Tác gia Ta go

Chia sẻ bởi Thái Thành | Ngày 21/10/2018 | 133

Chia sẻ tài liệu: Tác gia Ta go thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:



Năm sinh:        07 - 5 - 1861
Năm mất:         07 - 8 - 1941
Gia đình quý tộc Ba La Môn có nhiều người là nhân tài của đất nước. Cha là Đêbenđranat Tago (Debendranath Tagore), triết gia, nhà cải cách xã hội. Thủa nhỏ, Tago nổi tiếng thông minh, tự học, giỏi văn, biết ngoại ngữ; 8 tuổi đã làm thơ, 11 tuổi dịch tác phẩm "Macbet" ("Macbeth") của Sêchxpia (W. Shakespeare) ra tiếng Bengali. Tago còn soạn nhạc, vẽ và viết kịch..., mặt nào cũng đạt đỉnh cao của tài năng.
Tago yêu nước, yêu hoà bình, có lòng nhân đạo sâu sắc. Năm 1901, lập Trường Xantinikêtan cho con em nông dân ăn học. Tago coi trọng truyền thống văn hoá Ấn Độ, kết hợp văn hoá Đông và Tây, mở Trường Đại học Vixva - Bharati (1921), thu hút thanh niên thế giới đến tìm hiểu văn hoá Ấn Độ. Từ 1916, Tago đi thăm nhiều nước để tìm hiểu văn hoá các nước đó.

Sự nghiệp văn chương:
Trường phái:    Trữ tình, tượng trưng.
Thời gian trong nghề: Năm 13 tuổi ông đã có tác phẩm đăng báo (Bông hoa rừng). Mặc dù thơ là thể loại được ông sáng tác nhiều (hơn 1000 bài), tiểu thuyết (14 cuốn), truyện ngắn, tiểu luận (12 cuốn) cùng nhiều tác phẩm về ký, kịch… Văn xuôi của ông đề cập tới các vấn đề xã hội, chính trị, giáo dục…
Thi ca của ông xuất phát từ một tinh thần sâu sắc và sự hiến dâng, thường có nội dung ca ngợi thiên nhiên và cuộc sống con người. Đối với ông, sự phong phú muôn màu muôn vẻ của cuộc sống là nguồn vui bất tận không mang yếu tố trần tục. Chủ đề tình yêu là mô típ của các sáng tác văn chương của ông. Ngoài văn học, âm nhạc là mảng sáng tác ông dành nhiều quan tâm. Các bài hát của ông được chọn làm quốc ca của Ấn Độ và Băng-la-đét.
Giải thưởng: Giải Nobel văn chương năm 1913  cho tập “Thơ dâng”


Các sáng tác:
-Thiên Nga (1914)
- Người làm vườn (The Gardener) (1914)
- Mùa hái quả (1915)
- Thơ ngăn (1922)
- Đắm thuyền đời (1906 - tiểu thuyết)
- Hạt bụi trong mắt (1913 - tiểu thuyết)
- Ngôi nhà và thế giới (The Home and the World) (1916 - tiểu thuyết)
- Ông vua (The King of Dark Chamber) (1913 - kịch)
- Phòng bưu điện (1913)
- Gitanjali (Kẻ chạy trốn)
-Ngoài ra còn có hàng nghìn truyện ngắn, luận văn, bút kí, ca khúc và tranh vẽ, vv. …


Bài thơ 31
Trái tim anh là con chim quen sống cảnh hoang vu
Đã tìm được nơi mắt em khung trời của nó,
Mắt em là cái nôi buổi sáng, là vương quốc của trời sao.
Tiếng hát của anh đã lạc xuống chiều sâu của đôi mắt ấy.
 
Hãy để anh bay lượn
Trên khung trời này, rộng rãi, cô đơn
Hãy để anh xuyên thẳng tầng mây
Và tung cánh bay lên trong ánh mặt trời
                                          (Đào Xuân Quý - dịch)

Ðôi ta ở bên nhau
Khi Mùa Xuân gõ cửa
Hãy để cho tôi vào!

Xuân mang cho lứa đôi
Tiếng thầm của niềm vui
Tiếng nhẹ nhàng rung khẽ
Của mầm non mới hé

Ta đang mải trầm tư
Em bên xa quay sợi
Mùa Xuân dẫn đi xa
Và đột nhiên biến vội
Cùng với những đóa hồng
Nở muộn trên cành hoa


Hỡi em yêu bây giờ
Em không còn đây nữa
Mùa Xuân lại gõ cửa:
- Hãy để cho tôi vào!
Xuân chỉ còn mang đến
Tiếng lá khô xạc xào
Tiếng gù vọng chim câu

Ta ngồi bên cửa sổ
Và một bóng mơ hồ
Ngồi bên ta lặng lẽ
Buồn se những mộng mơ...

Và Mùa Xuân không còn
Những nỗi đau thầm nữa
Ðể mang đến cho ta
Mùa Xuân mà muôn nhà
Ðón tưng bừng vào cửa!

Nguyễn Viết Lãm dịch.



 
Thơ Dâng
 
“Thượng đế ở xa kia,
Nơi thợ cày nai lưng
Cày đất cằn sỏi cứng:
Thượng đế ở cạnh người làm đường
Đang đập đá:
Thượng đế với họ cùng nhau vất vả
Dãi nắng, dầm mưa
Áo quần lấm bụi…”
 
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thái Thành
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)