Tác giả Tố Hữu - 2010

Chia sẻ bởi Võ Minh Nhựt | Ngày 21/10/2018 | 17

Chia sẻ tài liệu: Tác giả Tố Hữu - 2010 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

(Tố Hữu)
Phần một: Tác giả
VIỆT BẮC
PHẦN MỘT: TÁC GIẢ:
I. Vài nét về tiểu sử :
- Tố Hữu (1920 - 2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành.
- Quê hương: làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế .
Dõy l� noi cú n?n van húa phong phỳ, thiờn nhiờn tho m?ng.
Cửu đỉnh - Thế Miếu
Tháp Phước Duyên - Chùa Thiên Mụ
- Gia đình:
+ Thân sinh là một nhà Nho rất ham thích sưu tầm ca dao - tục ngữ và từng dạy cho Tố Hữu làm thơ từ nhỏ.
+ Thân mẫu cũng là con một nhà Nho, thuộc rất nhiều ca dao - dân ca xứ Huế và từng đọc cho Tố Hữu nghe ngay từ nhỏ.
 Chính gia đình và quê hương đã tạo điều kiện thuận lợi phát triển hồn thơ Tố Hữu sau này
- Các chặng đường hoạt động cách mạng:
+ Năm 1937: Hăng say hoạt động trong Đoàn Thanh niên dân chủ ở Huế.
+ Năm 1938: được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
Tố Hữu lúc 17 tuổi
+ Năm 1939: bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Thiên, rồi lần lượt bị giam giữ trong nhiều nhà tù ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
+ Năm 1942: vượt ngục và tiếp tục hoạt động cách mạng.
Tố Hữu lúc 20 tuổi
+ Cách mạng tháng Tám 1945: là Chủ tịch Uỷ ban Khởi nghĩa ở Huế.
+ Kháng chiến chống Pháp: đặc trách văn hoá văn nghệ ở Cơ quan Trung ương Đảng.

Tố Hữu và phu nhân
+ Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ  1986: liên tục giữ những cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
- 1996: được tặng Giải thưởng HCM về Văn học nghệ thuật.
Tố Hữu làm việc với Bác Hồ tại nhà sàn, 9-4-1960.
II. Đường cách mạng, đường thơ:

Gió lộng

Từ ấy

Việt Bắc
Ra trận,
Máu và hoa
Một tiếng đờn,
Ta với ta

5 CHẶNG:
1. “Từ ấy” (1937 - 1946):
- Nội dung chính: Nói lên niềm vui khi bắt gặp lí tưởng của Đảng và ý chí quyết tâm dâng cuộc đời mình cho lí tưởng ấy.
- Tập thơ đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm đi theo ngọn cờ của Đảng.
II. Đường cách mạng, đường thơ:
II. Đường cách mạng, đường thơ:
- Tập thơ gồm có ba phần:
+ “Máu lửa” (1937 - 1939):
Sáng tác trong thời kì Mặt trận Dân chủ.
. Thể hiện nỗi cảm thông sâu sắc với cuộc sống cơ cực của lớp người nhỏ bé, nghèo khổ (lão đầy tớ, chị vú em, cô gái giang hồ, những em bé mồ côi, đi ở, hát dạo…)
. Khơi dậy ở họ ý chí đấu tranh và niềm tin vào tương lai.
13
Một tiếng rao đêm
Ai ăn bánh bột lọc không?
Tiếng rao sao mà ướt lạnh tê lòng
……………………………..
Mà giọng ngân còn vương vẫn dại khờ
Trên môi mỏng hãy thơm mùi sữa mẹ
......................

Lão đày tớ
Đến già còn bửa củi
Gánh nước cuốc vườn rau
Đất bụi lấm đầy đầu
Mà chủ còn hắt hủi
………………..
Tiếng chổi tre
Những đêm đông
Khi cơn dông
vừa tắt
Tôi đứng trông
Trên đường lạnh ngắt
Chị lao công
Như sắt
Như đồng
Chị lao công
Đêm đông
Quét rác

Thuy?n em rỏch nỏt
M� em chua ch?ng.
Thơm như hương nhụy hoa lài,
Sạch như nước suối ban mai giữa rừng.
Sự thay đổi kì diệu
Đi đi em



Chiều



Tiếng hát sông Hương


.......
II. Đường cách mạng, đường thơ:
+ “Xiềng xích”: (1939 - 1942):
Sáng tác trong các nhà lao ở Trung Bộ và Tây Nguyên.
. Bộc lộ tâm tư của một người chiến sĩ trẻ tuổi tha thiết yêu đời và khao khát tự do.
. Ý chí kiên cường của một chiến sĩ quyết tâm chiến đấu ngay trong nhà tù.
Xiềng xích
Cô đơn thay là cảnh thân tù,
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực.
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức,
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu.
(Tâm tư trong tù)
Tiếng hát đi đày
Nhớ đồng
Con cá chột nưa
....
II. Đường cách mạng, đường thơ:
+ “Giải phóng” (1942 - 1946):
Sáng tác từ khi vượt ngục đến những ngày đầu giải phóng dân tộc.
. Ngợi ca thắng lợi của cách mạng.
. Khẳng định niềm tin của nhân dân vào chế độ mới
Giải phóng
Ngực lép bốn nghìn năm, trưa nay cơn gió mạnh
Thổi phồng lên. Tim bỗng hóa mặt trời
Có con chim nào trong tóc nhảy nhót hót chơi
Ha! Nó hót cái gì vui vui nghe thiệt ngộ!
Gió gió ơi! hãy làm giông làm tố
Cuốn tung lên cờ đỏ máu thơm tươi
Vàng vàng bay, đẹp quá, sao sao ơi!
Ta ngã vật trong dòng người cuộn thác
Ôi thiên đường! Tai miên man lắng nhạc
Từ muôn phương theo gót nện rầm rầm
Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam muôn năm!
(Huế tháng Tám)
2. “Việt Bắc” (1946 - 1954):
- Nội dung chính:
Là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến và những con người kháng chiến trong suốt chặng đường chống pháp của dân tộc:
+ Miêu tả và ca ngợi anh Vệ quốc quân, bà mẹ nông dân, chị phụ nữ, em liên lạc…
VIỆT BẮC
(1947-1954)

Bầm ơi có rét không bầm ?
Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm
bấy nhiêu !
(Bầm ơi !)

Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh.
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh.
Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang.
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng.
(Lượm)
Em là con gái Bắc Giang
Rét thì mặc rét, nước làng em lo
Nhà em phơi lúa chưa khô
Ngô chửa vào bồ, sắn thái chưa xong
Nhà em con bế con bồng
Em cũng theo chồng đi phá đường quan
(Phá đường)

Đôi bộ áo quần nâu
Đã âm thầm thương mến

Giọt giọt mồ hôi rơi,
Trên má anh vàng nghệ.
Anh vệ quốc quân ơi,
Sao mà yêu anh thế!
(Cá nước).
Phụ nữ
Anh vệ
quốc quân...
Bà Bầm,
Bà Bủ...
Thiếu nhi
+ Nhiều tình cảm lớn được thể hiện sâu đậm:
tình quân dân “cá nước”,
tiền tuyến với hậu phương,
miền xuôi với miền ngược,
cán bộ với quần chúng,
nhân dân với lãnh tụ,
tình yêu thiên nhiên, đất nước,
tình cảm quốc tế vô sản,….
Tố Hữu và Bác Hồ ở Pắc Pó
Hoan hô chiến sĩ Ðiện Biên
Chiến sĩ anh hùng
Ðầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn
Những đồng chí thân chôn làm giá súng
Ðầu bịt lỗ chân mai
Băng mình qua núi thép gai ào ào vũ bão
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân, nhắm mắt còn ôm
Những bàn tay xẻ núi, lăn bom
Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện
Ta đi tới trên đường ta bước tiếp
Rắn như thép, vững như đồng
Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp
Cao như núi, dài như sông
Chí ta lớn như biển đông trước mặt !

(Ta đi tới)
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

(Việt Bắc)
VIỆT BẮC
(1947-1954)
3. “Gió lộng” (1955 - 1961):
Nội dung chính:
- Ghi sâu ân tình cách mạng.
- Ca ngợi cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc .
- Thể hiện tình cảm sâu nặng với miền Nam ruột thịt.
Gió lộng
(1955-1961)
- Hãy nghe tiếng của một nghìn cái xác
Không chịu chết vạch trời kêu tội ác.
-Bão ngày mai là gió nổi hôm nay!
Trời chớp giật tất đến ngày sét đánh!
(Thù muôn đời muôn kiếp không tan)
Yêu biết mấy, những dòng sông bát ngát,
Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non.
Yêu biết mấy, những con đường ca hát,
Qua công trường mới dựng mái nhà son.
(Mùa thu mới)
BÀI CA MÙA XUÂN 1961

Tôi viết bài thơ xuân
Nghìn chín trăm sáu mốt
Cành táo đầu hè rung rinh quả ngọt
Nắng soi sương giọt long lanh…
Rét nhiều nên ấm nắng hanh
Đắng cay lắm mới ngọt lành đó chăng?
Giã từ năm cũ bâng khuâng
Đã nghe xuân mới lâng lâng lạ thường!(...)
4. “Ra trận” (1962 - 1971):
Nội dung chính:
Là bản hùng ca về những tấm gương anh hùng và khí thế ra trận của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở hai miền Nam Bắc.
Miền Nam
Nếu tâm sự cùng ta, bạn hỏi:
Tiếng nào trong muôn ngàn tiếng nói
Như nỗi niềm nhức nhối tim gan
Trong lòng ta, hai tiếng: miền Nam!

Có phải hỡi miền Nam anh dũng
Khi ta đứng lên cầm khẩu súng
Ta vì ta, ba chục triệu người
Cũng vì ba ngàn triệu trên đời!
…Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ
Đất anh hùng của thế kỷ hai mươi !
Hãy kiêu hãnh: trên tuyến đầu chống Mỹ
Có miền Nam anh dũng tuyệt vời.
 
Miền Nam trong lửa đạn , sáng ngời !
5. “Máu và hoa” (1972 – 1977):
Nội dung chính:
- Ghi lại chặng đường cách mạng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ đầy gian khổ, hi sinh.
- Khẳng định niềm tin sâu sắc vào sức mạnh tiềm tàng của quê hương cũng như mỗi con người Việt Nam.
- Biểu hiện niềm tự hào và niềm vui phơi phới khi đất nước giành thắng lợi.
Tiêu biểu: Việt Nam máu và hoa, Toàn thắng về ta, Vui thế hôm nay, Kính gửi cụ Nguyễn Du...
Tiêu biểu: Việt Nam máu và hoa, Toàn thắng về ta, Vui thế hôm nay, Kính gửi cụ Nguyễn Du...
Việt Nam máu và hoa

Khao khát trăm năm, mãi đợi chờ
Hôm nay vui đến, ngỡ trong mơ
Một trời êm ả, xanh không tưởng
Mặt đất bình yên giấc trẻ thơ
Đây cuộc hồi sinh, buổi hóa thân
Mùa đông thế kỷ chuyển sang xuân
Ôi Việt Nam! Từ trong biển máu
Người vươn lên, như một thiên thần!
Giọng của người không phải sấm trên cao,
Thấm từng tiếng , ấm vào lòng mong ước.
Con nghe Bác , tưởng nghe lời non nước,
Tiếng ngày xưa và tiếng cả mai sau.
Người là Cha, là Bác, là Anh,
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ.
Người ngồi đó, với cây chì đỏ,
Vạch đường đi, từng bước, từng giờ.
Đặc biệt xúc động là những bài thơ viết về Hồ Chủ Tịch:
Sáng tháng năm, Cánh chim không mỏi, Bác ơi !, Theo chân Bác ...
6. “Một tiếng đờn” (1992) và “Ta với ta” (1999):
Nội dung chính:
- Thể hiện những chiêm nghiệm mang tính phổ quát về cuộc đời và con người.
- Vẫn thể hiện niềm tin vào lí tưởng và con đường cách mạng, tin vào chữ nhân luôn toả sáng ở mỗi hồn người.
Mới bình minh đó đã hoàng hôn,
Vừa nụ cười tươi giọt lệ tuôn.
Đời thường sớm nắng chiều mưa vậy,
Khuấy động lòng ta những nỗi buồn.
(Một tiếng đờn)
Bài thơ cuối cùng của nhà thơ Tố Hữu
Những chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn với chặng đường cách mạng của bản thân, với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam.

Hỏi: Em có nhận xét gì qua việc tìm hiểu các chặng đường thơ của Tố Hữu?
Từ ấy
(1937-1946)
Việt Bắc
(1947-1954)
Gió lộng
(1955-1961)
Ra trận
(1962-1972)
Máu và hoa
(1972-1977)
Một tiếng đờn
(1992)
Ta với ta
(1999)
III. Phong cách thơ Tố Hữu:
1. Về nội dung: Thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình - chính trị rất sâu sắc:
a. Trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái "ta" chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn:
- Hướng tới cái “ta” chung:
Cái "tôi" trữ tình trong thơ Tố Hữu là cái tôi - chiến sĩ, cái tôi - công dân, về sau là cái tôi nhân danh Đảng và cộng đồng dân tộc.
III. Phong cách thơ Tố Hữu:
Chào xuân đẹp! Có gì vui đấy
Hỡi em yêu? Mà má em đỏ dậy
Như buổi đầu hò hẹn, say mê
Anh nắm tay em, sôi nổi, vụng về
Mà nói vậy: “Trái tim anh đó
Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ:
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ, và phần để em yêu…”
Em xấu hổ: “Thế cũng nhiều anh nhỉ!”
Rồi hai đứa hôn nhau, hai người đồng chí
Dắt nhau đi, cho đến sáng mai nay
Anh đón em về, xuân cũng đến trong tay!
III. Phong cách thơ Tố Hữu:
- Lẽ sống lớn:
+ Giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, đem lại hạnh phúc cho mọi người
+ Quyết tâm dấn thân vì nghĩa lớn và lòng trung thành tuyệt đối (Từ ấy, Trăng trối…)
Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu
Dấn thân vô là phải chịu tù đày
Là gươm kề cổ, súng kề tai
Là thân sống chỉ còn coi một nửa
(Trăng trối)
- Tình cảm lớn:
Thơ Tố Hữu không đi sâu vào cuộc sống và những tình cảm riêng tư mà tập trung thể hiện những tình cảm lớn của con người cách mạng:
+ tình yêu lí tưởng (Từ ấy…),
+ tình cảm kính yêu lãnh tụ (Sáng tháng năm…),
+ tình cảm đồng bào đồng chí, tình quân dân (Cá nước…),
+ tình cảm quốc tế vô sản (Em bé Triều Tiên…).
- Niềm vui lớn:
niềm vui trong thơ Tố Hữu là niềm vui trước những chiến thắng vẻ vang của dân tộc (Huế tháng Tám, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Toàn thắng về ta…)
Chừ đây Huế, Huế ơi! Xiềng gông xưa đã gãy
Hãy bay lên! Sông núi của ta rồi!
Nước mắt ta trào híp mí, tràn môi
Cổ ta ré trăm trận cười, trận khóc!
... Gió gió ơi! Hãy làm giông, làm tố
Cuốn tung lên cờ đỏ máu thơm tươi
Vàng vàng bay đẹp quá sao sao ơi
Ta ngã vật trong dòng người cuộn thác...
(Huế tháng Tám - Từ ấy)
- Niềm vui lớn:
niềm vui trong thơ Tố Hữu là niềm vui trước những chiến thắng vẻ vang của dân tộc (Huế tháng Tám, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Toàn thắng về ta…)
Hoan hô đồng chí Võ Nguyên Giáp
Sét đánh ngày đêm xuống đầu giặc Pháp
... Vinh quang Hồ Chí Minh - cha của chúng ta ngàn năm sống mãi!
Quyết chiến quyết thắng cờ đỏ sao vàng vĩ đại!
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)
b. Trong việc miêu tả đời sống, thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi :
- Thơ Tố Hữu luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử lớn lao và có tính chất toàn dân:
+ Công cuộc xây dựng đất nước (Bài ca mùa xuân 1961…),
+ cả nước ra trận đánh Mĩ (Chào xuân 67…)
- Cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử - dân tộc, không phải là cảm hứng thế sự - đời tư.
- Nổi bật trong thơ Tố Hữu là vấn đề vận mệnh cộng đồng, chứ không phải là vấn đề số phận cá nhân.
- Nhân vật trữ tình trong thơ mang phẩm chất tiêu biểu cho dân tộc, mang tầm vóc lịch sử và thời đại:
+ anh vệ quốc quân (Lên Tây Bắc…),
+ anh giải phóng quân (Tiếng hát sang xuân…),
+ anh Nguyễn Văn Trỗi (Hãy nhớ lấy lời tôi),
+ chị Trần Thị Lý (Người con gái Việt Nam)…
Em là ai? Cô gái hay nàng tiên?
Em có tuổi hay không có tuổi?
Mái tóc em hay là mây là suối?
Đôi mắt em nhìn hay chớp bê đêm đông?
Thịt da em là sắt hay là đồng?
...
Ôi trái tim em, trái tim vĩ đại
Còn một giọt máu tươi còn đập mãi
Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời
Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người.
(Người con gái Việt Nam)
c. Những sự kiện chính trị lớn lao của dân tộc, của cộng đồng được Tố Hữu thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình:
- Cơ sở:
+ Thừa hưởng từ tâm hồn con người xứ Huế, những câu ca, giọng hò ngọt ngào của quê hương.
+ Từ quan điểm sáng tác: “Thơ là chuyện đồng điệu (…) trên cơ sở đồng ý đồng tình”
- Biểu hiện:
Nói chuyện chính trị với đồng bào bằng những lời hô gọi ngọt ngào trìu mến của tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình: "bạn đời ơi", "hỡi người bạn", "đồng bào ơi", "anh chị em ơi", "em ơi"…
Lời hô gọi ngọt ngào trìu mến :
Anh chị em ơi!
Hãy giương súng lên cao chào xuân 68
(Chào xuân 68)
Mẹ ơi! Lau nước mắt
(Ta đi tới)
Các em ơi! Đã học chưa?
(Ta đi tới)
- Biểu hiện:
Nói chuyện chính trị với đồng bào bằng những lời hô gọi ngọt ngào trìu mến của tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình: "bạn đời ơi", "hỡi người bạn", "đồng bào ơi", "anh chị em ơi", "em ơi"…
Lời ru mà cũng thực sự trang nghiêm:
Con ong làm mật yêu hoa
Con cá bơi yêu nước, con sơn ca yêu trời
Con người muốn sống con ơi!
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em
(Tiếng ru)
- Biểu hiện:
Nói chuyện chính trị với đồng bào bằng những lời hô gọi ngọt ngào trìu mến của tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình: "bạn đời ơi", "hỡi người bạn", "đồng bào ơi", "anh chị em ơi", "em ơi"…
Giọng thơ thủ thỉ tâm tình:
Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương
Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng
Nhân tình nhắm mắt chưa xong
Biết ai hậu thế khóc cùng Tố Như
(Kính gửi cụ Nguyễn Du)
2. Về nghệ thuật biểu hiện, thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà :
a. Về thể thơ: Thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc:
- Lục bát, song thất lục bát: mang sắc thái ca dao và cổ điển (Khi con tu hú, Việt Bắc, Bầm ơi, Kính gửi cụ Nguyễn Du…)
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
(Việt Bắc)
2. Về nghệ thuật biểu hiện, thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà :
a. Về thể thơ: Thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc:
- Lục bát, song thất lục bát: mang sắc thái ca dao và cổ điển (Khi con tu hú, Việt Bắc, Bầm ơi, Kính gửi cụ Nguyễn Du…)
Bầm ơi có rét không bầm
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
(Bầm ơi!)
- Thất ngôn: trang trọng cổ điển nhưng linh hoạt trong việc gieo vần, tạo nhịp và diễn tả tình cảm của thời đại mới (Mẹ Tơm, Bác ơi, Theo chân Bác…)
Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát
(Mẹ Tơm)
b. Về ngôn ngữ:
- Sử dụng từ ngữ và cách nói quen thuộc với dân tộc.
- Phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt
- Sử dụng tài tình các từ láy, các thanh điệu, các vần ,….
“Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan,
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn”.

“Thác, bao nhiêu thác cũng qua,
Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời”.
c. Về giọng điệu:
Tâm tình ngọt ngào tha thiết.
IV. Tổng kết:
Ghi nhớ - SGK
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Minh Nhựt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)