TÀI LIỆU BDTX MÔN GDCD
Chia sẻ bởi Thcs Sơn Kim |
Ngày 26/04/2019 |
141
Chia sẻ tài liệu: TÀI LIỆU BDTX MÔN GDCD thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
LỜI NÓI ĐẦU
Thực hiến kế hoạch kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhằm giúp cán bộ, giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân (THCS) củng cố kiến thức, phương pháp giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân.
Nội dung tài liệu(thời lượng 30 tiết), gồm 2 phần, cụ thể như sau:
PHẦN I. Hình thành kỹ năng sống cho học sinh qua nội dung đạo đức
PHẦN II . Hình thành kỹ năng sống cho học sinh qua nội dung pháp luật
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, về nội dung cũng như hình thức, rất mong sự đóng góp, bổ sung của các thầy, cô giáo và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn!
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu của môn Giáo dục công dân (GDCD) ở trường THCS là nhằm giáo dục cho học sinh (HS) một hệ thống các chuẩn mực giá trị đạo đức và pháp luật cơ bản, cần thiết đối với người công dân ở mức độ phù hợp với lứa tuổi, trên cơ sở đó góp phần hình thành ý thức và hành vi của người công dân cho HS, giáo dục các em trở thành những người công dân tốt, có các phẩm chất và năng lực đáp ứng được những đòi hỏi của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Song thực tế phần lớn các bậc phụ huynh, giáo viên (GV) và học sinh (HS) còn xem nhẹ bộ môn nên chưa thực sự chú tâm vào việc dạy và học. Phần lớn GV dạy GDCD kiêm nhiệm nên còn hạn chế về nhận thức, tư tưởng, phương pháp giảng dạy... cũng như khả năng tích hợp giáo dục kỹ năng sống (KNS) cho HS.
Chương trình GDCD cấp THCS cung cấp rất nhiều về những kiến thức, chuẩn mực đạo đức, những qui định của pháp luật, nhưng thực tế vẫn còn tình trạng học sinh sa sút đạo đức, vi phạm kỉ luật, vi phạm pháp luật … Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, nhưng nguyên nhân sâu xa nhất đó là vì các em chỉ mới được trang bị những kiến thức chứ chưa được trang bị cách vận dụng kiến thức đó như thế nào. Hay nói cách khác, sự vận dụng kiến thức đã học vào thực tế của các em còn yếu, các em còn thiếu các KNS cần thiết như: kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng từ chối, kỹ năng kiên định, kỹ năng giao tiếp…. Vì vậy việc giáo dục KNS cho HS, nâng cao hiệu quả giáo dục KNS cho học sinh trong môn GDCD là hết sức cần thiết .
B. NỘI DUNG
PHẦN I. Hình thành kỹ năng sống cho học sinh qua nội dung đạo đức
I) Ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
1) Khái niệm Kỹ năng sống: Có nhiều quan niệm khác nhau về KNS:
- Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), KNS là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.
- Theo tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), KNS gắn với 4 trụ cột giáo dục của thế kỉ XXI đó là: học để biết, học để làm, học để tự khẳng định, học để cùng chung sống.
Từ những quan niệm trên có thể thấy KNS bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Nói cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
Ý nghĩa của việc giáo dục KNS
- KNS chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có KNS phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách, biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp, họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. Ngược lại người thiếu KNS thường bị vấp ngã, dễ bị thất bại trong cuộc sống.
- Giáo dục KNS không những thúc đẩy sự phát triển cá nhân mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
- Giáo dục KNS cho HS là giáo dục KNS cho những chủ nhân sẽ quyết định sự phát triển tương lai của đất nước.
Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thcs Sơn Kim
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)