Tác phẩm - Phấn Thông vàng - Xuân Diệu
Chia sẻ bởi Vũ Hưng Nguyên |
Ngày 26/04/2019 |
53
Chia sẻ tài liệu: Tác phẩm - Phấn Thông vàng - Xuân Diệu thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Phấn Thông Vàng
Xuân Diệu
Họa sĩ đến đó, trong giờ đẹp nhất của buổi chiều. Trưa đã đi, ngày chưa ngả, sắc nắng ở giữa mầu vàng héo và mầu đỏ tươi.
Ấy là một buổi chiều hè, khi nắng chín muồi nhưng còn lâu chưa rụng, ngày như đứng sững để cho sắc vàng đừng trôi chảy hay đổ xiêu; một sắc vàng không rực rỡ nhưng nguy nga, tưởng đã yếu nhưng thực mạnh thầm, lâu dài ngâm nga ở trong không khí.
Họa sĩ mê mẩn làm sao! Rừng thông to lớn, chân cây vững trồng, tiếp nhau không hết. Buổi chiều vàng, có lẽ ở đâu thì chỉ xinh đẹp; ở đây rừng thông, chiều lại thêm lực lưỡng; sự sống không phô bày rõ rệt quá như trong buổi sáng hay buổi trưa, nên thịnh vượng mà có duyên.
Dừng chân đã được một chốc, nhìn lên trời và ngắm chung quanh, họa sĩ nghe trong lòng thơ thới. Linh hồn chàng nở dãn, lập tức cái giá đặt xuống đất khung vải để vừa tầm, và hộp màu mở ra. Chàng bắt đầu họa.
* * *
Chiều với rừng lặng lẽ; nhưng sắc vàng phảng phất âm thanh, nắng là một sự hiển hiện rõ rệt và đều hòa, tưởng có thể gõ vào không khí ở trên đầu để nghe sự lặng im rung rinh, xao xuyến. Có lẽ ai nấy cũng đã gặp chàng họa sĩ tóc đen ấy chứ; nếu không thì hãy tưởng tượng đi, và luôn tiện, hãy hình dung cảnh rừng thông. Cảnh có lẽ ở bên Tàu, và người có lẽ ở bên Tây, nhưng chuyện này không cốt nơi chỗ ở, hay cốt chỉ có một chỗ ở: lòng người.
Chàng trai trẻ đứng quệt những màu lên vải, đôi mày nhíu lại chăm chú vào tranh.
Nhưng chàng không thể không cô đơn, khi thấy rừng đẹp, hình thông bóng nắng sẵn sàng làm khung cho một cảnh tự tình. Và lần này, chàng lại buồn rầu thêm một lần nữa.
Chàng không xóa được trong lòng chàng một hình ảnh. Ba hình ảnh thì đúng hơn; nhất là hình sau cùng, nõn nà mà đau độc. Thanh niên của chàng quá xấu số với tình yêu; ba cuộc tình duyên chỉ để lại cho chàng những cay đắng.
Lần đầu, người chàng yêu chỉ coi chàng như một người bạn, thua nữa, như một người anh. Lần thứ hai người ta lãnh đạm hẳn với chàng. Giá ai đâu gặp cảnh ấy, họ sẽ thôi yêu là xong. Chàng, chàng vẫn dõi theo, không chịu thả. Chàng nghĩ rằng hễ yêu thì sẽ được yêu lại, đâu biết rằng sự cố nhiên của lòng mình không cố nhiên chút nào cả, đối với đời.
Và mất bao nhiêu thì giờ, những mơ ước hão, những nhớ thương hoài, những sự gây dựng không đâu của tình yêu bất mãn. Rồi có ngày cũng phải hết: người ta đi lấy chồng.
Đến lần thứ ba. Sau khi đau khổ ê chề, lòng trẻ lại thử sống lại với mùa xuân, bởi vì mỗi khi đi vẽ ngoài đồng, họa sĩ nghiệm rằng lá non mũm mĩm quá. Chàng lại thấy tình yêu mượn hình một người tuyệt sắc, một nữ thần có tóc óng dài và thân hình như tượng xưa.
Người yêu mới cũng yêu chàng. Khi nàng ấy vừa mỉm cười đầu tiên, chàng nói: đời chàng đã tới đích; và khi nàng mở lời dịu ngọt, chàng biết tình yêu của mình đã trọn vẹn về người này. Họa sĩ mê đắm quá; nàng mới tỏ ý cùng yêu mà chàng liền tưởng đó là lời hẹn đời kiếp với nhau.
Thực chàng chỉ đợi một chút yêu trả lại để tung cả linh hồn bị nén bấy lâu, huống chi vị nữ thần của chàng "cũng yêu chàng lắm". Hai lần thất bại, chàng họa sĩ đa tình - một thi sĩ không làm thơ - đâm đầu vào tình yêu, không thể đo đắn gì, cũng như kẻ bị nhử nhiều lần, bèn quyết xông vào cướp lấy bánh.
Kẻ khác đời không khi nào giao thiệp với người thường và khỏi chếch mếch, nhất là trong chuyện tình. Họ ở cao quá chăng? Có lẽ...
"Và sắc đẹp chỉ làm bằng cẩm thạch", câu ấy dường như đúng với người giai nhân. Sau bao phen ráng hợp nhau, chàng họa sĩ phải ngậm ngùi rời nàng, không muốn kéo dài sự sai lạc của bản đàn nữa. Hai người rất muốn chung hợp, song đã không ăn ý, thì thà rời nhau để còn có thể nhớ lại mà thương nhau. Nếu cố gắn, e rồi đến ghét nhau mất.
Và chàng đi, hết chốn nọ đến chốn kia, dạo nỗi bất mãn của mình qua nghìn sông núi. Chàng tự nói đi tìm danh sơn thắng cảnh, nhưng thực chỉ đem nỗi thất vọng cùng đi giữa thế giới của cảnh và của người. Chàng thấy mệt rồi, lòng mệt mỏi và trống không như một tòa lầu bị
Xuân Diệu
Họa sĩ đến đó, trong giờ đẹp nhất của buổi chiều. Trưa đã đi, ngày chưa ngả, sắc nắng ở giữa mầu vàng héo và mầu đỏ tươi.
Ấy là một buổi chiều hè, khi nắng chín muồi nhưng còn lâu chưa rụng, ngày như đứng sững để cho sắc vàng đừng trôi chảy hay đổ xiêu; một sắc vàng không rực rỡ nhưng nguy nga, tưởng đã yếu nhưng thực mạnh thầm, lâu dài ngâm nga ở trong không khí.
Họa sĩ mê mẩn làm sao! Rừng thông to lớn, chân cây vững trồng, tiếp nhau không hết. Buổi chiều vàng, có lẽ ở đâu thì chỉ xinh đẹp; ở đây rừng thông, chiều lại thêm lực lưỡng; sự sống không phô bày rõ rệt quá như trong buổi sáng hay buổi trưa, nên thịnh vượng mà có duyên.
Dừng chân đã được một chốc, nhìn lên trời và ngắm chung quanh, họa sĩ nghe trong lòng thơ thới. Linh hồn chàng nở dãn, lập tức cái giá đặt xuống đất khung vải để vừa tầm, và hộp màu mở ra. Chàng bắt đầu họa.
* * *
Chiều với rừng lặng lẽ; nhưng sắc vàng phảng phất âm thanh, nắng là một sự hiển hiện rõ rệt và đều hòa, tưởng có thể gõ vào không khí ở trên đầu để nghe sự lặng im rung rinh, xao xuyến. Có lẽ ai nấy cũng đã gặp chàng họa sĩ tóc đen ấy chứ; nếu không thì hãy tưởng tượng đi, và luôn tiện, hãy hình dung cảnh rừng thông. Cảnh có lẽ ở bên Tàu, và người có lẽ ở bên Tây, nhưng chuyện này không cốt nơi chỗ ở, hay cốt chỉ có một chỗ ở: lòng người.
Chàng trai trẻ đứng quệt những màu lên vải, đôi mày nhíu lại chăm chú vào tranh.
Nhưng chàng không thể không cô đơn, khi thấy rừng đẹp, hình thông bóng nắng sẵn sàng làm khung cho một cảnh tự tình. Và lần này, chàng lại buồn rầu thêm một lần nữa.
Chàng không xóa được trong lòng chàng một hình ảnh. Ba hình ảnh thì đúng hơn; nhất là hình sau cùng, nõn nà mà đau độc. Thanh niên của chàng quá xấu số với tình yêu; ba cuộc tình duyên chỉ để lại cho chàng những cay đắng.
Lần đầu, người chàng yêu chỉ coi chàng như một người bạn, thua nữa, như một người anh. Lần thứ hai người ta lãnh đạm hẳn với chàng. Giá ai đâu gặp cảnh ấy, họ sẽ thôi yêu là xong. Chàng, chàng vẫn dõi theo, không chịu thả. Chàng nghĩ rằng hễ yêu thì sẽ được yêu lại, đâu biết rằng sự cố nhiên của lòng mình không cố nhiên chút nào cả, đối với đời.
Và mất bao nhiêu thì giờ, những mơ ước hão, những nhớ thương hoài, những sự gây dựng không đâu của tình yêu bất mãn. Rồi có ngày cũng phải hết: người ta đi lấy chồng.
Đến lần thứ ba. Sau khi đau khổ ê chề, lòng trẻ lại thử sống lại với mùa xuân, bởi vì mỗi khi đi vẽ ngoài đồng, họa sĩ nghiệm rằng lá non mũm mĩm quá. Chàng lại thấy tình yêu mượn hình một người tuyệt sắc, một nữ thần có tóc óng dài và thân hình như tượng xưa.
Người yêu mới cũng yêu chàng. Khi nàng ấy vừa mỉm cười đầu tiên, chàng nói: đời chàng đã tới đích; và khi nàng mở lời dịu ngọt, chàng biết tình yêu của mình đã trọn vẹn về người này. Họa sĩ mê đắm quá; nàng mới tỏ ý cùng yêu mà chàng liền tưởng đó là lời hẹn đời kiếp với nhau.
Thực chàng chỉ đợi một chút yêu trả lại để tung cả linh hồn bị nén bấy lâu, huống chi vị nữ thần của chàng "cũng yêu chàng lắm". Hai lần thất bại, chàng họa sĩ đa tình - một thi sĩ không làm thơ - đâm đầu vào tình yêu, không thể đo đắn gì, cũng như kẻ bị nhử nhiều lần, bèn quyết xông vào cướp lấy bánh.
Kẻ khác đời không khi nào giao thiệp với người thường và khỏi chếch mếch, nhất là trong chuyện tình. Họ ở cao quá chăng? Có lẽ...
"Và sắc đẹp chỉ làm bằng cẩm thạch", câu ấy dường như đúng với người giai nhân. Sau bao phen ráng hợp nhau, chàng họa sĩ phải ngậm ngùi rời nàng, không muốn kéo dài sự sai lạc của bản đàn nữa. Hai người rất muốn chung hợp, song đã không ăn ý, thì thà rời nhau để còn có thể nhớ lại mà thương nhau. Nếu cố gắn, e rồi đến ghét nhau mất.
Và chàng đi, hết chốn nọ đến chốn kia, dạo nỗi bất mãn của mình qua nghìn sông núi. Chàng tự nói đi tìm danh sơn thắng cảnh, nhưng thực chỉ đem nỗi thất vọng cùng đi giữa thế giới của cảnh và của người. Chàng thấy mệt rồi, lòng mệt mỏi và trống không như một tòa lầu bị
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Hưng Nguyên
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)