TÀI LIỆU BDTX MÔN NGỮ VĂN
Chia sẻ bởi Thcs Sơn Kim |
Ngày 26/04/2019 |
157
Chia sẻ tài liệu: TÀI LIỆU BDTX MÔN NGỮ VĂN thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
LỜI NÓI ĐẦU
Thực hiến kế hoạch kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Để nhằm bổ trợ kiến thức, nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn cho giáo viên, Sở Giáo dục và Đào tạo tập hợp, biên soạn tài liệu phục vụ chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Ngữ văn cấp THCS (thời lượng 30 tiết), tài liệu gồm các nội dung sau:
- Định hướng phương pháp dạy kiểu bài văn nghị luận xã hội
- Một số định hướng giảng dạy các tiết ôn tập trong chương trình Ngữ văn THCS
- Định hướng tiến trình dạy các bài "hướng dẫn đọc thêm" phần văn bản trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở
Trong quá trình biên soạn, mặc dầu đã có nhiều cố gắng song không tránh khỏi những thiếu sót, về nội dung cũng như hình thức. Trong quá trình nghiên cứu, học tập rất mong các thầy, cô giáo, đồng nghiệp chỉ ra những thiếu sót, góp ý kiến để cuốn tài liệu ngày càng được hoàn thiên hơn. Xin chân thành cảm ơn!
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP DẠY KIỂU BÀI VĂN
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
ThS Hồ Minh Thông - Giáo viên trường THCS Lê Văn Thiêm, TP. Hà Tĩnh
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Văn nghị luận là kiểu bài tập làm văn có vai trò hết sức quan trọng trong chương trình ngữ văn cấp trung học. Nếu ở bậc học tiểu học và chương trình Ngữ văn lớp 6, học sinh chỉ được làm quen và luyện tập với các kiểu bài tự sự, miêu tả, biểu cảm thì đến lớp 7 trở về sau, các em chủ yếu học kiểu bài văn nghị luận. Kỹ năng bàn bạc, trao đổi, bày tỏ chính kiến của học sinh về một vấn đề nào đó trong văn học hoặc trong đời sống được định hướng, trau dồi mạnh mẽ, đặc biệt là kiểu bài văn nghị luận xã hội. Ngay từ lớp 7, lớp 8, học sinh đã bước đầu được làm quen với các dạng đề nghị luận xã hội, và đặc biệt vận dụng nhiều ở chương trình ngữ văn lớp 9.
Tuy nhiên, hiện nay, một vấn đề được đặt ra rất cấp thiết đối với học sinh là học và làm bài văn nghị luận xã hội như thế nào cho có hiệu quả. Và theo đó, yêu cầu đặt ra đối với giáo viên dạy bộ môn ngữ văn là cần phải lựa chọn phương pháp giảng dạy như thế nào để giúp học sinh nắm vững kiến thức cũng như rèn luyện được kĩ năng làm kiểu bài văn này, đáp ứng được những yêu cầu đặt ra đối với bộ môn trong thời kì đổi mới. Đó chính là một đòi hỏi cấp bách nhưng đồng thời cũng là một thách thức đối với giáo viên văn THCS. Trong bối cảnh chưa có một tài liệu hướng dẫn chính thức nào về phương pháp giảng dạy kiểu bài văn này, các nguồn tư liệu tham khảo hầu như không đáng kể, giáo viên cảm thấy còn nhiều khó khăn bỡ ngỡ và lúng túng khi đối diện với vấn đề này. Trong khi đó, vai trò của câu văn nghị luận xã hội trong các kì thi là vô cùng quan trọng, thường chiếm khoảng 30% tổng số điểm của bài thi. Điều đó đặt ra cho giáo viên Ngữ văn, nhất là giáo viên dạy lớp 9 những đòi hỏi nhất định cần phải đáp ứng được trước yêu cầu này.
Trước tình hình đó, chúng tôi biên soạn tài liệu này như một gợi ý, một định hướng nhỏ để các đồng chí giáo viên tham khảo, trên cơ sở đó dần hoàn thiện cho mình một phương pháp giảng dạy kiểu bài văn nghị luận xã hội một cách hiệu quả và nhất. Chắc chắn tài liệu sẽ còn nhiều khiếm khuyết, rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các đồng nghiệp để chúng tôi tiếp tục chỉnh sửa bộ tài liệu ngày càng tốt hơn.
PHẦN 2
VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI HIỆN NAY
Ở CÁC TRƯỜNG THCS
2.1. Vấn đề giảng dạy kiểu bài văn nghị luận xã hội ở trường THCS hiện nay
Những năm gần đây, do sự tác động mạnh mẽ của tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó có văn hóa, giáo dục, vấn đề dạy học bộ môn Ngữ văn được Nhà nước, Bộ GD-ĐT, các cấp, ngành có liên quan cũng như cả xã hội đặc biệt quan tâm. Văn học hiện nay không chỉ hướng HS đến các tác phẩm văn chương kinh điển, rung cảm với những vẻ đẹp muôn thuở trong những áng văn bất hủ mà còn tạo cơ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thcs Sơn Kim
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)