Tác gia văn học

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Ngọc Bội | Ngày 21/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: tác gia văn học thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Trường Đại học Quy Nhơn
Khoa Ngữ văn
GIÁO ÁN THAO GIẢNG
MÔN:NGỮ VĂN



NGUYỄN THỊ NGỌC BỘI
LỚP SP NGỮ VĂN K30
Có một nhà thơ đã tự bạch về mình. Theo bạn ông là ai?
Cha ở Đàng ngoài mẹ ở Đàng trong
Ông đồ Nghệ đeo khăn gói đỏ
Vượt đèo Ngang đến nơi cần chữ
Cha ở Đàng ngoài mẹ ở Đàng trong
Hai phía đèo Ngang: một mối tơ hồng
Quê cha Hà Tĩnh đất hẹp khô rang
Đói bao thưở cơm chia phần từng bát
Quê mẹ gió Nồm thổi lên tươi mát
Bình Định xanh ôm ấp bóng tháp Chàm
Đáp án:
Xuân Diệu
Xuân Diệu
Sách giáo khoa lớp 11
(Nâng cao)
I. Cuộc đời:


1. Tiểu sử:


2. Con người:
CÂU HỎI 1:
Bạn hãy trình bày những hiểu biết của mình về tiểu sử của nhà thơ Xuân Diệu?
1. Tiểu sử:
Xuân Diệu (1916 – 1985): tên thật là Ngô Xuân Diệu. Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho, nguyên quán ở làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Những năm tháng tuổi thơ ông sống ở quê mẹ tại vạn Gò Bồi, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Xuân Diệu bắt đầu hoạt động văn học từ những năm 30 của thế kỷ XX.
Ông bắt đầu khẳng định tên tuổi : “một nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới” ( Hoài Thanh) với hai tập thơ Thơ thơ ( 1938) và Gởi hương cho gió và tập văn xuôi “ Phấn thông vàng (1939).
Sau Cách mạng Tháng tám nhà thơ tiếp tục đóng góp trên lĩnh vực văn chương.
CÂU HỎI 2:
Bạn hãy trình bày những hiểu biết của mình về con người của nhà thơ Xuân Diệu?
2. Con người:
Nhà thơ Xuân Diệu tiếp thu ở cha đức tính cần cù kiên nhẫn trong học tập, rèn luyện và sáng tạo nghệ thuật. Đồng thời, ông chịu ảnh hưởng của thiên nhiên quê mẹ và nỗi ám ảnh về thân phận của một người con vợ lẽ đã góp phần làm nên một hồn thơ vừa nồng nàn sôi nổi vừa nhạy cảm thiết tha và khát khao yêu thương.
Con người:
Xuân Diệu là một trí thức Tây học
-> chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây
- Đồng thời, tiếp thu văn hóa truyền thống của gia đình
=> Tính chất cổ điển và hiện đại của thơ Xuân Diệu. Yếu tố phương Tây là cơ bản.
Con người:
- Xuân Diệu là một tài năng nhiều mặt: làm thơ, viết văn, nghiên cứu, phê bình văn học, dịch thuật… Ông thành công nhất với vai trò của một nhà thơ.
Câu hỏi 3:
Trình bày các giai đoạn sáng tác của nhà thơ Xuân Diệu?
II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC:




Trước Cách mạng Tháng tám:



Sau cách mạng Tháng tám:
Câu hỏi 4:
Theo bạn tư tưởng nào chi phối toàn bộ sự nghiệp văn học của Xuân Diệu?
Vì sao Xuân Diệu được coi là nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới?
Sự khẳng định cái tôi cá nhân của Xuân Diệu có gì khác các nhà Thơ mới?
A- Trước Cách mạng Tháng tám:
1. Về thơ:
a. Tư tưởng chi phối hồn thơ Xuân Diệu chính là “niềm khát khao giao cảm với đời”.
Ông ý thức sâu sắc và mong muốn được khẳng định cái tôi cá nhân một cách chói lọi.
Cái tôi cá nhân được Xuân Diệu khẳng định trong sự gắn bó với cuộc đời.
Câu hỏi 5:
Thiên nhiên trong cái nhìn của Xuân Diệu có gì mới so với các nhà thơ trung đại?
Nhà thơ làm gì để tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống?

1. Về thơ:
b - Thơ Xuân Diệu thoát khỏi hệ thống ước lệ của thi pháp thơ Trung Đại => nhà thơ phát hiện biết bao vẻ đáng yêu của thiên nhiên và con người nơi trần thế. Vì vậy, với Xuân Diệu: Cuộc đời chính là thiên đường trên mặt đất.
- Xuân Diệu ý thức sâu sắc thời gian là một đi không trở lại vì vậy Xuân Diệu kêu gọi con người sống hết mình. Nhà thơ đưa ra triết lý sống vội vàng.
Tiểu kết:
Thơ Xuân Diệu là một hồn thơ yêu đời yêu cuộc sống đến thiết tha mãnh liệt.
Xuân Diệu đã thổi vào phong trào Thơ mới một luống gió nồng nàn sôi nổi ít có trong thơ ca truyền thống.
Câu hỏi 6:
Bạn hãy nêu một nhận định về Xuân Diệu với những đóng góp của ông ở mảng thơ tình?
Bạn có thể lý giải vì sao Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu?
Mâu thuẫn bi kịch trong hồn thơ Xuân Diệu? mâu thuẫn ấy thể hiện trong thế giới nghệ thuật của Xuân Diệu như thế nào?
1. Về thơ:
c. Xuân Diệu - nhà thơ của tình yêu:
Với tâm hồn khát khao giao cảm với đời =>Xuân Diệu cũng là nhà thơ của tình yêu. Vì tình yêu chính là niềm giao cảm mạnh mẽ nhất, trần thế nhất, với những đòi hỏi vô biên, những khát khao tuyệt đích.
Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu:
+ mùa xuân và bình minh – chiều thu tàn và đêm trăng lạnh
+ nồng nàn – bơ vơ hình ảnh đối lập
+ vồ vập – thoát ly.
Câu hỏi 7:
Màu sắc cổ điển thể hiện trong thơ Xuân Diệu như thế nào?
Thơ Xuân Diệu chịu ảnh hưởng của thơ tượng trưng Pháp ở những mặt nào?
Trong thơ Trung đại khi tả người đẹp các nhà thơ thường so sánh với những đối tượng nào? Khi tả thiên nhiên Xuân Diệu thường so sánh với đối tượng nào? Quan điểm mỹ học của Xuân Diệu có gì khác với các nhà thơ Trung đại? Dẫn chứng cụ thể?
1. Về thơ:
d- Những cách tân của thơ Xuân Diệu:
Xuân Diệu được tiếp xúc với thơ cổ điển từ rất sớm => màu sắc cổ điển trong thơ ông thể hiện ở đề tài, hình ảnh, thể thơ… Tuy nhiên Xuân Diệu đã phả vào đó một điệu hồn Thơ mới.
1. Về thơ:
Xuân Diệu chịu ảnh hưởng của thơ tượng trưng Pháp thế kỷ XIX:
+ Nâng cao nhạc tính trong thơ.
+ Cảm thụ thế giới bằng tất cả mọi giác quan và phát huy mối tương giao giữa các giác quan khi cảm thụ thế giới.
=> làm phong phú khả năng chiếm lĩnh thế giới một cách tinh vi và màu nhiệm.
=> nhà thơ có thể khám phá những biến thái tinh vi của thiên nhiên và những cung bậc cảm xúc trong nội tâm con người. (Thơ duyên, Đây mùa thu tới …)
1. Về thơ:
Các nhà thơ Trung đại so sánh con người với thiên nhiên. Xuân Diệu lại ví von thiên nhiên với con người.
=> Quan điểm mỹ học: trong thơ Trung đại thiên nhiên được xem là chuẩn mực của cái đẹp, đến thơ Xuân Diệu con người là chuẩn mực của cái đẹp.
=> nhà thơ sáng tạo nên những hình ảnh đẹp mới mẻ, độc đáo và dầy sức sống.
Câu hỏi 8:

Bạn có nhận xét gì về những sáng tác văn xuôi của Xuân Diệu?
2. Văn xuôi:

Đậm chất trữ tình và cảm hứng lãng mạn.
Văn phê bình thể hiện sự cảm nhận tinh tế của Xuân Diệu trong việc đánh giá tác phẩm.
Câu hỏi 9:
Bạn có nhận xét gì về những sáng tác của Xuân Diệu sau Cách mạng Tháng tám?

B- Sau Cách mạng Tháng tám:
Xuân Diệu hăng hái tham gia Cách mạng. Niềm khát khao giao cảm với đời khiến ông dễ dàng gắn bó với cuộc sống mới.
Từ một nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới Xuân Diệu trở thành một nhà thơ Cách mạng.
Tài năng được mở rộng và thành công trên nhiều phương diện: bút ký, tùy bút, dịch thuật, nghiên cứu - phê bình văn học…
III. Kết luận:
- Xuân Diệu là đại diện tiêu biểu của phong trào Thơ mới.
Xuân Diệu là nhà thơ của niềm khát khao giao cảm với đời.
Xuân Diệu là nhà thơ ý thức sâu sắc – triệt để về thời gian.
Quan điểm về mỹ học của Xuân Diệu: con người là chuẩn mực của cái đẹp.
Chúc các bạn học tốt!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Bội
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)