Tác giả nam cao

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Hoàii | Ngày 21/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: tác giả nam cao thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quý thầy cô đến dự tiết học hôm nay!
KIỂM TRA BÀI CŨ
Vì sao cái chết của cụ cố tổ lại là “niềm hạnh phúc” của các thành viên trong gia đình cụ? Phân tích những “niềm hạnh phúc” khác nhau của mỗi người trong gia đình cụ cố Hồng do cái chết của cụ cố tổ mang lại?
?
GV: Nguyễn Thị Thu Hoài
Trường THPT Kỹ thuật Lệ Thủy
TÁC GIẢ NAM CAO
(1917 - 1951)
Tiết 51:
I. Vài nét về tiểu sử và con người
1. Tiểu sử
Những đặc điểm nào về quê hương, gia đình, cuộc đời ảnh hưởng đến sự nghiệp văn chương của Nam Cao?
?
(1917 – 1951)
Quê hương
 người dân quanh năm nghèo khổ

Làng Đại Hoàng,
tổng Cao Đà,
huyện Nam Sang,
phủ Lý Nhân,
Hà Nam
Nạn cường hào
bóc lột trắng trợn,
nặng nề
Dân đông, ruộng ít,
vùng chiêm trũng,
chỉ trồng được
1 vụ lúa/năm
(1917 – 1951)
I. Vài nét về tiểu sử và con người
1. Tiểu sử
thể hiện trong nhiều tác phẩm của Nam Cao
b) Gia đình
Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo,
đông con (cha là Trần Hữu Huệ, làm mộc,
làm thuốc; mẹ là Trần Thị Minh làm nghề dệt vải)
(1917 – 1951)
I. Vài nét về tiểu sử và con người
1. Tiểu sử
I. Vài nét về tiểu sử và con người
c) Cuộc đời
18 tuổi, học hết bậc thành chung, vào Sài Gòn kiếm sống, bắt đầu viết truyện đăng báo
21 tuổi, trở ra Bắc, làm “giáo khổ trường tư” rồi về lại quê nhà
1943: tham gia nhóm văn hóa cứu quốc…
1950: tham gia chiến dịch Biên giới
28/11/1951: Hy sinh trên đường đi công tác
1. Tiểu sử
2. Con người
I. Vài nét về tiểu sử và con người
2. Con người
Nhà văn – Liệt sĩ Nam Cao
(1917 – 1951)
Vẻ ngoài lạnh lùng, ít nói (“cái mặt không chơi được”, “kéo mép lên không được một nụ cười”) > < Đời sống nội tâm phong phú, luôn nghiêm khắc đấu tranh với bản thân để thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ hẹp, vươn tới cuộc sống cao đẹp, xứng đáng với danh hiệu Con Người
Tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình thương, gắn bó sâu nặng với quê hương, những người dân nghèo khổ, bị áp bức, khinh miệt trong xã hội cũ
Nam Cao là tấm gương cao đẹp của một nhà văn chân chính.
Năm 1996, Nam Cao được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
II. Sự nghiệp văn học
II. Sự nghiệp văn học
1. Quan điểm nghệ thuật
Những tác phẩm nào thể hiện quan điểm nghệ thuật của Nam Cao?
?
1. Quan điểm nghệ thuật
Cho biết ý nghĩa của những hình ảnh ẩn dụ trong câu văn sau, từ đó rút ra quan niệm của Nam Cao về chức năng của văn học nghệ thuật:“Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than …" (Giăng sáng).
?
1. Quan điểm nghệ thuật
Trong “Đời thừa”, qua lời của nhân vật Hộ, tác giả phát biểu: “Một tác phẩm thật giá trị… nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn“.
Em hiểu Nam Cao quan niệm như thế nào là “một tác phẩm hay”, “một tác phẩm thật giá trị”?
?
1. Quan điểm nghệ thuật
"Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. (...). Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có" (Đời thừa).
Quan điểm của Nam Cao về nghề văn, nhà văn?
?
2. Các đề tài chính

Sáng tác của Nam Cao được chia làm mấy giai đoạn?
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
Đôi mắt (1948)
Nhật ký ở rừng (1948)
Đặt ra vấn đề “đôi mắt” -
- quan điểm, lập trường
cho văn nghệ sĩ
Thường viết về cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh, tầm thường nhưng lại
đặt ra những vấn đề xã hội lớn lao, những triết lý nhân sinh sâu sắc,
quan điểm nghệ thuật tiến bộ
Đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần của con người, có hứng thú
khám phá “con người trong con người”, đề cao con người tư tưởng,
nguyên nhân của mọi hành động; có biệt tài diễn tả, phân tích tâm lý
nhân vật
Giọng văn tỉnh táo, sắc lạnh mà nặng trĩu suy tư,
buồn thương chua chát mà đằm thắm yêu thương
3. Phong cách nghệ thuật
Kết luận
Củng cố, dặn dò
Nắm những đặc điểm chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nam Cao
Tìm đọc và tóm tắt một số tác phẩm của nhà văn Nam Cao
Đọc, soạn bài “Phong cách ngôn ngữ báo chí” (tiếp theo)
Thank you for listening!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Hoàii
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)