TÀI LIỆU BDTX MÔN SINH HỌC
Chia sẻ bởi Thcs Sơn Kim |
Ngày 26/04/2019 |
117
Chia sẻ tài liệu: TÀI LIỆU BDTX MÔN SINH HỌC thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
SINH HỌC
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ
(PHẦN DI TRUYỀN HỌC)
Nhóm tác giả biên soạn:
1. Ông Nguyễn Hữu Danh - Chuyên viên Phòng GDTrH
2. Ông Trần Đề - Trường THCS Đậu Liêu - TX Hồng Lĩnh
3. Ông Trần Thái Toàn - Trường THPT Thành Sen
4. Ông Trần Lam Sơn - Trường THCS Thạch Bằng - H. Lộc Hà
HÀ TĨNH, THÁNG 2/2013
LỜI NÓI ĐẦU
Thực hiện thông tư số 26/TT- BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Mầm non, Phổ thông và Giáo dục thường xuyên. Để giúp các giáo viên dạy Sinh học cấp THCS trong tỉnh có thêm tài liệu tham khảo, phần nào giảm bớt khó khăn và tự tin hơn trong giảng dạy, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh biên soạn Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên địa phương với chuyên đề: "Định hướng khai thác kiến thức và rèn luyện kỹ năng phần Di truyền học bậc THCS".
Tài liệu gồm các phần sau:
- Phần I. Các thí nghiệm của Men đen;
- Phần II. Nhiễm sắc thể, ADN, gen và Biến dị
Trong mỗi phần có: Các kiến thức cơ bản và nâng cao; một số bài giảng, định hướng phương pháp khai thác kiến thức, rèn luyện kĩ năng cho HS.
Chúng tôi hi vọng Tài liệu sẽ góp phần cải thiện được chất lượng dạy - học Sinh học cấp THCS trong thời gian tới. Mặc dù nhóm tác giả đã hết sức cố gắng trong quá trình biên soạn, song chắc chắn vẫn còn có nhiều hạn chế và thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được các ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp, các bạn đọc để tài liệu được hoàn thiện và có tác dụng thiết thực hơn.
NHÓM TÁC GIẢ
PHẦN I
CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN
A. MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO
Như chúng ta đã biết: Kiến thức trọng tâm của chương I: Các thí nghiệm của Menđen, trong sách giáo khoa Sinh học lớp 9 – THCS tập trung ở các bài: Lai một cặp tính trạng và Lai hai cặp tính trạng. Mặt khác, do tính chất kiến thức nặng về thực nghiệm, đặc trưng cho từng bài, vì vậy chúng tôi không hệ thống kiến thức cơ bản và nâng cao của chương mà chỉ tập trung ở hai bài trọng tâm sau đây:
I. Một số nội dung kiến thức cơ bản và nâng cao về các bài: Lai một cặp tính trạng.
1. Nội dung thí nghiệm về “Lai một cặp tính trạng” của Menđen.
Menđen đã tiến hành giao phấn giữa các giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản; F1 được tạo thành tiếp tục tự thụ phấn để cho ra F2. Dùng toán thống kê và giả thuyết về nhân tố di truyền để phân tích, giải thích kết quả thu được ở F1 và F2.
2. Các bước tiến hành thí nghiệm về “Lai một cặp tính trạng” của Menđen.
B1: Cắt bỏ nhị từ khi chưa chín ở hoa của cây chọn làm mẹ (để ngăn ngừa sự tự thụ phấn).
B2: Lấy hạt phấn của các hoa trên cây được chọn làm bố (khi nhị đã chín) rắc vào đầu nhuỵ của các hoa đã được cắt bỏ nhị ở trên cây được chọn làm mẹ.
B3: Cho cây F1 thu được tự thụ phấn để cho ra cây F2.
B4: Thu lượm kết quả ở cây F2 để phân tích kết quả. (Kết quả một số thí nghiệm của Men đen được trình bày ở bảng 2 SGK).
3. Kết quả của các thí nghiệm về “Lai một cặp tính trạng” của Menđen
Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân ly tính trạng theo tỷ lệ xấp xỉ 3 trội : 1 lặn.
4. Các điều kiện cần thiết để trong phép lai một cặp tính trạng, F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 3 trội : 1 lặn.
- Thế hệ P đem lai phải thuần chủng về tính trạng được xét;
- Số lượng cá thể con lai phải đủ lớn;
- Có hiện tượng trội – lặn hoàn toàn;
- Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống như nhau.
- Lưu ý: Về điều kiện có hiện tượng trội – lặn hoàn toàn phải được chú ý cũng cố trong tiết thứ hai của bài
SINH HỌC
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ
(PHẦN DI TRUYỀN HỌC)
Nhóm tác giả biên soạn:
1. Ông Nguyễn Hữu Danh - Chuyên viên Phòng GDTrH
2. Ông Trần Đề - Trường THCS Đậu Liêu - TX Hồng Lĩnh
3. Ông Trần Thái Toàn - Trường THPT Thành Sen
4. Ông Trần Lam Sơn - Trường THCS Thạch Bằng - H. Lộc Hà
HÀ TĨNH, THÁNG 2/2013
LỜI NÓI ĐẦU
Thực hiện thông tư số 26/TT- BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Mầm non, Phổ thông và Giáo dục thường xuyên. Để giúp các giáo viên dạy Sinh học cấp THCS trong tỉnh có thêm tài liệu tham khảo, phần nào giảm bớt khó khăn và tự tin hơn trong giảng dạy, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh biên soạn Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên địa phương với chuyên đề: "Định hướng khai thác kiến thức và rèn luyện kỹ năng phần Di truyền học bậc THCS".
Tài liệu gồm các phần sau:
- Phần I. Các thí nghiệm của Men đen;
- Phần II. Nhiễm sắc thể, ADN, gen và Biến dị
Trong mỗi phần có: Các kiến thức cơ bản và nâng cao; một số bài giảng, định hướng phương pháp khai thác kiến thức, rèn luyện kĩ năng cho HS.
Chúng tôi hi vọng Tài liệu sẽ góp phần cải thiện được chất lượng dạy - học Sinh học cấp THCS trong thời gian tới. Mặc dù nhóm tác giả đã hết sức cố gắng trong quá trình biên soạn, song chắc chắn vẫn còn có nhiều hạn chế và thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được các ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp, các bạn đọc để tài liệu được hoàn thiện và có tác dụng thiết thực hơn.
NHÓM TÁC GIẢ
PHẦN I
CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN
A. MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO
Như chúng ta đã biết: Kiến thức trọng tâm của chương I: Các thí nghiệm của Menđen, trong sách giáo khoa Sinh học lớp 9 – THCS tập trung ở các bài: Lai một cặp tính trạng và Lai hai cặp tính trạng. Mặt khác, do tính chất kiến thức nặng về thực nghiệm, đặc trưng cho từng bài, vì vậy chúng tôi không hệ thống kiến thức cơ bản và nâng cao của chương mà chỉ tập trung ở hai bài trọng tâm sau đây:
I. Một số nội dung kiến thức cơ bản và nâng cao về các bài: Lai một cặp tính trạng.
1. Nội dung thí nghiệm về “Lai một cặp tính trạng” của Menđen.
Menđen đã tiến hành giao phấn giữa các giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản; F1 được tạo thành tiếp tục tự thụ phấn để cho ra F2. Dùng toán thống kê và giả thuyết về nhân tố di truyền để phân tích, giải thích kết quả thu được ở F1 và F2.
2. Các bước tiến hành thí nghiệm về “Lai một cặp tính trạng” của Menđen.
B1: Cắt bỏ nhị từ khi chưa chín ở hoa của cây chọn làm mẹ (để ngăn ngừa sự tự thụ phấn).
B2: Lấy hạt phấn của các hoa trên cây được chọn làm bố (khi nhị đã chín) rắc vào đầu nhuỵ của các hoa đã được cắt bỏ nhị ở trên cây được chọn làm mẹ.
B3: Cho cây F1 thu được tự thụ phấn để cho ra cây F2.
B4: Thu lượm kết quả ở cây F2 để phân tích kết quả. (Kết quả một số thí nghiệm của Men đen được trình bày ở bảng 2 SGK).
3. Kết quả của các thí nghiệm về “Lai một cặp tính trạng” của Menđen
Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân ly tính trạng theo tỷ lệ xấp xỉ 3 trội : 1 lặn.
4. Các điều kiện cần thiết để trong phép lai một cặp tính trạng, F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 3 trội : 1 lặn.
- Thế hệ P đem lai phải thuần chủng về tính trạng được xét;
- Số lượng cá thể con lai phải đủ lớn;
- Có hiện tượng trội – lặn hoàn toàn;
- Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống như nhau.
- Lưu ý: Về điều kiện có hiện tượng trội – lặn hoàn toàn phải được chú ý cũng cố trong tiết thứ hai của bài
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thcs Sơn Kim
Dung lượng: |
Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)