TÀI LIỆU BDTX MÔN TOÁN

Chia sẻ bởi Thcs Sơn Kim | Ngày 26/04/2019 | 117

Chia sẻ tài liệu: TÀI LIỆU BDTX MÔN TOÁN thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

LỜI NÓI ĐẦU

Thực hiến kế hoạch kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhằm giúp cán bộ, giáo viên giảng dạy môn Toán (THCS) củng cố kiến thức, phương pháp giảng dạy bộ môn Toán. Chúng tôi biên soạn tài liệu nhằm phục vụ, bổ trợ kiến thức cho giáo viên. Nội dung tài liệu, gồm 4 chuyên đề (thời lượng 30 tiết), cụ thể như sau:
+ Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở cho học sinh thông qua dạy học giải bài tập.
+ Dạy học phương trình ở trường trung học cơ sở.
+ Dạy học hình học ở trường trung học cơ sở.
+ Lựa chọn hệ thống bài tập cho tiết luyện tập.
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp, bổ sung của các thầy, cô giáo và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn!

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

















XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI GỢI MỞ CHO HỌC SINH
THÔNG QUA DẠY HỌC GIẢI BÀI TẬP
Hồ Quyết Thắng – THCS Phan Huy Chú - Thạch Hà

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dạy toán là dạy các hoạt động toán học cho học sinh (HS) trong đó giải toán là hình thức chủ yếu. Thông qua hoạt động giải bài tập, HS mới cớ cơ hội để thể hiện năng lực tiếp thu bài học của mình, có cơ hội để phát triển tư duy và hình thành những kỉ năng cần thiết. Tuy vậy trên thực tế không phải HS nào củng có thể hiểu bài sau mỗi tiết dạy của giáo viên (GV). Các em có hiểu được bài hay không phần lớn chính do sự hướng dẫn của mỗi GV, trong từng hoạt động dạy học, chúng ta cần dẫn dắt HS bằng những hệ thống câu hỏi được xây dựng một cách có hệ thống và phù hợp với đối tượng HS mình đang dạy. Mỗi GV khi đặt ra một câu hỏi cho HS trước hết phải nắm vững năng lực của từng em, có như thế câu hỏi đặt ra mới phù hợp với từng HS, điều đó sẽ khích lệ các em rất nhiều trong quá trình học tâp. Trên thực tế đối tượng giảng dạy của đa số GV chúng ta là học sinh đại trà, rất nhiều em có nhiều lỗ hổng về kiến thức, kỉ năng, điều đó đòi hỏi ở người thầy sự tâm huyết và phải có phương pháp dạy học phù hợp làm sao các em dễ hiểu dễ vận dụng. Lựa chọn bài tập hợp lí cùng với hệ thống câu hỏi dẫn dắt sát đối tượng HS là một trong những giải pháp thiết thực sẽ đem lại hiệu quả cho chúng ta.
B. NỘI DUNG
I. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC BÀI TẬP HÌNH HỌC
Cấu trúc của một bài toán hình học thường được xây dựng từ các các khái niệm hình học. Các khái niệm trong mỗi bài toán thường được sắp xếp một cách trật tự, logíc và không mâu thuẩn nhau. Do vậy đi tìm lời giải cho bài toán hình học chắc hẳn ta phải thấy được tầm quan trọng của các khái niệm toán học trong từng bài toán, đó chính là việc nhận biết, phát hiện và vận dụng đúng các khái niệm. Thực tế giải bài tập hình học là điểm yếu của phần lớn đa số HS, khi các em mới bước đầu làm quen với dạng toán chứng minh thì hầu hết các em đang còn lúng túng. Chính vì vậy trong quá trình xây dựng hệ thống câu hỏi dẫn dắt HS, GV cần hết sức chú trọng đến việc giúp các em nhận biết, nắm vững từng khái niệm và vận dụng chúng trong mỗi bài toán. Đó chính là hoạt động then chốt giúp các em có thể tìm tòi lời giải các bài toán hình học, áp dụng tốt trong những giờ dạy chính khóa cho số lượng lớn học sinh đại trà. Sau đây là một số ví dụ xây dựng hệ thống câu hỏi dẫn dắt tìm tòi lời giải.
Ví dụ1: Cho hình vẽ, hãy tính x, y (SGK Toán 7 tập1)
*Lời giải: HS thường trình bày lời giải theo hai cách sau:


HS1: Xét (DEK có  hay
 + 600 + 400 = 1800
 = 1800 - (600 + 400) = 800.
Từ đó y = 1800 - 800 = 1000
x = 1800 - 400 = 1400
HS2: Theo tính chất góc ngoài của (DEK ta có: y = 600 + 400 = 1000
x + 400 = 1800  x = 1400
* Nhận xét: Ví dụ trên cho ta thấy để tính số đo y, HS1 chỉ phát hiện ra y là số đo của góc kề bù với góc EDK, HS2 phát hiện ra
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thcs Sơn Kim
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)