Tai liêu bd sinh 8

Chia sẻ bởi Lê Hữu Tuấn | Ngày 18/10/2018 | 56

Chia sẻ tài liệu: tai liêu bd sinh 8 thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
I. TẾ BÀO:
Câu 1. Chứng minh rằng tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể người ?
- Mọi cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể người đều được cấu tạo bởi tế bào:
Cơ được cấu tạo bởi các tế bào cơ, xương được cấu tạo từ các tế bào xương, máu được cấu tạo từ hồng cầu, bạch cầu …
- Các tế bào này khác nhau về hình dạng, kích thước, nhưng đều có cấu tạo thống nhất, mỗi tế bào gồm có 3 thành phần: màng tế bào, tế bào chất, nhân.
- Thành phần hoá học của mọi tế bào về cơ bản cũng giống nhau gồm:
Các hợp chất hữu cơ: protein, lipit, gluxit, ..
Các hợp chất vô cơ như: Ca, K, Na , Fe …
- Các tế bào và chất gian bào cùng thực hiện một chức năng gọi là mô, nhiều mô tập hợp thành hệ cơ quan, các hệ cơ quan hợp thành cơ thể.
Câu 2. Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?
- Tế bào gồm 3 thành phần: màng sinh chất, tế bào chất và nhân.
- Chức năng chính của TB:
+Trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lựợng cho cơ thể hoạt động.
+ Sự lớn lên, phân chia của TB tạo điều kiện cho cơ thể lớn lên và thực hiện quá trình sinh sản.
+ Cảm ứng của TB giúp cơ thể phản ứng lại kích thích của môi trường.
- Chức năng quan trọng nhất là trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường để tạo ra năng lượng.
Mọi hoạt động sống của cơ thể đều được diễn ra ở TB. Nên TB là đơn vị chức năng của cơ thể sống.
Câu 3. Nêu những điểm giống và khác nhau giữa tế bào người và tế bào thực vật.
1. Giống nhau: Đều có các thành phần cấu tạo giống nhau bao gồm: màng tế bào, tế bào chất và nhân.
- Đều là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể
2. Khác nhau:
Điểm phân biệt
Tế bào người
Tế bào thực vật

- Màng tế bào

- Tế bào chất
Chỉ có màng sinh chất, không có vách xenlulzo
Không có lục lạp, có trung thể. Không bào nhỏ
Có màng sinh chất, bên ngoài có vách xenlulzo
Thường có lục lạp, không có trung thể. Không bào to.


3. Ý nghĩa
a. Giống nhau: Cho ta kết luận là tât cả sinh vật đều có cấu tạo thống nhất và có nguồn gốc chung.
b. Khác nhau: Cho ta kết luận là sinh vật phát triển theo 2 hướng khác nhau:
Thực vật thích nghi với đời sống tự dưỡng nhờ lục lạp tự tạo được thức ăn.
Động vật thích nghi với đời sống dị dưỡng lấy chất hữu cơ có sẵn trong thiên nhiên làm thức ăn.
II. MÔ
Câu 1. Mô là gì? Có mấy loại mô chính. Hãy nêu đặc điểm của các loại mô đó?
* Mô là tập hợp các TB chuyên hóa, có cấu trúc giống nhau, cùng đảm nhận một chức năng nhất định.
* Các loại mô: Mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh.


Mô biểu bì
Mô liên kết
Mô cơ
Mô thần kinh

Đặc điểm
các TB xếp xít nhau tạo thành lớp rào bảo vệ cơ thể, Phủ ngoài cơ thể hoặc lót trong các xoang rỗng.

Gồm các TB liên kết nằm rải rác trong chất nền
TB có hình dạng dài, gồm 3 loại mô: Mô cơ vân, mô cơ trơn, mô cơ tim.
Gồm TB thần kinh(Nơron) và TB thần kinh đệm(thần kinh giao)

Chức năng
Bảo vệ, hấp thụ và tiết
Tạo ra bộ khung cơ thể, neo giữ các cơ quan, thực hiện chức năng đệm.
Co, dãn, tạo nên sự vận động của cơ thể.
Tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin, điều hòa hoạt động của các cơ quan.

Câu 2:Hãy phân biệt 3 loại mô cơ và giải thích vì sao máu thuộc nhóm mô liên kết.
* Phân biệt 3 loại mô cơ:
+ Cơ vân: gồm nhiều sợi cơ có vân ngang xếp thành từng bó trong bắp cơ, tế bào có nhiều nhân. Hoạt động theo sự chỉ đạo của hệ thần kinh vận động.
+ Cơ trơn: gồm tế bào hình sợi, thuôn, nhọn hai đầu, tế bào chỉ có 1 nhân. Cử động ngoài ý muốn của con người.
+ Cơ tim: cấu tạo giống cơ vân, hoạt động giống cơ trơn.
* Máu là mô vì nó gồm 2 thành phần: Tế bào máu ( hồng cầu, bạch cầu,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Hữu Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)