Tác hại thuốc hóa học
Chia sẻ bởi Đoàn Cao Thạch |
Ngày 23/10/2018 |
54
Chia sẻ tài liệu: tác hại thuốc hóa học thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
HÓA BẢO VỆ THỰC VẬT
TÁC HẠI
CỦA HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT
Đặt vấn đề:
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong nông nghiệp là một trong những biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng, đồng thời là biện pháp phổ biến, có tính quyết định trong việc đẩy lùi dịch hại trên cây trồng ở các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thuốc BVTV được cấu thành bởi các hóa chất độc, hầu hết hoạt chất hay chất phụ gia trong mỗi loại thuốc BVTV đều là những chất độc hại với mức độ khác nhau nên. Việc sử dụng thuốc BVTV không đúng gây ảnh hưởng xấu đến con người, vật nuôi và môi trường.
Vì vậy, giải quyết hài hoà giữa việc sử dụng thuốc BVTV để bảo vệ sản xuất nông nghiệp với việc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và môi trường là một đòi hỏi và thách thức lớn đối với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ thực vật.
Nội dung:
1. Tình hình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam
2.Tác hại của thuốc hóa học đối với quần thể sinh vật
3.Tác hại của thuốc hóa học đối với môi trường
4.Tác hại của thuốc hóa học đối với con người
5.Tác hại của phân bón hóa học
6. Biện pháp khắc phục
1. Tình hình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam
Thống kê của Viện Bảo Vệ Thực Vật Việt Nam, năm 1990 lượng thuốc bảo vệ thực vật từ 10.300 tấn lên 33.000 tấn, đến năm 2003 tăng lên 45.000 tấn và năm 2005 là 50.000 tấn.
2.Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với quần thể sinh vật:
- Các loại thuốc trừ sâu thường có tính năng rộng, nghĩa là có thể diệt được nhiều loại côn trùng, sau khi phun ngoài việc tiêu diệt được sâu bệnh thi còn ảnh hướng sấu đến các loài thiên địch, làm phá vỡ thế cân bằng đã ổn định của của quần thể sinh vật.
-Do sử dụng thuốc liên tục hoặc bằng nhiều loại thuốc có hoạt tính tương tự nhau sẽ dẫn đến việc kháng thuốc hoặc làm cho dịch hại có cơ hội đột biến kho lường hơn.
Tác động đến mô, tế bào của cây trồng, gây hiệu ứng cháy, táp lá, thân làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm
Ruộng đậu nành bị cháy¸ sau khi phun thuốc hóa học BVTV với nồng độ cao
3. Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường:
3.1. Đất:
Nó hủy diệt các sinh vật có lợi lẫn sinh vật có hại có trong đất ,gây một số vùng đất bị nhiễm bệnh ,bạc màu ,khô cằn,không có chất dinh dưỡng tạo mầm bệnh trong đất
3.2. Nước :
Nước bị ô nhiễm ,thuốc bảo vệ thực vật đi vào cơ thể động vật thủy sinh như tôm cua, cá… làm cho chúng mắc bệnh hoặc dẫn đến chết,hệ dinh thái dưới nước bị hủy hoại đồng thời còn ảnh hưởng tới mạch nước ngầm.
3.3. Không khí:
Chiếm một số khí độc từ thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của nhiều loài sinh vật trên thế giới
Thuốc hoá học bảo vệ thực vật phát tán vào đất và nước.
4. Đối với con người:
-Việt Nam, hằng năm có trên 5000 trường hợp nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật phải cấp cứu tại bệnh viện và có trên 300 trường hợp tử vong.
-Một lượng lớn hóa chất bảo vệ thực vật được tích lũy trong lương thực, thực phầm, nguồn nước và không khí gây nhiều bệnh nguy hiểm cho con người.
-Việc không tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người sử dụng
Nhiều người phải nhập viện vì
ngộ độc thuốc BVTV
Không khí
Rau, cây lương thực,…
Vật nuôi, động vật thuỷ sinh
Người
Đất
Nước
Đường truyền thuốc hoá học bảo vệ thực vật vào môi trường và con người.
Thuốc hoá học bảo vệ thực vật
Thức ăn,
nước sinh
hoạt
Ngoài ra, hiện tượng đáng lo ngại hơn là việc mua bán thuốc BVTV đang diễn ra trên thị trường bao gồm cả thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục, thuốc hạn chế sử dụng... đang là vấn đề chưa thể kiểm soát nổi. Cùng với thuốc BVTV, việc nông dân không chú trọng tuân thủ thời gian cách ly sau khi phun thuốc, tình trạng vứt bỏ bao bì bừa bãi sau sử dụng khá phổ biến. Thói quen rửa bình bơm và dụng cụ pha chế không đúng nơi quy định cũng đã góp phần đáng kể gây ra ô nhiễm nguồn nước, đất, ngộ độc cho các động vật
5. Tác hại của phân bón hóa học:
5.1.Cây trồng:
Phân Hoá Học có thể làm cây trồng dễ mẫn cảm với các loại bệnh hơn qua việc giết chết các Vi Sinh Vật (VSV) trong đất . Kết quả là hệ thống rễ cây bị bao vây bởi quá nhiều một loại nguyên tố nào đó mà không thể hấp thụ các nguyên tố cần thiết khác do đó làm cho cây bị yếu đi vì mất cân đối dinh dưỡng và rất dễ bị các loại bệnh tấn công.
5.2. Đất và sinh vật:
Phân hóa học diệt các tập đoàn vi sinh vật : Đất cần phải được coi như một vật thể sống. Khi phân hóa học được sử dụng năm này qua năm khác, các Acid được tạo thành sẽ phá hủy các chất mùn hữu cơ phì nhiêu được tạo ra từ sự phân rã của các cơ thể sinh vật đất đã chết.
5.3. Nước:
Phân Hóa Học nguy hiểm và độc hại: Một số phân hóa học chứa hợp chất Nitrat. Khi được bón xuống đồng ruộng, nước mưa làm trôi các chất Nitrat này xuống ao hồ sông suối làm phát triển các loại rong tảo, khi rong tảo chết đi, quá trình phân hủy sẽ sử dụng rất nhiều Oxygen trong nước, hậu quả là nước bị thiếu dưỡng khí và làm các sinh vật không thể sống được.
4. Con người:
Một số vùng trồng rau khác lại lạm dụng phân hóa học, đặc biệt là phân đạm, khiến tồn dư Nitrate, có thể dẫn đến 2 bệnh hiểm nghèo là kìm hãm sự phát triển của trẻ dưới 1 tuổi, làm trẻ xanh xao, gầy yếu và ung thư dạ dày, vòm họng ở người lớn ở các mẫu rau thông dụng được nghiên cứu như rau cải, rau muống, su hào
-Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi dịch hại tới ngưỡng gây hại.
-Sử dụng thuốc có tính chọn lọc cao, phân hủy nhanh trong môi trường.
-Sử dụng thuốc đúng bệnh, đúng nồng độ, đúng thới gian.
-Khi sử dụng cần tuân thủ các yêu cầu sau:
Không để thuốc hoá học tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người!
6. Biện pháp khắc phục
Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động
Sử dụng các chế phẩm sinh học:
Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng phát triển một nền nông nghiệp sạch và bền vững, các loại phân bón - thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ hoặc có nguồn gốc sinh học được đề cao, tập trung nghiên cứu và phát triển. Cùng với chức năng nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp,
Thuốc trừ sâu sinh học diệt trừ sâu đục thân, sâu xám, mối
Thuốc trừ sâu sinh học trị các loại sâu cuốn lá, sâu khoang
Trồng rau sạch:
Trồng rau tại nhà vừa là một thú giải trí, vừa bổ sung thêm rau trong các bữa cơm. Tận dụng khoảng không gian ở hàng hiên, sân thượng, hay hành lang trong chung cư, bạn cũng có thể có một vườn rau nho nhỏ.
Xin cảm ơn thầy và các bạn
đã quan tâm theo dõi.
Chúc các bạn có một
tuần học vui vẻ!
TÁC HẠI
CỦA HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT
Đặt vấn đề:
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong nông nghiệp là một trong những biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng, đồng thời là biện pháp phổ biến, có tính quyết định trong việc đẩy lùi dịch hại trên cây trồng ở các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thuốc BVTV được cấu thành bởi các hóa chất độc, hầu hết hoạt chất hay chất phụ gia trong mỗi loại thuốc BVTV đều là những chất độc hại với mức độ khác nhau nên. Việc sử dụng thuốc BVTV không đúng gây ảnh hưởng xấu đến con người, vật nuôi và môi trường.
Vì vậy, giải quyết hài hoà giữa việc sử dụng thuốc BVTV để bảo vệ sản xuất nông nghiệp với việc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và môi trường là một đòi hỏi và thách thức lớn đối với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ thực vật.
Nội dung:
1. Tình hình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam
2.Tác hại của thuốc hóa học đối với quần thể sinh vật
3.Tác hại của thuốc hóa học đối với môi trường
4.Tác hại của thuốc hóa học đối với con người
5.Tác hại của phân bón hóa học
6. Biện pháp khắc phục
1. Tình hình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam
Thống kê của Viện Bảo Vệ Thực Vật Việt Nam, năm 1990 lượng thuốc bảo vệ thực vật từ 10.300 tấn lên 33.000 tấn, đến năm 2003 tăng lên 45.000 tấn và năm 2005 là 50.000 tấn.
2.Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với quần thể sinh vật:
- Các loại thuốc trừ sâu thường có tính năng rộng, nghĩa là có thể diệt được nhiều loại côn trùng, sau khi phun ngoài việc tiêu diệt được sâu bệnh thi còn ảnh hướng sấu đến các loài thiên địch, làm phá vỡ thế cân bằng đã ổn định của của quần thể sinh vật.
-Do sử dụng thuốc liên tục hoặc bằng nhiều loại thuốc có hoạt tính tương tự nhau sẽ dẫn đến việc kháng thuốc hoặc làm cho dịch hại có cơ hội đột biến kho lường hơn.
Tác động đến mô, tế bào của cây trồng, gây hiệu ứng cháy, táp lá, thân làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm
Ruộng đậu nành bị cháy¸ sau khi phun thuốc hóa học BVTV với nồng độ cao
3. Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường:
3.1. Đất:
Nó hủy diệt các sinh vật có lợi lẫn sinh vật có hại có trong đất ,gây một số vùng đất bị nhiễm bệnh ,bạc màu ,khô cằn,không có chất dinh dưỡng tạo mầm bệnh trong đất
3.2. Nước :
Nước bị ô nhiễm ,thuốc bảo vệ thực vật đi vào cơ thể động vật thủy sinh như tôm cua, cá… làm cho chúng mắc bệnh hoặc dẫn đến chết,hệ dinh thái dưới nước bị hủy hoại đồng thời còn ảnh hưởng tới mạch nước ngầm.
3.3. Không khí:
Chiếm một số khí độc từ thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của nhiều loài sinh vật trên thế giới
Thuốc hoá học bảo vệ thực vật phát tán vào đất và nước.
4. Đối với con người:
-Việt Nam, hằng năm có trên 5000 trường hợp nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật phải cấp cứu tại bệnh viện và có trên 300 trường hợp tử vong.
-Một lượng lớn hóa chất bảo vệ thực vật được tích lũy trong lương thực, thực phầm, nguồn nước và không khí gây nhiều bệnh nguy hiểm cho con người.
-Việc không tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người sử dụng
Nhiều người phải nhập viện vì
ngộ độc thuốc BVTV
Không khí
Rau, cây lương thực,…
Vật nuôi, động vật thuỷ sinh
Người
Đất
Nước
Đường truyền thuốc hoá học bảo vệ thực vật vào môi trường và con người.
Thuốc hoá học bảo vệ thực vật
Thức ăn,
nước sinh
hoạt
Ngoài ra, hiện tượng đáng lo ngại hơn là việc mua bán thuốc BVTV đang diễn ra trên thị trường bao gồm cả thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục, thuốc hạn chế sử dụng... đang là vấn đề chưa thể kiểm soát nổi. Cùng với thuốc BVTV, việc nông dân không chú trọng tuân thủ thời gian cách ly sau khi phun thuốc, tình trạng vứt bỏ bao bì bừa bãi sau sử dụng khá phổ biến. Thói quen rửa bình bơm và dụng cụ pha chế không đúng nơi quy định cũng đã góp phần đáng kể gây ra ô nhiễm nguồn nước, đất, ngộ độc cho các động vật
5. Tác hại của phân bón hóa học:
5.1.Cây trồng:
Phân Hoá Học có thể làm cây trồng dễ mẫn cảm với các loại bệnh hơn qua việc giết chết các Vi Sinh Vật (VSV) trong đất . Kết quả là hệ thống rễ cây bị bao vây bởi quá nhiều một loại nguyên tố nào đó mà không thể hấp thụ các nguyên tố cần thiết khác do đó làm cho cây bị yếu đi vì mất cân đối dinh dưỡng và rất dễ bị các loại bệnh tấn công.
5.2. Đất và sinh vật:
Phân hóa học diệt các tập đoàn vi sinh vật : Đất cần phải được coi như một vật thể sống. Khi phân hóa học được sử dụng năm này qua năm khác, các Acid được tạo thành sẽ phá hủy các chất mùn hữu cơ phì nhiêu được tạo ra từ sự phân rã của các cơ thể sinh vật đất đã chết.
5.3. Nước:
Phân Hóa Học nguy hiểm và độc hại: Một số phân hóa học chứa hợp chất Nitrat. Khi được bón xuống đồng ruộng, nước mưa làm trôi các chất Nitrat này xuống ao hồ sông suối làm phát triển các loại rong tảo, khi rong tảo chết đi, quá trình phân hủy sẽ sử dụng rất nhiều Oxygen trong nước, hậu quả là nước bị thiếu dưỡng khí và làm các sinh vật không thể sống được.
4. Con người:
Một số vùng trồng rau khác lại lạm dụng phân hóa học, đặc biệt là phân đạm, khiến tồn dư Nitrate, có thể dẫn đến 2 bệnh hiểm nghèo là kìm hãm sự phát triển của trẻ dưới 1 tuổi, làm trẻ xanh xao, gầy yếu và ung thư dạ dày, vòm họng ở người lớn ở các mẫu rau thông dụng được nghiên cứu như rau cải, rau muống, su hào
-Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi dịch hại tới ngưỡng gây hại.
-Sử dụng thuốc có tính chọn lọc cao, phân hủy nhanh trong môi trường.
-Sử dụng thuốc đúng bệnh, đúng nồng độ, đúng thới gian.
-Khi sử dụng cần tuân thủ các yêu cầu sau:
Không để thuốc hoá học tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người!
6. Biện pháp khắc phục
Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động
Sử dụng các chế phẩm sinh học:
Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng phát triển một nền nông nghiệp sạch và bền vững, các loại phân bón - thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ hoặc có nguồn gốc sinh học được đề cao, tập trung nghiên cứu và phát triển. Cùng với chức năng nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp,
Thuốc trừ sâu sinh học diệt trừ sâu đục thân, sâu xám, mối
Thuốc trừ sâu sinh học trị các loại sâu cuốn lá, sâu khoang
Trồng rau sạch:
Trồng rau tại nhà vừa là một thú giải trí, vừa bổ sung thêm rau trong các bữa cơm. Tận dụng khoảng không gian ở hàng hiên, sân thượng, hay hành lang trong chung cư, bạn cũng có thể có một vườn rau nho nhỏ.
Xin cảm ơn thầy và các bạn
đã quan tâm theo dõi.
Chúc các bạn có một
tuần học vui vẻ!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đoàn Cao Thạch
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)