Tai khoan ke toan

Chia sẻ bởi Khổng Thị Lan Anh | Ngày 26/04/2019 | 55

Chia sẻ tài liệu: tai khoan ke toan thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

Đề tài thảo luận: Trình bày nội dung ,phương pháp ghi chép tài khoản kế toán

Cơ sở lý thuyết
Tài khoản kế toán
Khái niệm phương pháp tài khoản kế toán
Phương pháp tài khoản kế toán là phương pháp phân loại để phản ánh vào kiểm tra một cách thường xuyên liên tục, có hệ thống tình hình và sự vận động của từng đối tượng kế toán.
Ý nghĩa của phương pháp tài khoản kế toán tài khoản kế toán
- Đảm bảo cung cấp thông tin thường xuyên, lien tục và có hệ thống về từng đối tượng kế toán phục vụ công tác quản lý.
- Là cơ sở để các đối tượng kế toán. Cho phép hệ thống hóa số liệu theo các chỉ tiêu kinh tế, tài chính để lập các báo cáo kế toán cung cấp thông tin cho nhà quản lý trong hoạt động điều hành của đơn vị và cung cấp thông tin cho các tổ chức, các cá nhân bên ngoài để điều chỉnh mối quan hệ của họ.
3. Nội dung và kết cấu của tài khoản kế toán
Khái niệm Tài khoản kế toán: là hình thức biểu hiện của phương pháp tài khoản kế toán được sử dụng để phản ánh, kiểm tra, giám sát từng đối tượng kế toán cụ thể trong đơn vị.
Tài khoản kế toán phản ánh, kiểm tra và giám sát tình hình hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể. Sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể là sự vận động của hai mặt đối lập.
Để phản ánh cả hai mặt vận động của đôi tượng kế toán, tài khoản kế toán phải được xây dựng theo hình thức hai bên. Theo quy ước chung thì tài khoản kế toán hình chữ T. bên trái gọi là bên Nợ còn bên phải gọi là bên Có.
Sơ đồ kết cấu chung của tài khoản kế toán dưới dạng chữ T như sau:

Tài khoản…
Nợ (Ghi tên gọi của TK) Có




Tài khoản kế toán phản ánh các đối tượng kế toán theo 3 chỉ tiêu:
Số dư đầu kỳ (SDĐK): Phản ánh số hiện có của đối tượng kế toán tại thời điểm đầu kỳ.
Số phát sinh trong kỳ (SPS): phản anh sự vận động của đối tượng kế toán trong kỳ, bao gồm:
Số dư cuối kỳ (SDCK): phản ánh số hiện có của đối tượng kế toán tại thời điểm cuối kỳ. Số dư cuối kỳ của tài khoản được xác định theo công thức:
Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Tổng SPS tăng – Tổng SPS giảm
Tùy thuộc từng đối tượng kế toán cụ thể các tài khoản kế toán phản ánh các đối tượng kế toán khác nhau có kết cấu cụ thể khác nhau. Căn cứ vào đối tượng kế toán phản ánh, tài khoản kế toán được chia thành 3 loại:
Tài khoản kế toán phản ánh các đối tượng là tài sản gọi là tài khoản Tài Sản:

Nợ Tài khoản Tài Sản Có

SDĐK: Phản ánh giá trị tài sản hiện có đầu kỳ.

Số phát sinh tăng trong kỳ: Phản ánh giá trị TS tăng trong kỳ



Số phát sinh giảm trong kỳ: Phản ánh giá trị TS giảm trong kỳ.

SDCK: Phản ánh giá trị tài sản hiện có cuối kỳ



Tài khoản kế toán phản ánh các đối tượng là nguồn vốn gọi là tài khoản Nguồn Vốn:

Nợ Tài khoản Nguồn Vốn Có




Số phát sinh giảm trong kỳ: Phản ánh giá trị TS giảm trong kỳ.

SDĐK: Phản ánh giá trị tài sản hiện có đầu kỳ.

Số phát sinh tăng trong kỳ: Phản ánh giá trị TS tăng trong kỳ



SDCK: Phản ánh giá trị tài sản hiện có cuối kỳ


Tài khoản kế toán phản ánh các đối tượng là các quá trình sản xuất kinh doanh gọi là tài khoản Quá trình kinh doanh.
Phân loại tài khoản kế toán
4.1. phân loại theo nội dung kinh tế
Loại tài khoản tài sản:
Bao gồm các tài khoản phản ánh các đối tượng là tài sản của đơn vị. căn cứ vào nội dung cụ thể, loại tài khoản tài sản được chia thành các nhóm tài khoản sau:
- Nhóm tài khoản phản ánh tài sản tiền và các khoản tương đương tiền.
- Nhóm tài khoản phản ánh đầu tư tài chính ngắn hạn.
- Nhóm tài khoản phản ánh tài sản nợ phải thu.
- Nhóm tài khoản phản ánh hàng tồn kho.
- Nhóm tài khoản phản ánh tài sản cố định và bất động sản đầu tư.
- Nhóm tài khoản phản ánh đầu tư tài chính dài han.
Loại tài khoản phản ánh nguồn vốn:
- Nhóm tài khoản phản ánh nợ phải trả.
- Nhóm tài khoản phản ánh nguồn vốn của chủ sở hữu.
Loại
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Khổng Thị Lan Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)