Tài liệu bồi dưỡng Ngữ văn 6

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Kim Ánh | Ngày 17/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng Ngữ văn 6 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

PHẦN MỘT: TIẾNG VIỆT

CHƯƠNG I: TỪ VỰNG

1. CẤU TẠO TỪ

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM:
1. Từ và đơn vị cấu tạo từ:
a. Từ là gì:
Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất, có nghĩa mà độc lập, dùng để đặt câu.
Ví dụ: Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.
Câu này do các từ: hãy, lấy, gạo, làm, bánh, mà, lễ, Tiên vương tạo nên.
( tiên và vương không thể dùng độc lập nên là một từ)
b. Đơn vị cấu tạo từ:
Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ tiếng Việt.
2. Từ đơn:
Từ do một tiếng tạo nên là từ đơn.
3. Từ phức: Từ có hai hoặc nhiều tiếng.
a. Thế nào là từ phức:
b. Phân loại từ phức: Từ ghép, từ láy.

II. BÀI TẬP:
1. Cho đoạn trích sau đây: “Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà san ở cùng nhau lâu dài được. nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.
(Con Rồng cháu Tiên)
a. Em hãy tìm các từ phức có trong đoạn trích trên.
b. Các từ phức trong đoạn trích trên có từ nào là từ láy không? Vì sao?
c. Các từ ghép có từ nào là nghĩa khái quát, từ nào là có nghĩa không khái quát?

2. Trong các từ ghép sau, từ nào có nghĩa khái quát, từ nào có nghĩa cụ thể?
Ăn chơi, ăn bớt, ăn khách, ăn khớp, ăn mặc, ăn nhập, ăn theo, ăn xổi, ăn ý, ăn nói, ăn diện, ăn ở, ăn mày, ăn mòn, ăn sương, ăn quỵt, ăn rơ, ăn theo,...

3. Có bạn cho rừng những từ sau là từ láy, có đúng không?
Non nước, chiều chuộng, ruộng rẫy, cây cỏ, vuông vắn, bao bọc, ngay ngắn, cười cợt, tướng tá, ôm ấp, líu lo, trong trắng, nhức nhối, tội lỗi, đón, đợi, mồ mã, đả đảo, tươi tốt, vùng vẫy, thơm thảo....
4. Tìm nhanh các từ láy: Tượng hình; Tượng thanh; Chỉ tâm trạng:
5. Tìm các từ láy có vần: êu, eo,...

2. TỪ MƯỢN
I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM:
1. Thế nào là từ mượn:
2. Các loại từ mượn:
a. Từ mượn tiếng Hán:
+ Các từ một tiếng trong tiếng Việt dù là mượn tiếng Hán đều được coi là từ thuần Việt:
Ví dụ: đầu, vua, chúa, tùng trúc, mai,...
+ Từ mượn tiếng Hán chủ yếu là những từ phức gồm hai tiếng trở lên ta mới cần phân biệt với từ thuần Việt:
Ví dụ: giang sơn, hải cảng, tham quan, quốc gia,...
+ Từ HV có những đặc điểm sau đây:
Từ HV là một kết hợp chặt chẽ gồm hai tiếng trở lên, trong đó mỗi tiếng đều có nghĩa
Ví dụ: quốc gia, quốc tế, quốc bảo, gia bảo, quốc bảo,...
- Mỗi tiếng trong từ HV đều có nghĩa tương đương với một từ đơn thuần Việt:
Ví dụ: giang sơn: giang/sông; sơn/núi...
Trong từ HV, một tiếng gốc Hán thường kết hợp với nhiều tiếng khac sđể tạo thành một từ khác.
Ví dụ: giả: khán giả, thính giả, độc giả,..
gia: thi gia, triết gia, danh gia, phú gia,...
thảo: bách thảo, thu thảo, thanh thảo, thảo nguyên,...
- Trật tự giữa các tiếng trong từ HV thường là tiếng phụ trước, tiếng chính sau.
b. Từ mượn ngôn ngữ khác:
Ngoài từ mượn tiếng Hán, ta còn mượn nhiều tiếng khác:
+ Mượn tiếng Pháp: cà phê, cao cao, bít tết, xà phòng, đăng ten, cao su, ki lô gam,..
+ Mượn tiếng Anh: in-tơ-nét, ti vi, vi tính, mít tinh,...
c. Cách dùng từ mượn:
* Không nên được lạm dụng, phải mượn một cách đúng mực.
II. BÀI TẬP:
1. Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Kim Ánh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)