Tài liệu BD giáo viên 11

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Trà My | Ngày 19/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: Tài liệu BD giáo viên 11 thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

TẬP HUẤN GIÁO VIÊN
TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH & SÁCH GIÁO KHOA
LỚP 11 PHÂN BAN ĐẠI TRÀ
NĂM HỌC 2007-2008


ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
HỌC TẬP MÔN VẬT LÝ
Những vấn đề chung
Định hướng đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Vật lý Lớp 11
Thực trạng của việc đánh giá kết quả học tập môn Vật lý ở trường THPT trước đây.
Định hướng đổi mới việc đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Cụ thể hóa định hướng đổi mới việc đánh giá kết quả học tập môn Vật lý ở trường THPT.

1. Định hướng đổi mới đánh giá kết
quả học tập môn Vật lý Lớp 11

Kiểm tra là hình thức và phương tiện để xác định mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh so với mục tiêu chương trình học.
Do đó việc nắm chắc mục tiêu môn học là điều kiện tiên quyết để xây dựng thành công các đề kiểm tra.
* Mục tiêu giáo dục môn Vật lý 11:
Đọc trong:
- Sách Giáo viên vật lý 11
- Chuẩn kiến thức của hai chương trình
( phần thứ hai của tài liệu bồi dưỡng )
2. Thực trạng của việc đánh giá kết quả học tập Vật lý trước đây

-Chưa thực hiện đầy đủ các chức năng của KTĐG.
- Chưa thực hiện đầy đủ các loại hình kiểm tra quy định trong kế hoạch dạy học cũng như chưa thực hiện đầy đủ các chức năng của từng loại hình kiểm tra ( trong thực tế nhiều GV không thực hiện đầy đủ số lượng các bài kiểm tra, nhất là các bài kiểm tra thực hành)
3. Định hướng việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS

a) Mục đích, chức năng:
Đối với HS:
Chẩn đoán năng lực, trình độ (đánh giá đầu vào)
Xác định kết quả học tập.
Thúc đẩy, động viên HS.
Đánh giá sự phát triển nhân cách HS theo mục tiêu giáo dục (đánh giá đầu ra).
3. Định hướng việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS

a) Mục đích, chức năng:
Đối với GV:
Cung cấp thông tin về đặc điểm cũng như trình độ của HS
Cung cấp thông tin về tình hình học tập của HS làm cơ sở cho việc cải tiến nội dung và phương pháp dạy học
3. Định hướng việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS

a) Mục đích, chức năng:
Đối với cơ quan quản lý và nghiên cứu giáo dục:
Cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc cải tiến mọi họat động của giáo dục.
Cung cấp thông tin cần thiết cho việc đánh giá các cơ sở giáo dục.
Chức năng của kiểm tra đánh giá trong giáo dục:
Chức năng kiểm tra: là chức năng cơ bản, phát hiện được thực trạng về khả năng kiến thức của HS và là phương tiện hữu hiệu để kiểm tra hoạt động của GV và các cơ sở giáo dục.
Chức năng dạy học: đánh giá góp phần quan trọng trong việc rèn luyện HS và giúp điều chỉnh lại thái độ của GV đối với công việc của mình và đối với HS.
Chức năng điều khiển: đánh giá là cơ chế điều khiển hữu hiệu quá trình dạy học. “Thi thế nào học thế ấy”
3. Định hướng việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS

b) Các loại hình đánh giá:
Đánh giá định hình và đánh giá tổng kết:
Đánh giá định hình: việc sử dụng thông tin để theo dõi sự tiến bộ và hỗ trợ các bước tiếp theo của dạy và học gọi là quá trình đánh giá định hình.
Thông qua đánh giá định hình GV có thể thấy được ưu và khuyết điểm của mình để điều chỉnh nội dung và PPDH, hướng dẫn HS học tập tốt hơn; HS cũng thấy được ưu và khuyết điểm của mình để phát huy, khắc phục.
3. Định hướng việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS

b) Các loại hình đánh giá:
-Đánh giá tổng kết: thực hiện cuối mỗi giai đoạn đào tạo học tập của HS.
ĐGTK cung cấp thông tin và kết quả học tập của HS so với mục tiêu giáo dục của mỗi giai đoạn. Nó là cơ sở để lựa chọn, phân phối HS vào các chương trình học tập thích hợp, cấp văn bằng chứng chỉ cho HS.
3. Định hướng việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS

b) Các loại hình đánh giá:
Đánh giá định hình và đánh giá tổng kết:
Tuy có những khác biệt về mục đích và cách tiến hành, ĐGĐH và ĐGTK không phải là hai loại hình đánh giá tách rời nhau, mà chúng gắn bó với nhau, hỗ trợ cho nhau.
3. Định hướng việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS

b) Các loại hình đánh giá:
Đánh giá theo chuẩn và đánh giá theo tiêu chí:
Đánh giá theo chuẩn nhằm so sánh kết quả học tập của 1 HS với HS khác cùng CTGD, nó cho phép sắp xếp và phân loại HS theo thứ tự.
Vì mục đích sắp xếp HS nên công cụ KTĐG càng có khả năng phân biệt năng lực học tập của HS cao bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
ê
3. Định hướng việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS

b) Các loại hình đánh giá:
Đánh giá theo chuẩn và đánh giá theo tiêu chí:
Đánh giá theo tiêu chí nhằm xác định mức độ học tập của HS theo mục tiêu giáo dục. Kết quả học tập của HS được so sánh với các mục tiêu học tập được xác định trong chương trình giáo dục của môn học trong đó nêu rõ chuẩn kiến thức, kỹ năng HS phải đạt.
Các công cụ đánh giá phải bám sát các mục tiêu dạy học, đo được mức độ cần đạt.
ê
3. Định hướng việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS

c) Các hình thức đánh giá:



ĐỊNH HÌNH




TỔNG KẾT
3. Định hướng việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS

c) Các hình thức đánh giá
Việc thu thập các thông tin học tập của HS có thể qua các hình thức sau:
- Vấn đáp.
Thực hành.
Viết.
Kết hợp viết, thực hành và vấn đáp.
Các hình thức đánh giá

KIỂM TRA MIỆNG
-Tính chất: thuộc loại kiểm tra định hình bằng hình thức vấn đáp.
- Mục tiêu: ngoài các mục tiêu chung còn
+ Thu hút sự chú ý của HS với bài học.
+ Kích thích sự tham gia của HS.
+ Giúp GV thu thập các thông tin phản hồi.


Các hình thức đánh giá

KIỂM TRA MIỆNG
- Những lưu ý khi thực hiện
+ Kết hợp KTM với dạy bài mới.
+ Không chỉ dừng ở mức độ “nhận biết”.
Việc ghi nhớ kiến thức chỉ tối đa 5đ, 5đ còn lại ở mức độ nhận thức cao hơn.
+ Chỉ cho điểm nếu thấy câu hỏi và câu trả lời đủ để đánh giá kết quả học tập của HS
+ Kiểm tra miệng cần được chuẩn bị và ghi trong giáo án.


Các hình thức đánh giá

KIỂM TRA CÁC HỌAT ĐỘNG THỰC HÀNH
- GV có thể giao cho HS thực hiện họat động thực hành có liên quan đến nội dung bài học để HS làm ở nhà, trao đổi nhỏ và cho điểm như các bài thực hành.
- Có thể yêu cầu HS thực hiện một phần của bài thưc hành: lắp ráp sẵn HS đo, lấy số liệu HS sử lý hoặc làm hết từ đầu tới cuối.
- Có thể sau này trong kỳ thi TN có lồng ghép các nội dung thực hành.


Các hình thức đánh giá

KIỂM TRA VIẾT
- Tính chất: là hình thức quan trọng trong việc đánh giá kết quả học tập của HS.
Nó có thể là đánh giá định hình hoặc đánh giá tổng kết, theo chuẩn và theo tiêu chí.

Các hình thức đánh giá

KIỂM TRA VIẾT
- Mục tiêu: các bài kiểm tra viết được tiến hành vào lúc kết thúc việc học tập một hoặc một số vấn đề có liên quan với nhau, cuối chương, cuối học kỳ, thi TN…phải thực hiện toàn bộ các mục tiêu của đánh giá kết quả học tập.
- Những lưu ý khi thực hiện: cần lưu ý đến toàn bộ nôi dung, mục tiêu và chức năng của đánh giá, vế các lĩnh vực cũng như tiêu chí của công cụ đánh giá.

3. Định hướng việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS
c) Các hình thức đánh giá:

3. Định hướng việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS
d) Lĩnh vực đánh giá:
Ba lĩnh vực của mục tiêu dạy học và cũng là mục tiêu của đánh giá là:
-Lĩnh vực nhận thức liên quan đến khả năng suy nghĩ, lập luận thu thập thông tin, giải thích, suy diễn, quy nạp….
-Lĩnh vực tâm vận động liên quan đến các kỹ năng đòi hỏi sự khéo léo về chân tay, phối hợp hành động từ đơn giản đến phức tạp.
-Lĩnh vực cảm xúc liên quan đến những đáp ứng về mặt tình cảm.
3. Định hướng việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS
d) Lĩnh vực đánh giá:
Trong chương trình THPT, ba lĩnh vực của mục tiêu giáo dục và đánh giá là: kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Lĩnh vực nhận thức được chia thành các mức độ:
-Nhận biết -Thông hiểu -Vận dụng
-Phân tích -Tổng hợp -Đánh giá
Trong giai đoạn đầu của đổi mới đánh giá ta tạm thời sử dụng 3 mức độ đầu, còn 3 giai đoạn sau xem như trình độ khác của vận dụng.
3. Định hướng việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS
e) Các tiêu chí của công cụ đánh giá:
-Tính toàn diện: đề kiểm tra phải thể hiện được một cách toàn diện các mục tiêu đã xây dựng trong chương trình môn học.
-Tính khách quan: kết quả đánh giá không phụ thuộc vào chủ quan của người đánh giá cũng như điều kiện đánh giá. đề kiểm tra phải dùng được cho mọi đối tượng và các GV chấm như nhau trong phạm vi sai số cho phép.
-Độ tin cậy: kết quả làm bài phản ánh đúng trình độ HS và đúng mục đích đánh giá. HS không thể hiểu đề theo các cách khác nhau.
3. Định hướng việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS
e) Các tiêu chí của công cụ đánh giá:
-Tính khả thi: nội dung, hình thức và phương tiện tổ chức phải phù hợp với điều kiện của HS, nhà trường và mục tiêu giáo dục của môn học.
-Khả năng phân loại tích cực: Hs có năng lực cao hơn phải có kết quả cao hơn rõ rệt.
-Tính giá trị: đánh giá được HS về lĩnh vực cần đánh giá, đo được cái cần đo , thực hiện được đầy đủ các mục tiêu đặt ra cho bài kiểm tra.
4. Cụ thể hóa định hướng đổi mới đánh giá kết quả học tập Vật lý ở trường THPT
a) Đổi mới về mục tiêu, nội dung và hình thức đánh giá:
* Về mục tiêu:
- Đảm bảo mục tiêu giáo dục.
- Đảm bảo tính hệ thống và toàn diện.
- Đảm bảo tính khách quan.
- Đảm bảo tính công khai.
- Đảm bảo tính khả thi.

4. Cụ thể hóa định hướng đổi mới đánh giá kết quả học tập Vật lý ở trường THPT
a) Đổi mới về mục tiêu, nội dung và hình thức đánh giá:
* Về nội dung:
- Đánh giá được một cách toàn diện các mục tiêu kiến thức, kỹ năng HS cần đạt.
- Đặt trọng tâm vào những nội dung liên quan nhiều đến việc ứng dụng kiến thức kỹ năng vào thực tế, đánh giá cao khả năng sáng tạo của HS trong việc vận dụng kiến thức, kỹ năng vào những tình huống của cuộc sống thực.
- Chú ý đến việc đưa thực hành vào bài kiểm tra.

4. Cụ thể hóa định hướng đổi mới đánh giá kết quả học tập Vật lý ở trường THPT
a) Đổi mới về mục tiêu, nội dung và hình thức đánh giá:
* Về hình thức:
Đa dạng hóa loại hình: phối hợp một cách hợp lý TNKQ và TNTL, lý thuyết và thực hành, vấn đáp và viết, kiểm tra của GV và tự kiểm tra của HS…nhằm đánh giá một cách toàn diện và hệ thống kết quả của HS.

Kết luận
Kiểm tra, đánh giá là một hoạt động chuyên môn quan trọng của GV và của nhà trường mà GV cần lưu ý.
Kiểm tra, đánh giá phải thực hiện được hai tiêu chí:
+ Cung cấp thông tin phản hồi về quá trình dạy học.
+ Cơ chế điều khiển hữu hiệu quá trình dạy học.

Tham khảo thêm
Giới thiệu thêm một số ý kiến xung quanh vấn đề kiểm tra đánh giá.
(Trang 165  169) Tài liệu bồi dưỡng Giáo viên thực hiện chương trình, SGK lớp 11.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Trà My
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)