Tac gia nam cao
Chia sẻ bởi Trương Duyên |
Ngày 21/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: tac gia nam cao thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
TỔ 3 XIN GIỚI THIỆU
NAM CAO
chuyên đề
ĐỀ CƯƠNG
CUỘC ĐỜI
TIỂU SỬ
CON NGƯỜI
SỰ NGHIỆP VĂN HỌC
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT
QUAN NIỆM VỀ NHÀ VĂN
QUAN NIỆM VỀ NGHỀ VĂN
CÁC ĐỀ TÀI CHÍNH
PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT
NGHỆ THUẬT VIẾT TRUYỆN
III. ĐÁNH GIÁ
Đánh giá chung về NAM CAO
Nam Cao là một tác gia lớn trong nền văn học nước nhà. Vị thế Nam Cao ngày càng được khẳng định bằng những khám phá mới mẻ và sâu sắc của ông. Điểm đặc biệt của Nam Cao là một lối đi đầy gai góc; đầy sự táo bạo. Ở mỗi tác phẩm của mình, Nam Cao luôn để lại dấu ấn riêng không thể nào lẫn được
Về mặt nghệ thuật, Nam Cao luôn đặt chính trái tim mình ra đầu ngọn bút, thực sự hóa thân, cùng đau và quằn quại với nỗi đau của nhân vật mình.
CUỘC ĐỜI
1.TIỂU SỬ
Nhà văn Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri sinh ngày 29 tháng 10 năm 1917 trong một gia đình trung nông trước có buôn bán ít nhiều nhưng về sau bị phá sản. Nam Cao quê ở làng Đại Hoàng phủ Lí Nhân tỉnh Hà Nam (nay là xã Hòa Hậu huyện Lí Nhân)
Nam Cao sinh trưởng trong một gia đình nghèo đời sống chật vật, trong các anh em chỉ có mình Nam Cao được ăn học đàng hoàng. Đói nghèo đã đeo bám và giày vò Nam Cao ngay từ thưở nhỏ
Sau khi trượt bậc thành chung, sau đó nhà văn vào Sài gòn sống với người cậu là ông Ba Lễ.Thời gian ở Sài Gòn Nam Cao đã phải sống bằng nhiều nghề: làm gia sư, dạy tư, phóng viên, kịch bóng và cả những nghề người trí thức không bao giờ nghĩ tới.
Vì quá ốm yếu năm 1938 nhà văn về quê với một thân hình xanh xao, gầy guộc. Và cũng chỉ ba tháng sau Nam Cao lại lên Hà Nội dạy cho trường tư thục Công Thanh.
Hình ảnh Nam Cao khi
ở sài gòn về
Nhà văn tiếp tục ở lại Hà Nội đẻ nuôi sống một gia đình gồm một vợ và hai con. Đến năm 1945 Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở quê nhà. Rồi trong những năm sau đó nhà văn tham gia công tác dân vận.
Năm 1947 Nam Cao lên chiến khu Việt Bắc cùng Tô Hoài và Trần Đình Thọ.thời gian này nhà văn được kết nạp vào đảng. Tại chiến khu Việt Bắc Nam Cao đã làm báo soạn kịch và viết tác phẩm “nhật kí ở rừng”
Nhà văn Nam Cao
lúc chiến khu
Nhà văn Nam Cao
- Năm 1951 trên đường đi công tác vùng sau lưng địch cùng Nguyễn Huy Tưởng nhà văn đã bị địch bắt và sát hại tại gần bốt Hoàng Giáp.
Nơi nhà văn
Nam Cao hi sinh
Mãi về sau này người nhà của ông mới tìm thấy nơi yên nghỉ của nhà văn
2.Con người
Đã có ai đã từng nói rằng : “văn là người”. Con người sống đẹp luôn tạo ra những tac phẩm đẹp. Cái đẹp của con người là nền là gốc rễ của cai đẹp văn chương. Nam Cao cũng vậy. Theo hồi kí của Nguyễn Khải thì “Nam Cao mà đi với Nguyễn Huy Tưởng giống như một trời một vực. Anh Tưởng thì bề về con Nam Cao trông khắc khổ đến tội nghiệp và trông thật lạnh lùng.
Còn theo Tô Hoài Nam Cao trông khó bắt chuyện gần anh mới thấy sự nồng nhiệt của anh
Cái lạnh lùng ấy cũng chỉ là bề ngoài. Sự khăc khổ của khuôn mặt là biểu hiện cho một nội tâm luôn giằng xé giữa phần người và phần con. Chính con gái nhà văn cũng khẳng định khuôn mặt Nam Cao toát ra vẻ ngoài của người sống nội tâm
Hơn nữa Nam Cao lại là người theo đạo thiên chúa vậy nên các tác phẩm của ông như lời xưng tội của nhân loại và của chính mình. Đó là sự cắn rứt của lương tâm sống cho xứng đáng làm CON NGƯỜI
“Một nhà văn lớn đồng thời cũng là một là tư tưởng lớn”(Gorki). Nam Cao là con người giàu tình thương. Ngay từ ngày còn nhỏ ông đã chịu cảnh đói nghèo nên ông dễ đồng cảm với những người nghèo khổgốc rễ cho các tác phẩm của Nam Cao sau này.
I. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC
1) Quan niệm về nghệ thuật
Về tác phẩm văn chương
“Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than” (Trăng sáng).
→ Văn học phải phản ánh chân thật cuộc sống.
Trong "Đời thừa", một tác phẩm tiêu biểu của văn Nam Cao trước cách mạng, Nam Cao cũng có những quan điểm nghệ thuật. Khi mà ta đã chọn văn chương nghệ thuật làm nghiệp của mình thì ta phải dồn hết tâm huyết cho nó, có như thế mới làm nghệ thuật tốt được. "Đói rét không có nghĩa lý gì đối với gã tuổi trẻ say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp. Đầu hắn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn ngày một thêm nảy nở. Hắn đọc, suy ngẫm, tìm tòi, nhận xét, suy tưởng không biết chán. Đối với hắn lúc ấy, nghề thuật là tất cả, ngoài nghệ thuật không có gì đáng quan tâm nữa...".
Nam Cao còn quan niệm người cầm bút phải có lương tâm và trách nhiệm đối với bạn đọc, phải viết thận trọng và sâu sắc: "sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là sự bất lương rồi, còn sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện". Với Nam Cao, bản chất của văn chương là đồng nghĩa với sự sáng tạo "văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có". Quan điểm của Nam Cao là, một tác phẩm văn chương đích thực phải góp phần nhân đạo hóa tâm hồn bạn đọc: Nó phải chứa đựng một cái gì đó vừa lớn lao vừa cao cả, vừa đau đớn vừa phấn khởi: "Nó ca ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công bình, nó làm người gần người hơn".
Trước đây Nam Cao cũng tập viết thơ dưới các bút danh như Nguyệt, Thúy Rư nhưng dần Nam Cao cũng tìm đúng cái mạch văn của mình mà khơi sâu. Nam Cao mới thật sự là Nam Cao chứ không phải là Nguyệt hay Thúy Rư nào khác bằng tác phẩm Chí Phèo
Những trang dằn mình
như lấy chính máu
mình mà viết
Của Nam Cao
Trước khi đến với văn xuôi Nam Cao cũng đã sáng tác một số bài thơ. Sau đây là một đoạn thơ do ông viết dưới bút danh Thúy Rư:
Tâm hồn tan tác làm trăm mảnh.
Vương vấn theo ai bốn góc trời
Rồi để một chiều theo gió thổi
Bay lên thành một mảnh mây trôi
“Một tác phẩm giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình…Nó làm cho người gần người hơn”.(Đời thừa)
→Văn chương phải chứa đựng giá trị nhân đạo
→Quan diểm nghệ thuật hiện thực: Vị nhân sinh
2.Quan niệm về nhà văn.
“Hắn có thể hi sinh thứ tình yêu vị kỉ đi; nhưng hắn không thể bỏ lòng thương; có lẽ hắn nhu nhược, hèn nhát, tầm thường, nhưng hắn vẫn còn được là người; hắn là người chứ không thể là một thứ quái vật bị sai khiến bởi lòng tự ái. Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khácđể thõa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình.”(Đời thừa)
→Nhà văn chân chính trước hết phải là con người chân chính, phải có tình thương, có nhân cách “nhà văn muốn viết đẹp phải sống đẹp”
“Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện” (Đời thừa)
→Người cầm bút phải có lương tâm, có trách nhiệm, không được cẩu thả.
Sau CMT8, Nam Cao say mê, tận tụy phục vụ kháng chiến, đặt lợi ích của cách mạng, của dân tộc lên tren hết
→Đặt cuộc sống lên trên văn chương : “Sống đã rồi hãy viết”.
3. Quan niệm về nghề văn
“Văn chương không cần dến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có…” (Đời thừa).
→Nghề văn đòi hỏi sự tìm tòi, sáng tạo cái mới, không được rập khuôn
Tất cả đều là những quan điểm rất tiến bộ, mới mẻ
CÁC ĐỀ TÀI CHÍNH CỦA NAM CAO
Những sáng tác của Nam Cao trước CMT8 gồm gần 60 truyện ngắn, một truyện vừa (Truyện người hàng xóm), một tiểu thuyết (Sống mòn), vài vở kịch ngắn và dăm bài thơ.
Truyện ngắn của Nam Cao chủ yếu xoay quanh hai đề tài: Người trí thức nghèo và người nông dân nghèo.
a) ĐỀ TÀI NGƯỜI TRÍ THỨC NGHÈO
Các tác phẩm tiêu biểu là : Đời thừa (1943), Trăng sáng (1943), Sống mòn (1944).
Nội dung tư tưởng:
Gánh nặng “áo cơm ghì sát đất” đã làm xói mòn tinh thần họ.
→Tấn bi kịch tinh thần
Quá trình đấu tranh nội tâm để vượt lên chính mình của người trí thức tiểu tư sản
Miêu tả người trí thức tiểu tư sản sống dở chết dở
- Khi viết về người trí thức tiểu tư sản có 1 điểm đặc biệt trong sáng tác của Nam Cao đó là những người nhận thức rất rõ tình trạng cuộc sống của mình thế mà họ vẫn không biết tương lai của mình sẽ đi về đâu.
b)ĐỀ TÀI NGƯỜI NÔNG DÂN NGHÈO
Tiêu biểu là các tác phẩm: Một bữa no, Chí Phèo, Lão Hạc, Tư cách mõ,…
Nội dung tư tưởng:
Thấu hiểu số phận bần cùng tối tăm của người nông dân.
Lên án xã hội đen tối đã đè nén họ.
Hiện thực của người
Nông dân trước
cách mạng
Nam Cao không đi vào những xung đột xã hội gay gắt và miêu tả trên bình diện rộng.
Ông tập trung chủ yếu vào những cuộc đời cụ thể và cũng chỉ lẩy ra một chặng đường ngắn của nhân vật để miêu tả. Khai thác cái triệt để hằng ngày nhưng Nam Cao không rơi vào chủ nghĩa tự nhiên.
Và bao giờ cũng biết vươn tới cái bản chất có tính qui luật và phổ biến trong nông thôn Việt Nam lúc đó.
Có hai loại người nông dân:
+Người nông dân đang bị hủy diệt mất nhân tính khi bị đẩy vào cuộc sống khốn cùng không lối thoát (Tư cách mõ, Một bữa no,…)
+Người nông dân bị tước đoạt cả nhân tính lẫn nhân hình (Chí Phèo).
Nam Cao đã lên án xã hội phi nhân tính chà đạp con người, khẳng định bản chất lương thiện trong mỗi con người.
Miêu tả quá trính tha hóa của người nông dân đến ngọn nguồn
Khi viết bất cứ một đề tài nào, ông cũng phản ánh quá trình bị xói mòn về nhân tính do hoàn cảnh gây ra cho họ.
2.PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT
*) Đề cao con người tư tưởng, đặc biệt chú ý tới hoạt động bên trong của con người, coi đó là nguyên nhân của những hoạt động bên ngoài – Đây là phong cách rất độc đáo của Nam Cao. Quan tâm tới đời sống tinh thần của con người, luôn hứng thú khám phá "con người trong con người".
*)Tâm lý nhân vật trở thành trung tâm của sự chú ý, là đối tượng trực tiếp của ngòi bút Nam Cao.
*)Thường viết về những cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh. Từ cái sự tầm thường quen thuộc trong đời sống hàng ngày của "Những truyện không muốn viết", tác phẩm của Nam Cao làm nổi bật vấn đề xã hội có ý nghĩa to lớn triết lý sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật.
*)Giọng điệu riêng, buồn thương, chua chát.Ông có phong cách nghệ thuật triết lí trữ tình sắc lạnh. Có nhà nghiên cứu đã ví ông với nhà văn Lỗ Tấn của Trung Quốc với phong cách Téc-mốt
Và quan niệm nghệ thuật của ông là " Nghệ thuật vị nhân sinh ( nghệ thuật phải viết về con người và hướng đến những điều tốt đẹp của con người); ông phê phán quan niệm " nghệ thuật vị nghệ thuật"
3.NGHỆ THUẬT VIẾT TRUYỆN CỦA NAM CAO
Đi vào khai thác vấn đề nhỏ nhặt, xoàng xĩnh → Nhưng có ý nghĩa sâu sắc
Có biệt tài khai thác tâm lý nhân vật, tìm hiểu “con người trong con người”.
Mang tính triết lí – không khô khan – mang đến nhiều bài học, ý nghĩa giáo huấn.
Giọng điệu của Nam Cao thường lạnh lùng, chua chát nhưng cũng nồng đượm tình cảm (mang màu sắc trữ tình)
Đồng cảm có tình yêu thương sâu sắc.
ĐÁNH GIÁ
- Nam Cao xuất hiện vào chặng cuối của trào lưu văn học hiện thực phê phán. Ông ra đi khi nhiều ý tưởng vẫn còn cháy bỏng. Đã hơn 40 năm trôi qua, nhưng trang viết của Nam Cao vẫn còn đem lại cho người đọc sự mới mẻ, tươi nguyên vẫn làm rung động lòng người. Qua trang viết cảu ông ai cũng có thể hình dung rõ nét hiện thưc đầy cảu xã hội nước ta trước cách mạng và thân phận của những người nông dân, trí thức tiểu tư sản sống quằn quại, bỏng rát trong cái lòng chảo ấy
- Những trăn trở về tương lai của dân tộc vẫn còn đau đáu trong trái tim nhà văn.
- Còn đối với chúng TÊN TUỔI, SỰ NGHIỆP, TÀI NĂNG, TẤM LÒNG CỦA NAM CAO VẪN CÒN SÁNG MÃI.
NHÂN KỈ NiỆM NGÀY
SINH NAM CAO
NHÀ NƯỚC ĐÃ BAN HÀNH
BỘ TEM CÓ CHÂN DUNG
VÀ CÁC TÁC PHẨM CỦA NHÀ
VĂN
PHẦN TRÌNH BÀY
XIN ĐƯỢC KẾT THÚC Ở ĐÂY
CẢM ƠN CÔ
VÀ CÁC BẠN ĐÃ
CHÚ Ý LẮNG NGHE
NAM CAO
chuyên đề
ĐỀ CƯƠNG
CUỘC ĐỜI
TIỂU SỬ
CON NGƯỜI
SỰ NGHIỆP VĂN HỌC
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT
QUAN NIỆM VỀ NHÀ VĂN
QUAN NIỆM VỀ NGHỀ VĂN
CÁC ĐỀ TÀI CHÍNH
PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT
NGHỆ THUẬT VIẾT TRUYỆN
III. ĐÁNH GIÁ
Đánh giá chung về NAM CAO
Nam Cao là một tác gia lớn trong nền văn học nước nhà. Vị thế Nam Cao ngày càng được khẳng định bằng những khám phá mới mẻ và sâu sắc của ông. Điểm đặc biệt của Nam Cao là một lối đi đầy gai góc; đầy sự táo bạo. Ở mỗi tác phẩm của mình, Nam Cao luôn để lại dấu ấn riêng không thể nào lẫn được
Về mặt nghệ thuật, Nam Cao luôn đặt chính trái tim mình ra đầu ngọn bút, thực sự hóa thân, cùng đau và quằn quại với nỗi đau của nhân vật mình.
CUỘC ĐỜI
1.TIỂU SỬ
Nhà văn Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri sinh ngày 29 tháng 10 năm 1917 trong một gia đình trung nông trước có buôn bán ít nhiều nhưng về sau bị phá sản. Nam Cao quê ở làng Đại Hoàng phủ Lí Nhân tỉnh Hà Nam (nay là xã Hòa Hậu huyện Lí Nhân)
Nam Cao sinh trưởng trong một gia đình nghèo đời sống chật vật, trong các anh em chỉ có mình Nam Cao được ăn học đàng hoàng. Đói nghèo đã đeo bám và giày vò Nam Cao ngay từ thưở nhỏ
Sau khi trượt bậc thành chung, sau đó nhà văn vào Sài gòn sống với người cậu là ông Ba Lễ.Thời gian ở Sài Gòn Nam Cao đã phải sống bằng nhiều nghề: làm gia sư, dạy tư, phóng viên, kịch bóng và cả những nghề người trí thức không bao giờ nghĩ tới.
Vì quá ốm yếu năm 1938 nhà văn về quê với một thân hình xanh xao, gầy guộc. Và cũng chỉ ba tháng sau Nam Cao lại lên Hà Nội dạy cho trường tư thục Công Thanh.
Hình ảnh Nam Cao khi
ở sài gòn về
Nhà văn tiếp tục ở lại Hà Nội đẻ nuôi sống một gia đình gồm một vợ và hai con. Đến năm 1945 Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở quê nhà. Rồi trong những năm sau đó nhà văn tham gia công tác dân vận.
Năm 1947 Nam Cao lên chiến khu Việt Bắc cùng Tô Hoài và Trần Đình Thọ.thời gian này nhà văn được kết nạp vào đảng. Tại chiến khu Việt Bắc Nam Cao đã làm báo soạn kịch và viết tác phẩm “nhật kí ở rừng”
Nhà văn Nam Cao
lúc chiến khu
Nhà văn Nam Cao
- Năm 1951 trên đường đi công tác vùng sau lưng địch cùng Nguyễn Huy Tưởng nhà văn đã bị địch bắt và sát hại tại gần bốt Hoàng Giáp.
Nơi nhà văn
Nam Cao hi sinh
Mãi về sau này người nhà của ông mới tìm thấy nơi yên nghỉ của nhà văn
2.Con người
Đã có ai đã từng nói rằng : “văn là người”. Con người sống đẹp luôn tạo ra những tac phẩm đẹp. Cái đẹp của con người là nền là gốc rễ của cai đẹp văn chương. Nam Cao cũng vậy. Theo hồi kí của Nguyễn Khải thì “Nam Cao mà đi với Nguyễn Huy Tưởng giống như một trời một vực. Anh Tưởng thì bề về con Nam Cao trông khắc khổ đến tội nghiệp và trông thật lạnh lùng.
Còn theo Tô Hoài Nam Cao trông khó bắt chuyện gần anh mới thấy sự nồng nhiệt của anh
Cái lạnh lùng ấy cũng chỉ là bề ngoài. Sự khăc khổ của khuôn mặt là biểu hiện cho một nội tâm luôn giằng xé giữa phần người và phần con. Chính con gái nhà văn cũng khẳng định khuôn mặt Nam Cao toát ra vẻ ngoài của người sống nội tâm
Hơn nữa Nam Cao lại là người theo đạo thiên chúa vậy nên các tác phẩm của ông như lời xưng tội của nhân loại và của chính mình. Đó là sự cắn rứt của lương tâm sống cho xứng đáng làm CON NGƯỜI
“Một nhà văn lớn đồng thời cũng là một là tư tưởng lớn”(Gorki). Nam Cao là con người giàu tình thương. Ngay từ ngày còn nhỏ ông đã chịu cảnh đói nghèo nên ông dễ đồng cảm với những người nghèo khổgốc rễ cho các tác phẩm của Nam Cao sau này.
I. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC
1) Quan niệm về nghệ thuật
Về tác phẩm văn chương
“Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than” (Trăng sáng).
→ Văn học phải phản ánh chân thật cuộc sống.
Trong "Đời thừa", một tác phẩm tiêu biểu của văn Nam Cao trước cách mạng, Nam Cao cũng có những quan điểm nghệ thuật. Khi mà ta đã chọn văn chương nghệ thuật làm nghiệp của mình thì ta phải dồn hết tâm huyết cho nó, có như thế mới làm nghệ thuật tốt được. "Đói rét không có nghĩa lý gì đối với gã tuổi trẻ say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp. Đầu hắn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn ngày một thêm nảy nở. Hắn đọc, suy ngẫm, tìm tòi, nhận xét, suy tưởng không biết chán. Đối với hắn lúc ấy, nghề thuật là tất cả, ngoài nghệ thuật không có gì đáng quan tâm nữa...".
Nam Cao còn quan niệm người cầm bút phải có lương tâm và trách nhiệm đối với bạn đọc, phải viết thận trọng và sâu sắc: "sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là sự bất lương rồi, còn sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện". Với Nam Cao, bản chất của văn chương là đồng nghĩa với sự sáng tạo "văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có". Quan điểm của Nam Cao là, một tác phẩm văn chương đích thực phải góp phần nhân đạo hóa tâm hồn bạn đọc: Nó phải chứa đựng một cái gì đó vừa lớn lao vừa cao cả, vừa đau đớn vừa phấn khởi: "Nó ca ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công bình, nó làm người gần người hơn".
Trước đây Nam Cao cũng tập viết thơ dưới các bút danh như Nguyệt, Thúy Rư nhưng dần Nam Cao cũng tìm đúng cái mạch văn của mình mà khơi sâu. Nam Cao mới thật sự là Nam Cao chứ không phải là Nguyệt hay Thúy Rư nào khác bằng tác phẩm Chí Phèo
Những trang dằn mình
như lấy chính máu
mình mà viết
Của Nam Cao
Trước khi đến với văn xuôi Nam Cao cũng đã sáng tác một số bài thơ. Sau đây là một đoạn thơ do ông viết dưới bút danh Thúy Rư:
Tâm hồn tan tác làm trăm mảnh.
Vương vấn theo ai bốn góc trời
Rồi để một chiều theo gió thổi
Bay lên thành một mảnh mây trôi
“Một tác phẩm giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình…Nó làm cho người gần người hơn”.(Đời thừa)
→Văn chương phải chứa đựng giá trị nhân đạo
→Quan diểm nghệ thuật hiện thực: Vị nhân sinh
2.Quan niệm về nhà văn.
“Hắn có thể hi sinh thứ tình yêu vị kỉ đi; nhưng hắn không thể bỏ lòng thương; có lẽ hắn nhu nhược, hèn nhát, tầm thường, nhưng hắn vẫn còn được là người; hắn là người chứ không thể là một thứ quái vật bị sai khiến bởi lòng tự ái. Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khácđể thõa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình.”(Đời thừa)
→Nhà văn chân chính trước hết phải là con người chân chính, phải có tình thương, có nhân cách “nhà văn muốn viết đẹp phải sống đẹp”
“Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện” (Đời thừa)
→Người cầm bút phải có lương tâm, có trách nhiệm, không được cẩu thả.
Sau CMT8, Nam Cao say mê, tận tụy phục vụ kháng chiến, đặt lợi ích của cách mạng, của dân tộc lên tren hết
→Đặt cuộc sống lên trên văn chương : “Sống đã rồi hãy viết”.
3. Quan niệm về nghề văn
“Văn chương không cần dến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có…” (Đời thừa).
→Nghề văn đòi hỏi sự tìm tòi, sáng tạo cái mới, không được rập khuôn
Tất cả đều là những quan điểm rất tiến bộ, mới mẻ
CÁC ĐỀ TÀI CHÍNH CỦA NAM CAO
Những sáng tác của Nam Cao trước CMT8 gồm gần 60 truyện ngắn, một truyện vừa (Truyện người hàng xóm), một tiểu thuyết (Sống mòn), vài vở kịch ngắn và dăm bài thơ.
Truyện ngắn của Nam Cao chủ yếu xoay quanh hai đề tài: Người trí thức nghèo và người nông dân nghèo.
a) ĐỀ TÀI NGƯỜI TRÍ THỨC NGHÈO
Các tác phẩm tiêu biểu là : Đời thừa (1943), Trăng sáng (1943), Sống mòn (1944).
Nội dung tư tưởng:
Gánh nặng “áo cơm ghì sát đất” đã làm xói mòn tinh thần họ.
→Tấn bi kịch tinh thần
Quá trình đấu tranh nội tâm để vượt lên chính mình của người trí thức tiểu tư sản
Miêu tả người trí thức tiểu tư sản sống dở chết dở
- Khi viết về người trí thức tiểu tư sản có 1 điểm đặc biệt trong sáng tác của Nam Cao đó là những người nhận thức rất rõ tình trạng cuộc sống của mình thế mà họ vẫn không biết tương lai của mình sẽ đi về đâu.
b)ĐỀ TÀI NGƯỜI NÔNG DÂN NGHÈO
Tiêu biểu là các tác phẩm: Một bữa no, Chí Phèo, Lão Hạc, Tư cách mõ,…
Nội dung tư tưởng:
Thấu hiểu số phận bần cùng tối tăm của người nông dân.
Lên án xã hội đen tối đã đè nén họ.
Hiện thực của người
Nông dân trước
cách mạng
Nam Cao không đi vào những xung đột xã hội gay gắt và miêu tả trên bình diện rộng.
Ông tập trung chủ yếu vào những cuộc đời cụ thể và cũng chỉ lẩy ra một chặng đường ngắn của nhân vật để miêu tả. Khai thác cái triệt để hằng ngày nhưng Nam Cao không rơi vào chủ nghĩa tự nhiên.
Và bao giờ cũng biết vươn tới cái bản chất có tính qui luật và phổ biến trong nông thôn Việt Nam lúc đó.
Có hai loại người nông dân:
+Người nông dân đang bị hủy diệt mất nhân tính khi bị đẩy vào cuộc sống khốn cùng không lối thoát (Tư cách mõ, Một bữa no,…)
+Người nông dân bị tước đoạt cả nhân tính lẫn nhân hình (Chí Phèo).
Nam Cao đã lên án xã hội phi nhân tính chà đạp con người, khẳng định bản chất lương thiện trong mỗi con người.
Miêu tả quá trính tha hóa của người nông dân đến ngọn nguồn
Khi viết bất cứ một đề tài nào, ông cũng phản ánh quá trình bị xói mòn về nhân tính do hoàn cảnh gây ra cho họ.
2.PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT
*) Đề cao con người tư tưởng, đặc biệt chú ý tới hoạt động bên trong của con người, coi đó là nguyên nhân của những hoạt động bên ngoài – Đây là phong cách rất độc đáo của Nam Cao. Quan tâm tới đời sống tinh thần của con người, luôn hứng thú khám phá "con người trong con người".
*)Tâm lý nhân vật trở thành trung tâm của sự chú ý, là đối tượng trực tiếp của ngòi bút Nam Cao.
*)Thường viết về những cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh. Từ cái sự tầm thường quen thuộc trong đời sống hàng ngày của "Những truyện không muốn viết", tác phẩm của Nam Cao làm nổi bật vấn đề xã hội có ý nghĩa to lớn triết lý sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật.
*)Giọng điệu riêng, buồn thương, chua chát.Ông có phong cách nghệ thuật triết lí trữ tình sắc lạnh. Có nhà nghiên cứu đã ví ông với nhà văn Lỗ Tấn của Trung Quốc với phong cách Téc-mốt
Và quan niệm nghệ thuật của ông là " Nghệ thuật vị nhân sinh ( nghệ thuật phải viết về con người và hướng đến những điều tốt đẹp của con người); ông phê phán quan niệm " nghệ thuật vị nghệ thuật"
3.NGHỆ THUẬT VIẾT TRUYỆN CỦA NAM CAO
Đi vào khai thác vấn đề nhỏ nhặt, xoàng xĩnh → Nhưng có ý nghĩa sâu sắc
Có biệt tài khai thác tâm lý nhân vật, tìm hiểu “con người trong con người”.
Mang tính triết lí – không khô khan – mang đến nhiều bài học, ý nghĩa giáo huấn.
Giọng điệu của Nam Cao thường lạnh lùng, chua chát nhưng cũng nồng đượm tình cảm (mang màu sắc trữ tình)
Đồng cảm có tình yêu thương sâu sắc.
ĐÁNH GIÁ
- Nam Cao xuất hiện vào chặng cuối của trào lưu văn học hiện thực phê phán. Ông ra đi khi nhiều ý tưởng vẫn còn cháy bỏng. Đã hơn 40 năm trôi qua, nhưng trang viết của Nam Cao vẫn còn đem lại cho người đọc sự mới mẻ, tươi nguyên vẫn làm rung động lòng người. Qua trang viết cảu ông ai cũng có thể hình dung rõ nét hiện thưc đầy cảu xã hội nước ta trước cách mạng và thân phận của những người nông dân, trí thức tiểu tư sản sống quằn quại, bỏng rát trong cái lòng chảo ấy
- Những trăn trở về tương lai của dân tộc vẫn còn đau đáu trong trái tim nhà văn.
- Còn đối với chúng TÊN TUỔI, SỰ NGHIỆP, TÀI NĂNG, TẤM LÒNG CỦA NAM CAO VẪN CÒN SÁNG MÃI.
NHÂN KỈ NiỆM NGÀY
SINH NAM CAO
NHÀ NƯỚC ĐÃ BAN HÀNH
BỘ TEM CÓ CHÂN DUNG
VÀ CÁC TÁC PHẨM CỦA NHÀ
VĂN
PHẦN TRÌNH BÀY
XIN ĐƯỢC KẾT THÚC Ở ĐÂY
CẢM ƠN CÔ
VÀ CÁC BẠN ĐÃ
CHÚ Ý LẮNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Duyên
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)