TÀI LIỆU BDTX MÔN HÓA HỌC

Chia sẻ bởi Thcs Sơn Kim | Ngày 26/04/2019 | 107

Chia sẻ tài liệu: TÀI LIỆU BDTX MÔN HÓA HỌC thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:


LỜI NÓI ĐẦU

Thực hiến kế hoạch kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhằm giúp cán bộ, giáo viên giảng dạy môn Hóa học (THCS) củng cố kiến thức, phương pháp giảng dạy bộ môn Hóa học. Chúng tôi biên soạn tài liệu nhằm phục vụ, bổ trợ kiến thức cho giáo viên. Nội dung tài liệu(thời lượng 30 tiết), gồm 4 chuyên đề cụ thể như sau:
1. Phản ứng hóa học giữa các chất vô cơ (thuộc chương trình phổ thông 2. Một số lưu ý khi đọc và viết têncác hợp chất hoá học
3. Rèn kĩ năng giải bài tập hỗn hợp cho học sinh lớp 8
4. Phương pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào môn hóa học THCS.
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, về nội dung cũng như hình thức, rất mong sự đóng góp, bổ sung của các thầy, cô giáo và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn!

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
















Chuyên đề I:
PHẢN ỨNG HÓA HỌC GIỮA CÁC CHẤT VÔ CƠ
(THUỘC CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG)
(Thạc sỹ: Phan Thanh Nam)
1. Khái quát về các chất vô cơ
1.1. Các đơn chất vô cơ
1.1.1. Kim loại: hầu hết các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học là nguyên tố kim loại, cụ thể:
+ Các nguyên tố nhóm IA (kim loại kiềm): Li, Na, K, Rb, Cs (Fr thuộc nguyên tố có tính phóng xạ).
+ Các nguyên tố nhóm IIA (kim loại kiềm thổ): Be, Mg, Ca, Sr, Ba (Ra thuộc nguyên tố có tính phóng xạ).
+ Các nguyên tố nhóm IIIA (trừ B), các nguyên tố kim nhóm IVA (trừ C, Si), một số nguyên tố nhóm VA (Sb, Bi), VIA (Po), …
+ Các nguyên tố nhóm IB đến VIIIB và hai họ ngoài bảng tuần hoàn (họ Lantan, họ Actini).
Lưu ý:
+ Dãy beketop là dãy gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều tính kim loại giảm dần: K, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au, …
+ Dãy điện hoá chuẩn kim loại là dãy gồm các cặp oxi hoá - khử (OXH/K) của nguyên tố kim loại được xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá của dạng oxi hoá và giảm dần tính khử của dạng khử:

1.1.2. Phi kim: các nguyên tố phi kim trong bảng tuần hoàn đều thuộc các nhóm A:
+ Các nguyên tố nhóm VIIA (halozen): F, Cl, Br, I (At không tồn tại trong tự nhiên ở dạng tự do).
+ Các nguyên tố nhóm VIA (O, S, Se, Te), VA (N, P, As), IVA (C, Si), …
1.2. Các hợp chất vô cơ
1.2.1. Oxit: oxit là hợp chất có hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi, bao gồm:
+ Oxit bazơ (OXBZ): trong đó lại chia ra oxit bazơ kiềm (Na2O, K2O, BaO, CaO, …) và oxit bazơ không tan (MgO, CuO, FeO, …).
+ Oxit axit (OXAX): CO2, SiO2, N2O5, P2O5, SO3, SO2, Cl2O7, …
Lưu ý: SiO2 tuy là một oxit axit nhưng có thể phản ứng được với axit HF.
SiO2 + 4HF  SiF4 + 2H2O (a)
+ Oxit lưỡng tính (OXLT): Al2O3, ZnO, Cr2O3, …
+ Oxit trung tính (OXTT) hay oxit không tạo muối: NO, CO, …
1.2.2. Axit: axit là hợp chất phân tử gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại (SGK lớp 8) hay axit là chất khi phân li trong nước cho ra proton (SGK lớp 11 chuẩn) đúng hơn axit là chất có khả năng nhường proton (SGK lớp 11 nâng cao).
+ Các axit không có oxi: HF, HCl, HBr, H2S, … trong đó HCl, HBr là các axit mạnh, HF, H2S là các axit yếu.
+ Các axit có oxi: HClO4, HClO, H2SO4, H2SO3, HNO3, HNO2, H3PO4, H2CO3, … trong đó HClO4, H2SO4, HNO3 là các axit mạnh, H3PO4, H2SO3 là các axit trung bình, H2CO3, HNO2, HClO là các axit yếu.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thcs Sơn Kim
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)