TÀI LIỆU BDTX MÔN LỊCH SỬ

Chia sẻ bởi Thcs Sơn Kim | Ngày 26/04/2019 | 145

Chia sẻ tài liệu: TÀI LIỆU BDTX MÔN LỊCH SỬ thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:


LỜI NÓI ĐẦU

Thực hiến kế hoạch kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhằm giúp cán bộ, giáo viên giảng dạy môn Lịch sử (THCS) củng cố kiến thức, phương pháp giảng dạy bộ môn Lịch sử.
Nội dung tài liệu(thời lượng 30 tiết), gồm 3 chuyên đề, cụ thể như sau:
1. Đổi mới phương pháp sử dụng sách giáo khoa, các tài liệu hướng dẫn và soạn giảng bài học lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở.
2. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan và các phương tiện trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở.
3. Đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở.
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, về nội dung cũng như hình thức, rất mong sự đóng góp, bổ sung của các thầy, cô giáo và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn!

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH




















MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC LỊCH SỬ
Ở TRƯỜNG THCS

Phần I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa (SGK) và phương pháp dạy học (PPDH) Lịch sử ở trường Trung học cơ sở (THCS) đến nay đã được hơn một thập kỷ. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại do cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, nhưng trong thời gian qua, việc thực hiện đổi mới PPDH Lịch sử đã từng bước mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, dẫn đến chất lượng và hiệu quả dạy học Lịch sử chưa được cao. Nguyên nhân có nhiều, nhưng chủ yếu là do một số nguyên nhân cơ bản sau:
1. Từ nội dung chương trình
Mặc dù chương trình, SGK đã có nhiều đổi mới theo hướng tinh giản, cô đọng nhưng lượng kiến thức trong chương trình vẫn còn nặng. Nhiều bài trong SGK Lịch sử trình bày dài, kiến thức dàn trải và có một số bài quá tải (nhất là ở lớp 8 và lớp 9). Nội dung kiến thức lịch sử còn thiếu tính thống nhất trong SGK và trong các tài liệu khác... làm giảm độ tin cậy. Nhiều sách hướng dẫn, bồi dưỡng, chuyên đề về đổi mới nội dung, PPDH, kiểm tra đánh giá (KT - ĐG) có một số nội dung còn trùng lặp, chung chung, thiếu tính cụ thể... làm cho giáo viên (GV) khó khăn trong việc nghiên cứu và vận dụng vào quá trình dạy học.
2. Từ phương pháp dạy - học môn Lịch sử
- Về phía giáo viên:
Đa số các thầy, cô giáo đã ý thức được yêu cầu, nhiệm vụ phải đổi mới PPDH và KT - ĐG. Nhiều giáo án được đầu tư, nhiều giờ dạy có đổi mới, sáng tạo. Không thiếu những giờ dạy học Lịch sử được đánh giá cao, học sinh (HS) hứng thú, say mê học tập.
Tuy nhiên, hạn chế của vấn đề đổi mới là chưa triệt để, chưa thường xuyên và hiệu quả chưa cao. Một trong số những yếu tố gây trở ngại cho việc đổi mới PPDH là một số GV khi soạn giảng vẫn còn mang nặng tâm lý sợ thiếu, bài dạy ôm đồm kiến thức, nói nhiều, dạy nhiều, dạy hết tất cả các kiến thức có trong SGK... khiến giờ dạy nặng nề, quá sức; hoặc chưa hiểu hết dụng ý của SGK, không nắm bắt được tính toàn diện của lịch sử nên không xác định được kiến thức cơ bản, kiến thức trọng tâm... mà lựa chọn PPDH phù hợp. Việc sử dụng phương tiện trực quan và các thiết bị hỗ trợ khác cũng đang gặp nhiều khó khăn. Công tác đổi mới KT - ĐG còn nhiều bất cập, chưa có tác dụng thúc đẩy đổi mới PPDH...
- Về phía học sinh:
Tuy vẫn không thiếu những em say mê lịch sử, học giỏi lịch sử, am hiểu và vận dụng tốt bài học quá khứ vào cuộc sống hiện tại... nhưng nhìn chung, một bộ phận lớn HS vẫn còn có thái độ thờ ơ, lạnh nhạt đối với lịch sử. Phương pháp học vẫn chủ yếu là học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc, không hiểu bản chất, không có phương pháp suy luận... dẫn tới kết quả học tập có phần giảm sút, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học bộ môn.
3. Từ hệ thống trang thiết bị phục vụ dạy học
Phương tiện, trang thiết bị dạy học trong
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thcs Sơn Kim
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)