TÀI KIỆU BỒI DƯỠNG CÔNG TÁC KTNB
Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Trinh |
Ngày 05/10/2018 |
144
Chia sẻ tài liệu: TÀI KIỆU BỒI DƯỠNG CÔNG TÁC KTNB thuộc Lớp 3 tuổi
Nội dung tài liệu:
A-NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I-CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA :
Nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra của các sở, phòng GD-ĐT đã được xác định bởi các văn bản quy phạm pháp luật như Luật Thanh tra năm 2004, Nghị định 41/2005/NĐ-CP ngày 23/5/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra, Nghị định 85/2006/NĐ-CP ngày 18/8/2006 về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục, Luật giáo dục 2005 và Thông tư 43/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006 hướng dẫn thanh tra trường học và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo. (Hiện nay Luật Thanh tra năm 2010 quy định công tác thanh tra của các cấp, các ngành đã có hiệu lực từ ngày 01/7/2011, sau này sẽ có các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện)
Đối với các trường học, các trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX), nhà nước đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra của Thủ trưởng các cơ sở giáo dục (sau đây gọi chung là trường học):
- Điều 52 của Nghị định 41/2005 xác định: ” Cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh không được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thành lập tổ chức thanh tra nội bộ hoặc bố trí cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ để giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra”.
- Điều lệ, Quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục (GDPT, GDTX) xác định nhiệm vụ của Thủ trưởng đơn vị, các Tổ trưởng: kiểm tra (hoặc giám sát), đánh giá về chất lượng, hiệu quả công tác của các thành viên trong đơn vị, trong Tổ.
- Trong các năm gần đây, nhiều Bộ ( GD-ĐT, Nội vụ, Tài chính) đã có nhiều văn bản liên quan đến công tác kiểm tra của Thủ trưởng cơ sở giáo dục (xem phụ lục 1 đính kèm ).
II-MỤC ĐÍCH – NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG THANH TRA:
( Theo Luật Thanh tra được Quốc Hội khoá XII thông qua ngày 15/11/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011)
1-Mục đích hoạt động thanh tra:
-Nhằm phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục;
-Phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật;
-Giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật;
-Phát huy nhân tố tích cực;
-Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước;
-Bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2-Nguyên tắc hoạt động thanh tra:
-Tuân theo pháp luật;
-Bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời;
-Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra;
-Không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
III-HOẠT ĐỘNG THANH TRA HÀNH CHÍNH -THANH TRA CHUYÊN NGÀNH:
Hoạt động thanh tra hành chính
Hoạt động thanh tra chuyên ngành
Cơ quan tiến hành
-Cơ quan quản lý nhà nước (Chính phủ; bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ; UBND tỉnh, huyện, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh)
-Cơ quan thanh tra nhà nước (Thanh tra Chính phủ, TTra bộ, TTra sở, TTra huyện)
-Các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực (Bộ, Sở),
-Các cơ quan thanh tra chuyên ngành (Thanh tra bộ, Thanh tra Sở) và cơ quan được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành như Tổng cục, Cục thuộc bộ, Chi cục thuộc sở).
Đối tượng
của thanh
tra
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan tiến hành hoạt động thanh tra.
Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự điều chỉnh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thành Trinh
Dung lượng: 250.0 KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)