câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra
- Bước 5 : Tổ chức kiểm tra, đánh giá
3. Tổ chức kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn THPT
3.3. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn học
3.4. Hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN
- Bước 1 : Xác định mục đích kiểm tra đánh giá
- Bước 2 : Xác định nội dung kiểm tra đánh giá
- Bước 3 : Xác định các mức độ kiểm tra đánh giá
- Bước 4 : Biên soạn câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra
- Bước 5 : Tổ chức kiểm tra, đánh giá
- Bước 6 : Xử lý kết quả kiểm tra, đánh giá
Sau đây là một số ví dụ:
Cảm ơn quý thầy cô đã chú ý lắng nghe và thảo luận sôi nổi !!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thái Văn Phú
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)