TÀI LIỆU BDTX MÔN ĐỊA LÝ

Chia sẻ bởi Thcs Sơn Kim | Ngày 26/04/2019 | 117

Chia sẻ tài liệu: TÀI LIỆU BDTX MÔN ĐỊA LÝ thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:


LỜI NÓI ĐẦU

Thực hiến kế hoạch kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Để nhằm bổ trợ kiến thức, nâng cao chất lượng giảng dạy môn Địa lý cho giáo viên, Sở Giáo dục và Đào tạo tập hợp, biên soạn tài liệu phục vụ chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Địa lý cấp THCS (thời lượng 30 tiết), tài liệu gồm các nội dung sau:
Phần thứ nhất :
Hướng dẫn phương pháp dạy học một số dạng bài địa lí trong chương trình THCS
Phần thứ hai :
Hướng dẫn quy trình thiết kế bài học địa lí trong chương trình THCS
Trong quá trình biên soạn, mặc dầu đã có nhiều cố gắng song không tránh khỏi những thiếu sót, về nội dung cũng như hình thức. Trong quá trình nghiên cứu, học tập rất mong các thầy, cô giáo, đồng nghiệp chỉ ra những thiếu sót, góp ý kiến để cuốn tài liệu ngày càng được hoàn thiên hơn. Xin chân thành cảm ơn!





SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
























PHẦN THỨ NHẤT :
HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
MỘT SỐ DẠNG BÀI ĐỊA LÍ TRONG CHƯƠNG TRÌNH THCS
Bài 1 :
ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BÀI THỰC HÀNH ĐỊA LÍ
TRONG CHƯƠNG TRÌNH THCS

Đổi mới chương trình và sách giáo khoa gắn liền với sự đổi mới đồng bộ cả phương pháp dạy học lẫn kiểm tra đánh giá. Trong đó, việc lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học phù hợp với dạng bài, phù hợp với đối tượng học sinh, tạo điều kiện phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo, khơi dậy niềm say mê, hứng thú học tập của các em đối với bộ môn Địa lí thì việc hình thành và tiếp cận kiến thức là điều hết sức cần thiết.
Xây dựng nội dung bài học thực hành là hình thành phương pháp dạy học và hoạt động làm nảy sinh ở người học nhu cầu khám phá thế giới, khám phá năng lực của bản thân để phát triển theo định hướng phát triển năng lực. Đây là kiểu bài xác định đầu ra, việc xác định đầu ra, tức là lập danh sách những năng lực cần hình thành và phát triển ở người học không dễ dàng vì nó không phải là một hệ thống có sẵn như khái niệm khoa học. Mỗi bài học chỉ có thể xác định một số kĩ năng và hoạt động để mỗi học sinh, thông qua hoạt động học tập tự phát hiện và phát triển sở nguyện, sở trường của mình mà trở thành một thực thể với năng lực riêng. Các bài thực hành phát triển kĩ năng đòi hỏi một phương pháp giáo dục thích hợp - kĩ thuật tổ chức hoạt động. Bởi vì không thể được hình thành và phát triển bằng con đường truyền giảng thụ động. Kiến thức có thể được tiếp thu qua lời giảng, nhưng người học chỉ làm chủ được những kiến thức này khi chiếm lĩnh chúng bằng chính hoạt động có ý thức của mình. Kỹ năng cũng vậy, muốn phát triển nó, người học phải được hoạt động trong môi trường gần với môi trường thực tế dưới sự hướng dẫn của người dạy.
Trước hết, người thầy phải hiểu thấu đáo đổi mới phương pháp dạy học là gì? trong dạy học gồm những phương pháp nào ; mỗi phương pháp được áp dụng để dạy ở phần nào của bài học; đồng thời, giáo viên (GV) phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học cho phù hợp, tránh dạy theo lối truyền thụ kiến thức một chiều, thuyết trình, giảng giải... học sinh phải tiếp thu kiến thức một cách thụ động mà phải luôn luôn tìm ra những phương pháp, những hướng đi mới phù hợp với từng dạng bài nhằm phát huy tối đa tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.
Đối với bộ môn Địa lí THCS, đặc biệt là bài thực hành được đánh giá có vai trò rất quan trọng trong việc tiếp nhận kiến thức rèn luyện tư duy, kĩ năng địa lí cho các em học sinh. Vì vậy, trong khi dạy bài thực hành việc đổi mới phương pháp dạy và học được xem là khâu then chốt, làm thế nào để sau khi học bài thực hành học sinh hình thành được các kĩ năng địa lí là điều hết sức cần thiết.
Để thực hiện tốt mục tiêu dạy học, đồng thời khắc phục cách dạy theo lối truyền thụ kiến thức một chiều, thuyết trình, giảng giải... học sinh phải tiếp thu kiến thức một cách thụ động, cần có sự thống nhất về phương pháp, kĩ thuật dạy bài thực hành nhằm đạt hiệu quả phát huy tối đa tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. với mong muốn học sinh nhận thức vấn đề một cách có
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thcs Sơn Kim
Dung lượng: | Lượt tài: 6
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)