TÀI LIỆU BDHSG T.VIỆT LỚP 4-5
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Tam |
Ngày 10/10/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: TÀI LIỆU BDHSG T.VIỆT LỚP 4-5 thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
Phần: Ngữ pháp
I.Từ loại:
1.Danh từ:
-Khái niệm: Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)
*Khả năng kết hợp:
+ Về phía trước: Danh từ có thể kết hợp với số từ, với phó từ chỉ lượng, với đại từ chỉ tổng lượng.
+ Về phía sau: Danh từ có thể kết hợp với một nhóm từ một từ, một cụm C-V.
*Chức vụ ngữ pháp:
Chức vụ chính của danh từ là làm chủ ngữ, ngoài ra danh từ còn có thể làm vị ngữ gián tiếp, làm bổ ngữ, định ngữ.
*Phân loại:
Danh từ chia làm hai loại: Danh từ chung và danh từ riêng, trong danh từ chung lại được chia làm hai loại: Danh từ tổng hợp và danh từ không tổng hợp.
+ Danh từ tổng hợp chỉ sự vật, thực thể mang ý nghĩa khái quát, tổng hợp: Giấy bút, quê hương, trời biển, nhà cửa, tre ....
+ Danh từ không tổng hợp gồm:
- Danh từ chỉ chất liệu: gạo, cát, đất, nước, rượu......
- Danh từ chỉ đơn vị: chiếc, con, thằng, buộc, bó....
- Danh từ chỉ đơn vị tổ chức địa lí: Tỉnh, xã, phương...
- Danh từ chỉ đơn vị mang ý nghĩa tập hợp: căp, bầy, đàn, khóm.....
- Danh từ chỉ đơn vị tính toán quy ước: mét, tấn, kilôgam, lít,
miếng...
- Danh từ chỉ đơn vị chỉ phạm vi khoảng thời gian, không gian: Vùng,
miền, khoảnh, nơi, chỗ, trên, dưới.....
- Danh từ chỉ đơn vị có ý nghĩa chỉ số liền của hoạt động, sự việc: lần,
lượt, cuộc, cơn, trận, đợt, giai đoạn...
- Danh từ chỉ khái niệm: Là nhứng danh từ mang ý nghĩa khái quát,trừu
tượng sống mà người ta nhận thức được nhưng không thể (cảm nhận) tri giác được bằng các giác quan.
VD: Cách mạng, tinh thần, ý nghĩ....
*Một số điểm cần lưu ý:
- Các danh từ chỉ sự vật và động từ có thể chuyển thành danh từ chỉ đơn vị.
- Các danh từ chỉ không gian chỉ là danh từ khi nó chỉ điểm chính.
2.Động từ:
- Khái niệm: Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
- Khả năng kết hợp:
+ Về phía trước: động từ có khả năng kết hợp với các phó từ: đã, sẽ, đang, hãy, đừng, chớ, không, chưa, chả, cũng điều, cùng....
+ Về phía sau: Động từ có thể kết hợp với 1 từ, một nhóm từ, 1 cụm C-V.
- Chức vụ ngữ pháp:
+ Chức vụ chính của động từ là làm vị ngữ nhưng có khi động từ còn làm chủ ngữ (Thi đua là yêu nước) hoặc động từ còn làm bổ ngữ, định ngữ.
- Phân loại:
Dựa vào bản chất ý nghĩa – ngữ pháp của động từ người ta phân động từ làm hai loại: Những động từ độc lập và những động từ không độc lập.
a. Những động từ độc lập:
Là những động từ tự thân chúng đã có ý nghĩa, chúng có thể dùng độc lập, không cần một động từ khác đi kèm và chúng có thể giữ chức vụ làm thành phần chính của câu.
Động từ độc lập có thể có các tiểu loại động từ sau:
I.Từ loại:
1.Danh từ:
-Khái niệm: Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)
*Khả năng kết hợp:
+ Về phía trước: Danh từ có thể kết hợp với số từ, với phó từ chỉ lượng, với đại từ chỉ tổng lượng.
+ Về phía sau: Danh từ có thể kết hợp với một nhóm từ một từ, một cụm C-V.
*Chức vụ ngữ pháp:
Chức vụ chính của danh từ là làm chủ ngữ, ngoài ra danh từ còn có thể làm vị ngữ gián tiếp, làm bổ ngữ, định ngữ.
*Phân loại:
Danh từ chia làm hai loại: Danh từ chung và danh từ riêng, trong danh từ chung lại được chia làm hai loại: Danh từ tổng hợp và danh từ không tổng hợp.
+ Danh từ tổng hợp chỉ sự vật, thực thể mang ý nghĩa khái quát, tổng hợp: Giấy bút, quê hương, trời biển, nhà cửa, tre ....
+ Danh từ không tổng hợp gồm:
- Danh từ chỉ chất liệu: gạo, cát, đất, nước, rượu......
- Danh từ chỉ đơn vị: chiếc, con, thằng, buộc, bó....
- Danh từ chỉ đơn vị tổ chức địa lí: Tỉnh, xã, phương...
- Danh từ chỉ đơn vị mang ý nghĩa tập hợp: căp, bầy, đàn, khóm.....
- Danh từ chỉ đơn vị tính toán quy ước: mét, tấn, kilôgam, lít,
miếng...
- Danh từ chỉ đơn vị chỉ phạm vi khoảng thời gian, không gian: Vùng,
miền, khoảnh, nơi, chỗ, trên, dưới.....
- Danh từ chỉ đơn vị có ý nghĩa chỉ số liền của hoạt động, sự việc: lần,
lượt, cuộc, cơn, trận, đợt, giai đoạn...
- Danh từ chỉ khái niệm: Là nhứng danh từ mang ý nghĩa khái quát,trừu
tượng sống mà người ta nhận thức được nhưng không thể (cảm nhận) tri giác được bằng các giác quan.
VD: Cách mạng, tinh thần, ý nghĩ....
*Một số điểm cần lưu ý:
- Các danh từ chỉ sự vật và động từ có thể chuyển thành danh từ chỉ đơn vị.
- Các danh từ chỉ không gian chỉ là danh từ khi nó chỉ điểm chính.
2.Động từ:
- Khái niệm: Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
- Khả năng kết hợp:
+ Về phía trước: động từ có khả năng kết hợp với các phó từ: đã, sẽ, đang, hãy, đừng, chớ, không, chưa, chả, cũng điều, cùng....
+ Về phía sau: Động từ có thể kết hợp với 1 từ, một nhóm từ, 1 cụm C-V.
- Chức vụ ngữ pháp:
+ Chức vụ chính của động từ là làm vị ngữ nhưng có khi động từ còn làm chủ ngữ (Thi đua là yêu nước) hoặc động từ còn làm bổ ngữ, định ngữ.
- Phân loại:
Dựa vào bản chất ý nghĩa – ngữ pháp của động từ người ta phân động từ làm hai loại: Những động từ độc lập và những động từ không độc lập.
a. Những động từ độc lập:
Là những động từ tự thân chúng đã có ý nghĩa, chúng có thể dùng độc lập, không cần một động từ khác đi kèm và chúng có thể giữ chức vụ làm thành phần chính của câu.
Động từ độc lập có thể có các tiểu loại động từ sau:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Tam
Dung lượng: 120,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)