Tác gia Nguyễn Du

Chia sẻ bởi Trịnh Thị Hà Giang | Ngày 21/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: Tác gia Nguyễn Du thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


Nguy?n Du
(1765-1820)




I. Quê hương, gia đình, thời đại

- Nguyễn Du (1765-1820), tự: Tố Như, hiệu: Thanh Hiên.
- Quê hương:

+ Sinh ra và lớn lên ở Thăng Long.
+ Quê cha: làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
+ Quê mẹ: Bắc Ninh.

A.cuộc đời
- Gia dỡnh: đại quý tộc, có truyền thống van học, thích hát xướng.
- Thời đại: đầy biến động.
+ Triều Lê- Trịnh suy tàn, kiêu binh nổi loạn.
+ Khởi nghĩa Tây Sơn.
+ Nguyễn ánh khôi phục nhà Nguyễn.






Chúa Trịnh





Quang Trung Nguyễn Huệ









Gia Long Nguyễn ánh















- Một phen thay đổi sơn hà
Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu!
- Hỡi lòng tê tái thương yêu
Giữa dòng trong đục cánh bèo lênh đênh
Ngổn ngang bên nghĩa bên tình
Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao?
Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào
Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường!

Thời thơ ấu và thanh niên: sống tại Thăng Long trong gia đình quyền quý.
1783, đỗ Tam trường, được tập ấm chức quan nhỏ ở Thái Nguyên.
1789, nhà Lê sụp đổ, ông trải qua "mười năm gió bụi" ở quê vợ Thái Bình..
1796, vợ mất, trở về Nghi Xuân, Hà Tĩnh trong cảnh nghèo túng.
1802, ra làm quan cho nhà Nguyễn. Năm 1813, được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc.
18/9/1820, mất ở Huế.
2.Nh?ng
s?
ki?n
chớnh
trong
cu?c
d?i








- Nguyễn Du xuất thân trong gia đình đại quý tộc nhưng "sinh bất phùng thời", gặp lúc "thay đổi sơn hà", triều đại sụp đổ, nên bao nhiêu tài năng hoài bão của ông đều bị bỏ phí.
- Cuộc sống khốn khổ, tha hương trong những năm biến động lịch sử giúp ông thấu hiểu số phận con người.















B. sự nghiệp văn học

I. Các sáng tác chính
1. Sáng tác bằng chữ Hán
- Thanh Hiên thi tập: 78 bài.
- Nam trung tạp ngâm: 40 bài.
- Bắc hành tạp lục: 131 bài.

























2. Sáng tác bằng chữ Nôm
- Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều).
- Văn chiêu hồn.



















II. Nhà thơ có khuynh hướng hiện thực sâu sắc
1. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du đã ghi lại những năm tháng lay lắt, đói khổ, bệnh tật, những suy tư, tình cảm của ông trước thực tại lịch sử.

- Cố hương cang hạn cửu phương nông
Thập khẩu hài nhi thái sắc đồng.
(Quê nhà hạn lâu hại việc nông
Mười trẻ đói xanh như rau)






- Thập khẩu đề cơ Hoành lĩnh bắc
Nhất thân ngoạ bệnh đế thành đông
(Mười miệng ăn kêu đói ở bắc Hoành sơn
Một thân nằm bệnh ở đông đế thành.)

- Văn tự hà tằng vi ngã dụng
Cơ hàn bất giác thụ nhân liên
(Văn tự nào đã dùng được việc gì cho ta
Đâu ngờ đói rét phải để cho người ta thương)






2. Bày tỏ thái độ mỉa mai và lên án xã hội bất công, đen tối.



- Xuất giả khu xa, nhập cứ toạ
Toạ đàm lập nghị giao Cao, Quỳ.
Bất lộ trảo nha dữ giác độc
Giảo giác nhân nhục cam như di
(Họ đi ra ngựa ngựa xe xe, về nhà vênh vênh váo váo,
Ngồi bàn tán như ông Cao, ông Quỳ
Không để lộ nanh vuốt và nọc độc
Nhưng cắn xé thịt người thì ngọt xớt)






- Thôi tô nhất bất đáo
Kê khuyển giai hi hi.
( Người thúc thuế không đến/ Gà chó đều vui mừng)
Miệng sùi bọt trắng, tay rời liệt
Cất đàn thưa: Đến đây khúc hết
Trổ cả tâm lực một trống canh
Chỉ cho năm, sáu đồng tiền kiết!...
Kìa chẳng thấy: lệ cung đốn cho đoàn đi sứ
Thuyền gạo đầy khoang, thuyền thịt ứ.
Người đi ăn chán, thừa vứt đi,
Cơm nguội lòng sông chìm trắng đỏ.











Một mẹ cùng ba con
Lê la bên đường nọ.
Đứa bé ôm trong lòng,
Đứa lớn tay mang giỏ
Trong giỏ đựng những gì
Mớ rau lẫn tấm cám
Nửa ngày bụng vẫn không.


Đêm qua trạm Tây Hà,
Mâm cỗ sang vô kể
Vây cá hầm gân hươu,
Lợn dê mâm đầy ngút
Quan lớn không gắp qua,
Các thầy chỉ nếm chút.
Thức ăn thừa đổ đi,
Quanh xóm no đàn chó.
Biết đâu bên đường quan
Ba mẹ con đói khổ








- Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.
Có ba trăm lạng việc này mới xong
Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê
- Cho hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần, phải phong trần
Cho thanh cao, mới được phần thanh cao.













III. Nguyễn Du- nhà thơ nhân đạo vĩ đại




Đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Du là sự quan tâm sâu sắc tới số phận con người.
- Thơ ông là tiếng khóc xé ruột cho thân phận và nhân phẩm con người bị chà đạp, mà tiêu biểu nhất là những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh:
- Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
- Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi.











Lòng cảm thương của Nguyễn Du còn bao trùm hết mọi kiếp người:
+ Kìa những đứa tiểu nhi tấm bé
Lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha
Lấy ai bồng bế vào ra
U ơ tiếng khóc thiết tha não nùng
+ Cũng có kẻ lỡ làng một kiếp
Liều tuổi xuân buôn nguyệt bán hoa
Ngẩn ngơ khi trở về già
Ai chồng con tá biết là cậy ai.













+ Kìa những kẻ chìm sông lạc suối
Cũng có người sảy cối sa cây,
Có người leo giếng đứt dây
Người trôi nước lũ, kẻ lây lửa thành.
Người thì mắc sơn tinh thuỷ quái,
Người thì sa nanh khái ngà voi
Có người có đẻ không nuôi
Có người sa sẩy, có người khốn thương.
(Văn chiêu hồn)











Chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du lấy sự khẳng định hạnh phúc trần gian làm nền tảng
Nhà thơ đã vượt qua những ràng buộc của ý thức hệ phong kiến và tôn giáo để vươn tới khẳng định giá trị tự thân của con người.
=> tư tưởng sâu sắc nhất mà nhà thơ đem lại cho văn học Việt Nam đương thời.







IV. Vị trí hàng đầu của Nguyễn du trong lịch sử văn học dân tộc.




1. Thơ chữ Hán: giản dị mà tinh luyện, xứng đáng là tác phẩm của cây đại bút.
2. Thơ chữ Nôm: hai thể thơ lục bát (Truyện Kiều) và song thất lục bát (Văn chiêu hồn) đạt đến trình độ mẫu mực cổ điển.
3. Nguyễn Du đã làm mới ngôn ngữ văn học tiếng Việt: câu thơ tiếng Việt của ông vừa bình dị, dễ hiểu, vừa trang nhã, diễm lệ.
4. Nghệ thuật tự sự mới mẻ chưa từng có: miêu tả nhân vật, đặc biệt là tâm lí nhân vật tài tình, tăng cường chất thơ cho tự sự.











1. Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo lỗi lạc với tấm lòng thương người sâu sắc, bao la; là ngòi bút phê phán hiện thực sắc bén.
2. Ông là người kết tinh những thành tựu văn học chữ Hán và chữ Nôm của dân tộc, tổng hợp tinh hoa của nhiều thể loại văn học, đưa ngôn ngữ văn học tiếng Việt lên trình độ điêu luyện, cổ điển.
C. Kết luận











Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc
Danh nhân văn hoá thế giới
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trịnh Thị Hà Giang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)