Tác gia Nguyễn Đình Chiểu
Chia sẻ bởi Hoàng Thị Chiên |
Ngày 21/10/2018 |
43
Chia sẻ tài liệu: Tác gia Nguyễn Đình Chiểu thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Đọc văn: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Nguyễn Đình Chiểu
Phần I : Tác giả
I. Cuộc đời
Em hãy nêu những nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu?
* Tên tuổi: Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), tự Mạnh Trạch,
hiệu Trọng Phủ, Hối Trai.
1822 - 1888
* Xuất thân: Gia đình nhà Nho.
* Sự kiện chính trong đời:
- Trước khi Pháp xâm lược:
+ 1843 đỗ tú tài ở Gia Định.
+ 1846 ra Huế học
+ 1849 sắp thi: mẹ mất-> bỏ thi ->chịu tang-> bị mù.
+NĐC mở trường dạy học,bốc thuốc cho dân, sáng tác thơ văn.
* Nơi sinh: làng Tân Thới, Bình Dương, Gia Định
( nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh)
Từ khi Pháp xâm lược Gia Định:
+ Lúc ở Cần Giuộc, lúc ở Bến Tre.
+ Cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu kế giết giặc, sáng tác thơ văn chống Pháp.
+ Khi giặc mua chuộc, NĐC khảng khái khước từ, sống thuỷ chung với dân với nước.
Em cảm nhận được gì sâu sắc nhất về cuộc đời và nhân cách nhà thơ?
Nguyễn Đình Chiểu
* Cuộc đời nhiều sóng gió, lắm bi kịch đắng cay.
* Là một tấm gương sáng ngời, mẫu mực về nhân cách:
- Hiếu thảo, Có ý chí và nghị lực phi thường.
- Lòng yêu nước thương dân sâu sắc.
- Tinh thần bất khuất trước kẻ thù.
Một con người tật nguyền như vậy, nếu chỉ sống bình thường,
trong sạch cũng là quý, không ai nỡ đòi hỏi phải gánh vác
việc đời. ấy mà cụ đã sống và đã làm việc với ba cương vị
trí thức, luôn luôn có mặt ở phía trước, luôn luôn gương
mẫu, cống hiến không kể mình, và như vậy cho đến ngày từ
giã cõi đời. Còn có tấm gương người mù nào đáng soi hơn
cho người có đủ hai mắt
(Lê Trí Viễn)
Bia mộ và nhà
Tưởng niệm
Nguyễn Đình Chiểu
ở An Đức, Bến Tre.
II. Sự nghiệp thơ văn
1. Những tác phẩm chính.
NĐC sáng tác chủ yếu bằng chữ gì?quá trình sáng tác gồm mấy giai đoạn?
* Sáng tác chủ yếu bằng chữ Nôm.
* Quá trình sáng tác: 2 giai đoạn.
Kể tên những tác phẩm chính của NĐC ở hai giai đoạn này?
Trước khi Pháp xâm lược:
+ Truyện Lục Vân Tiên
+ Dương Từ - Hà Mậu
-> Truyện thơ dài, truyền bá đạo lí làm người.
Sau khi Pháp xâm lược:
+ Chạy giặc( thơ)
+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
+Văn tế Trương Định
+ Thơ điếu Phan tòng
+ Ngư Tiều y thuật vấn đáp ( truyện thơ).
-> thơ văn yêu nước chống Pháp.
* Quan điểm sáng tác:
NĐC quan niệm sáng tác văn thơ
nhằm mục đích gì?
Thơ văn nhằm mục đích chiến đấu,bảo vệ đạo đức, chính nghĩa và độc lập tự do của dân tộc.
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
( Dương Từ - Hà Mậu)
Thể hiện nhất quán, xuyên suốt cuộc đời thơ văn Đồ Chiểu
2. Nội dung thơ văn
Thơ văn NĐC đề cập đến những nội dung nào?
a. Lí tưởng đạo đức - nhân nghĩa ( Trước khi Pháp xâm lược)
Truyện Lục Vân Tiên:
Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh là câu trau mình
...............
Vân Tiên ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô
Kêu rằng bớ đảng hung đồ
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân
............
Vân Tiên nghe nói liền cười
Làm ơn há dễ trông người trả ơn
Nay đà rõ đặng nguồn cơn
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.
..............
Xin tròn nhơn ngãi còn hơn bạc vàng.
Dương Từ - Hà Mậu
- Bỏ tà đạo, trở về chính đạo( đạo trong lòng người)
Cùng nhau bàn luận việc đời
Theo phường nhân nghĩa, bỏ vời dị đoan.
Lí tưởng đạo đức- nhân nghĩa của NĐC thực chất là gì?
=> Lí tưởng nhân nghĩa: Truyền dạy những bài học về đạo lí làm người chân chính:
- Bài ca ca ngợi chính nghĩa, những con người
sống nhân hậu, thuỷ chung; những mối quan hệ
tốt đẹp(cha con, vợ chồng, bạn bè.); đề cao
tinh thần nghĩa hiệp.
- Khát vọng về một xã hội công bằng tốt đẹp, phê phán
loại người bất nhân bất nghĩa.
Lí tưởng đạo đức nhân nghĩa của NĐC có đặc điểm gì?
+ Có nguồn gốc Nho giáo( trung, hiếu, tiết, nghĩa.)
+ Đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc
( dựa trên cơ sở quan niệm sống của nhân dân lao động)
b. Lòng yêu nước, thương dân.
Lòng yêu nước thương dân biểu hiện ở những khía cạnh nào trong thơ văn Đồ Chiểu?
Biểu hiện:
* Ghi lại một thời đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù giặc
và ý chí cứu nước của nhân dân.
* Biểu dương những anh hùng nghĩa sĩ đã chiến đấu, hy sinh vì tổ quốc:
- Những lãnh tụ, sĩ phu yêu nước ( Phan Tòng, Trương Định, Đốc binh Là.)
- Những nghĩa sĩ nông dân tự nguyện xả thân vì nghĩa lớn.
* Tố cáo tội ác gịăc ngoại xâm và những kẻ đầu hàng giặc.
* Tinh thần bất hợp tác với kẻ thù.
* Lòng mong mỏi những người tài đức giúp dân giúp nước, hi vọng vào tương lai
tốt đẹp của đất nước.
" .Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim dáo dác bay
Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây."
"Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao;
một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ."
( Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
" Người ấy vì ai ra cớ ấy
Chạnh lòng trăm họ khóc quan Phan"
...............
" Viên đạn nghịch thần treo trước mắt
Lưỡi gươm địch khái nắm trong tay"
( Thơ điếu Phan Tòng)
"Vốn chẳng phải quân cơ quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh;
Chẳng qua là dân ấp dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ"
..Thà thác mà đặng câu địch khái,về theo tổ phụ cũng vinh; hơn
Còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ."
( Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
" Thà đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn có mắt ông cha không thờ.
Thà đui mà đặng trọn mình
Còn hơn có mắt đổi hình tóc râu"
.............
" Chừng nào thánh đế ân soi thấu
Một trận mưa nhuần rửa núi sông"
(Ngư -Tiều y thuật vấn đáp)
Em có nhận xét gì về vị trí vai trò của thơ văn NĐC lúc bấy giờ?
- Lá cờ đầu của văn thơ yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.
- Cổ vũ, khích lệ tinh thần và ý chí cứu nước của nhân dân ta.
Thơ văn NĐC:
3. Nghệ thuật thơ văn
Em hãy nêu những đặc điểm nghệ thuật thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu?
* Văn chương trữ tình - đạo đức:
- Vẻ đẹp văn thơ tiềm ẩn trong tầng sâu cảm xúc, suy ngẫm
- Bút pháp trữ tình xuất phát từ cảm xúc mãnh liệt về tình yêu thương con người.
* Đậm đà sắc thái Nam Bộ:
Sắc thái Nam bộ độc đáo trong thơ văn Đồ Chiểu biểu hiện ở những điểm nào?
Nhân vật: lời ăn tiếng nói mộc mạc, giản dị ; tâm hồn nồng nhiệt chất phác, vô tư.
Ngôn ngữ đậm chất địa phương
* Lời thơ thiên về kể mang màu sắc diễn xướng dân gian nên gần gũi, dễ nhớ.
"Thơ văn thầy Đồ Chiểu không phải là vẻ đẹp của cây lúa xanh uốn mình
trước làn gió nhẹ, mà là vẻ đẹp của đống thóc mẩy vàng. Nó không phải là
quả vải thiều Hải Hưng ai ăn cũng thấy ngọt, mà là trái sầu riêng Nam Bộ
hồ dễ ai quen."
( Giáo sư Nguyễn Đình Chú)
III. Kết luận ( Ghi nhớ)
* Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương trong sáng , cao đẹp về nhân cách
nghị lực và ý chí , về lòng yêu nước thương dân và thái độ kiên trung bất
khuất trước kẻ thù.
* Thơ văn ông là một bài ca đạo đức, nhân nghiã, là tiếng nói yêu nước
cất lên từ cuộc chiến đấu chống xâm lược, là thành tựu nghệ thuật xuất sắc
đậm sắc thái Nam Bộ.
Thơ văn Ng uyễn Đình Chiểu là "vì sao có ánh sáng khác thường.
con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy và
càng nhìn càng thấy sáng"
(Phạm Văn Đồng)
"Ôi thôi thôi!
Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh,tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ.
Đau đớn bấy mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ"
( Văn té nghĩa sĩ Cần Giuộc)
" Ôi! Trời bến Nghé mây mưa sùi sụt, thương đấng anh hùng gặp bước gian truân
Đất gò Công cây cỏ ủ ê, cám niềm thần tử hết lòng trung ái"
( Văn tế Trương Định)
.Ngư rằng lòng lão chẳng mơ
Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn
Nước trong rửa ruột sạch trơn
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây
...............
`Lão Tiều mới nói thôi thôi
Làm ơn mà lại trông người sao hay?
Già hay thương kẻ thảo ngay
Nầy thôi để lão dắt ngay về nhà
.Tôi bèn nổi giận một khi
Vật ngay chàng xuống bẻ đi một giò
Mình làm nỡ để ai lo
Bó tay chịu trói nộp cho huyện đàng"
Đọc văn: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Nguyễn Đình Chiểu -
Phần I: Tác giả
I. Cuộc đời
II. Sự nghiệp thơ văn
1. Những tác phẩm chính
2. Nội dung thơ văn
* Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa.
* Lòng yêu nước thương dân
3. Nghệ thuật thơ văn
* Văn chương trữ tình - đạo đức
* Đậm đà sắc thái Nam bộ.
* Mang tính chất kể của văn học dân gian.
III. Kết luận.
1822 - 1888
IV. Luyện tập
Nguyễn Đình Chiểu
Phần I : Tác giả
I. Cuộc đời
Em hãy nêu những nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu?
* Tên tuổi: Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), tự Mạnh Trạch,
hiệu Trọng Phủ, Hối Trai.
1822 - 1888
* Xuất thân: Gia đình nhà Nho.
* Sự kiện chính trong đời:
- Trước khi Pháp xâm lược:
+ 1843 đỗ tú tài ở Gia Định.
+ 1846 ra Huế học
+ 1849 sắp thi: mẹ mất-> bỏ thi ->chịu tang-> bị mù.
+NĐC mở trường dạy học,bốc thuốc cho dân, sáng tác thơ văn.
* Nơi sinh: làng Tân Thới, Bình Dương, Gia Định
( nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh)
Từ khi Pháp xâm lược Gia Định:
+ Lúc ở Cần Giuộc, lúc ở Bến Tre.
+ Cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu kế giết giặc, sáng tác thơ văn chống Pháp.
+ Khi giặc mua chuộc, NĐC khảng khái khước từ, sống thuỷ chung với dân với nước.
Em cảm nhận được gì sâu sắc nhất về cuộc đời và nhân cách nhà thơ?
Nguyễn Đình Chiểu
* Cuộc đời nhiều sóng gió, lắm bi kịch đắng cay.
* Là một tấm gương sáng ngời, mẫu mực về nhân cách:
- Hiếu thảo, Có ý chí và nghị lực phi thường.
- Lòng yêu nước thương dân sâu sắc.
- Tinh thần bất khuất trước kẻ thù.
Một con người tật nguyền như vậy, nếu chỉ sống bình thường,
trong sạch cũng là quý, không ai nỡ đòi hỏi phải gánh vác
việc đời. ấy mà cụ đã sống và đã làm việc với ba cương vị
trí thức, luôn luôn có mặt ở phía trước, luôn luôn gương
mẫu, cống hiến không kể mình, và như vậy cho đến ngày từ
giã cõi đời. Còn có tấm gương người mù nào đáng soi hơn
cho người có đủ hai mắt
(Lê Trí Viễn)
Bia mộ và nhà
Tưởng niệm
Nguyễn Đình Chiểu
ở An Đức, Bến Tre.
II. Sự nghiệp thơ văn
1. Những tác phẩm chính.
NĐC sáng tác chủ yếu bằng chữ gì?quá trình sáng tác gồm mấy giai đoạn?
* Sáng tác chủ yếu bằng chữ Nôm.
* Quá trình sáng tác: 2 giai đoạn.
Kể tên những tác phẩm chính của NĐC ở hai giai đoạn này?
Trước khi Pháp xâm lược:
+ Truyện Lục Vân Tiên
+ Dương Từ - Hà Mậu
-> Truyện thơ dài, truyền bá đạo lí làm người.
Sau khi Pháp xâm lược:
+ Chạy giặc( thơ)
+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
+Văn tế Trương Định
+ Thơ điếu Phan tòng
+ Ngư Tiều y thuật vấn đáp ( truyện thơ).
-> thơ văn yêu nước chống Pháp.
* Quan điểm sáng tác:
NĐC quan niệm sáng tác văn thơ
nhằm mục đích gì?
Thơ văn nhằm mục đích chiến đấu,bảo vệ đạo đức, chính nghĩa và độc lập tự do của dân tộc.
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
( Dương Từ - Hà Mậu)
Thể hiện nhất quán, xuyên suốt cuộc đời thơ văn Đồ Chiểu
2. Nội dung thơ văn
Thơ văn NĐC đề cập đến những nội dung nào?
a. Lí tưởng đạo đức - nhân nghĩa ( Trước khi Pháp xâm lược)
Truyện Lục Vân Tiên:
Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh là câu trau mình
...............
Vân Tiên ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô
Kêu rằng bớ đảng hung đồ
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân
............
Vân Tiên nghe nói liền cười
Làm ơn há dễ trông người trả ơn
Nay đà rõ đặng nguồn cơn
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.
..............
Xin tròn nhơn ngãi còn hơn bạc vàng.
Dương Từ - Hà Mậu
- Bỏ tà đạo, trở về chính đạo( đạo trong lòng người)
Cùng nhau bàn luận việc đời
Theo phường nhân nghĩa, bỏ vời dị đoan.
Lí tưởng đạo đức- nhân nghĩa của NĐC thực chất là gì?
=> Lí tưởng nhân nghĩa: Truyền dạy những bài học về đạo lí làm người chân chính:
- Bài ca ca ngợi chính nghĩa, những con người
sống nhân hậu, thuỷ chung; những mối quan hệ
tốt đẹp(cha con, vợ chồng, bạn bè.); đề cao
tinh thần nghĩa hiệp.
- Khát vọng về một xã hội công bằng tốt đẹp, phê phán
loại người bất nhân bất nghĩa.
Lí tưởng đạo đức nhân nghĩa của NĐC có đặc điểm gì?
+ Có nguồn gốc Nho giáo( trung, hiếu, tiết, nghĩa.)
+ Đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc
( dựa trên cơ sở quan niệm sống của nhân dân lao động)
b. Lòng yêu nước, thương dân.
Lòng yêu nước thương dân biểu hiện ở những khía cạnh nào trong thơ văn Đồ Chiểu?
Biểu hiện:
* Ghi lại một thời đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù giặc
và ý chí cứu nước của nhân dân.
* Biểu dương những anh hùng nghĩa sĩ đã chiến đấu, hy sinh vì tổ quốc:
- Những lãnh tụ, sĩ phu yêu nước ( Phan Tòng, Trương Định, Đốc binh Là.)
- Những nghĩa sĩ nông dân tự nguyện xả thân vì nghĩa lớn.
* Tố cáo tội ác gịăc ngoại xâm và những kẻ đầu hàng giặc.
* Tinh thần bất hợp tác với kẻ thù.
* Lòng mong mỏi những người tài đức giúp dân giúp nước, hi vọng vào tương lai
tốt đẹp của đất nước.
" .Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim dáo dác bay
Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây."
"Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao;
một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ."
( Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
" Người ấy vì ai ra cớ ấy
Chạnh lòng trăm họ khóc quan Phan"
...............
" Viên đạn nghịch thần treo trước mắt
Lưỡi gươm địch khái nắm trong tay"
( Thơ điếu Phan Tòng)
"Vốn chẳng phải quân cơ quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh;
Chẳng qua là dân ấp dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ"
..Thà thác mà đặng câu địch khái,về theo tổ phụ cũng vinh; hơn
Còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ."
( Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
" Thà đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn có mắt ông cha không thờ.
Thà đui mà đặng trọn mình
Còn hơn có mắt đổi hình tóc râu"
.............
" Chừng nào thánh đế ân soi thấu
Một trận mưa nhuần rửa núi sông"
(Ngư -Tiều y thuật vấn đáp)
Em có nhận xét gì về vị trí vai trò của thơ văn NĐC lúc bấy giờ?
- Lá cờ đầu của văn thơ yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.
- Cổ vũ, khích lệ tinh thần và ý chí cứu nước của nhân dân ta.
Thơ văn NĐC:
3. Nghệ thuật thơ văn
Em hãy nêu những đặc điểm nghệ thuật thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu?
* Văn chương trữ tình - đạo đức:
- Vẻ đẹp văn thơ tiềm ẩn trong tầng sâu cảm xúc, suy ngẫm
- Bút pháp trữ tình xuất phát từ cảm xúc mãnh liệt về tình yêu thương con người.
* Đậm đà sắc thái Nam Bộ:
Sắc thái Nam bộ độc đáo trong thơ văn Đồ Chiểu biểu hiện ở những điểm nào?
Nhân vật: lời ăn tiếng nói mộc mạc, giản dị ; tâm hồn nồng nhiệt chất phác, vô tư.
Ngôn ngữ đậm chất địa phương
* Lời thơ thiên về kể mang màu sắc diễn xướng dân gian nên gần gũi, dễ nhớ.
"Thơ văn thầy Đồ Chiểu không phải là vẻ đẹp của cây lúa xanh uốn mình
trước làn gió nhẹ, mà là vẻ đẹp của đống thóc mẩy vàng. Nó không phải là
quả vải thiều Hải Hưng ai ăn cũng thấy ngọt, mà là trái sầu riêng Nam Bộ
hồ dễ ai quen."
( Giáo sư Nguyễn Đình Chú)
III. Kết luận ( Ghi nhớ)
* Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương trong sáng , cao đẹp về nhân cách
nghị lực và ý chí , về lòng yêu nước thương dân và thái độ kiên trung bất
khuất trước kẻ thù.
* Thơ văn ông là một bài ca đạo đức, nhân nghiã, là tiếng nói yêu nước
cất lên từ cuộc chiến đấu chống xâm lược, là thành tựu nghệ thuật xuất sắc
đậm sắc thái Nam Bộ.
Thơ văn Ng uyễn Đình Chiểu là "vì sao có ánh sáng khác thường.
con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy và
càng nhìn càng thấy sáng"
(Phạm Văn Đồng)
"Ôi thôi thôi!
Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh,tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ.
Đau đớn bấy mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ"
( Văn té nghĩa sĩ Cần Giuộc)
" Ôi! Trời bến Nghé mây mưa sùi sụt, thương đấng anh hùng gặp bước gian truân
Đất gò Công cây cỏ ủ ê, cám niềm thần tử hết lòng trung ái"
( Văn tế Trương Định)
.Ngư rằng lòng lão chẳng mơ
Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn
Nước trong rửa ruột sạch trơn
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây
...............
`Lão Tiều mới nói thôi thôi
Làm ơn mà lại trông người sao hay?
Già hay thương kẻ thảo ngay
Nầy thôi để lão dắt ngay về nhà
.Tôi bèn nổi giận một khi
Vật ngay chàng xuống bẻ đi một giò
Mình làm nỡ để ai lo
Bó tay chịu trói nộp cho huyện đàng"
Đọc văn: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Nguyễn Đình Chiểu -
Phần I: Tác giả
I. Cuộc đời
II. Sự nghiệp thơ văn
1. Những tác phẩm chính
2. Nội dung thơ văn
* Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa.
* Lòng yêu nước thương dân
3. Nghệ thuật thơ văn
* Văn chương trữ tình - đạo đức
* Đậm đà sắc thái Nam bộ.
* Mang tính chất kể của văn học dân gian.
III. Kết luận.
1822 - 1888
IV. Luyện tập
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Thị Chiên
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)