Tác giả nam cao
Chia sẻ bởi Lại Thị Thắm |
Ngày 21/10/2018 |
62
Chia sẻ tài liệu: tác giả nam cao thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ
BÀI TIỂU LUẬN
Người hướng dẫn:
Nhóm thực hiện:
NAM CAO
Mục lục
I. Cuộc đời
- Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh năm 1915, tại làng Đại Hoà, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, nay là xã Nhân Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
- Quê ông là vùng chiêm trũng, dân đông xa phủ hơn nữa lại bị bọn cường hào thường xuyên bóc lột nặng nề, người dân quanh năm phải chịu cảnh đói nghèo tha phương cầu thực khắp nơi. Nhưng chính đặc điểm này,vùng quê này đã trở thành nguồn chất liệu quý cho Nam Cao khi viết về đề tài nông thôn và người nông dân.
(Nam Cao 1915 – 1951)
- Bút danh Nam Cao được ghép từ hai chữ đầu của huyện Nam Sang và tên tổng Cao Đà mà thành.
I. Cuộc đời
- Nam Cao xuất thân trong một gia đình công giáo bậc trung, đông con, nghèo khó. Ông là người con duy nhất trong gia đình được ăn học tử tế.
(Căn nhà tuổi thơ nơi nhà văn Nam Cao đã sống)
- Ông học hết bậc thành trung, cuộc sống đói nghèo và bệnh tật đã theo đuổi Nam Cao ngay từ khi ông còn nhỏ, Nam Cao lận đận trong cả thi cử và kiếm sống, ông phải sống chật vật lăn lộn bằng nhiều nghề và đến với văn chương vì mục đích mưu sinh, và cũng đã rất nhiều lần thất nghiệp.
- Năm 1943, Nam Cao đã gia nhập Hội Văn Hóa Cứu Quốc cùng một số nhà văn như: Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi...
I. Cuộc đời
- Năm 1945,cách mạng tháng Tám thành công, Nam Cao cùng nhân dân tham gia cướp chính quyền ở phủ Lí Nhân và ông đã được bầu làm Chủ tịch ủy ban khởi nghĩa của xã của chính quyền mới ở địa phương.
- Năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc làm cán bộ tuyên truyền thông tin.
- Năm 1948 ông được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương.
- Tháng 11-1951, Trên đường đi công tác tại vùng địch hậu Liên Khu III, Nam Cao bị giặc phục kích và hi sinh tại Hoàn Đan, Ninh Bình.
II. Con người
- Nhìn bề ngoài, Nam Cao có phần vụng về, ít nói, lạnh lùng nhưng nội tâm thì luôn luôn sôi sục, căng thẳng. Trong ông thường diễn ra xung đột gay gắt giữa “lòng nhân đạo và thói ích kỷ, giữa tinh thần dũng cảm và thái độ hèn nhát, giữa tính chân thực với sự giả dối, giữa khát vọng cao cả với mong muốn tầm thường”.
- Nam Cao sống ân tình với người nghèo khổ, bị áp bức, khinh miệt. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, ông cũng giữ trọn tấm lòng nhân hậu, hiền hòa.
- Ông luôn luôn trăn trở, suy tư về bản thân và cuộc sống. Vì thế, từ những chuyện nhỏ nhặt, thường ngày, Nam Cao nêu được nhiều vấn đề xã hội lớn lao, nhiều bài học triết lý sâu sắc. Với bản thân mình thì khiêm nhường, với người thì trân trọng.
II. Con người
- Trước cách mạng tháng Tám. Nam Cao mạng nặng tâm trạng bất hòa đối với xã hội thực dân phong kiến đương thời hiện tại mà ông đang sống. Ông gắn bó ân tính, sâu nặng với bà con nông dân nghèo khổ và những người thân ở quê hương. Ông luôn nghiêm khắc tự đấu tranh với bản thân để vươn tới cái đúng, cái đẹp, cái tốt.
- Sau Cách mạng tháng tám: Cách mạng mở ra cho Nam Cao một lối thoát cho cuộc đời cũng như cho tâm hồn. Lý tưởng cách mạng, chủ nghĩa tập thể đã chiến thắng chủ nghĩa cá nhân. Nam Cao trung thàng vì cách mạng và hi sinh vì cách mạng.
=> Nam Cao là tấm gương cao đẹp của một nhà văn chân chính. Khi ngã xuống ông vẫn trong tư thế của một người nghệ sĩ - chiến sĩ hiên ngang.
II. Sự nghiệp văn học
1. Quan điểm nghệ thuật
- Nam Cao phê phán tính chất thoát li của văn chương lãng mạn, theo ông văn học phải gắn bó sâu sắc với hoàn cảnh sống.Văn học phải mang tính hiện thực.
+ Nam Cao lên án thứ văn học lãng mạn bởi đó là thứ văn thi vị hóa hiện thực, chống lại quan điểm vị nghệ thuật.
+ Theo Nam Cao, văn chương phải là bộ rễ cắm sâu vào hiện thực đời sống, nó phải phản ánh một cách chân thực nhất những gì đang diễn ra quanh ta.
- Cái gốc, nền tảng vững chắc của chủ nghĩa hiện thực của Nam Cao là chủ nghĩa nhân đạo.
1. Quan điểm nghệ thuật
+ Nam Cao là nhà văn của những người nông dân nghèo khổ, bất hạnh, nhà văn của những con ngươì khốn khổ, tủi nhục nhất trong xã hội thực dân phong kiến.
+ Các tác phẩm của Nam Cao còn lên án đanh thép những thành kiến, thành kiến tồi tệ, sự nhục mạ danh dự của con người.
+ Nam Cao còn là nhà văn của những người trí thức, của những kiếp "sống mòn" có tài năng, tâm huyết và hoài bão, muốn vươn lên cao nhưng lại bị chuyện áo cơm ghì sát đất.
+ Sáng tác của Nam Cao còn thể hiện tính nhân đạo qua việc ngợi ca những tình cảm đẹp đẽ, cao thượng và đầy tính vị tha của con người.
1. Quan điểm nghệ thuật
- Với Nam Cao, nghề văn cần nhất là tiềm năng sáng tạo, sự tìm tòi cái mới, không được dập khuôn.
- Nam Cao luôn đặt cuộc sống cao hơn nghệ thuật, đời sống là cội nguồn của nghệ thuật chân chính.
- Nam Cao còn quan niệm người cầm bút phải có lương tâm và trách nhiệm với bạn đọc, không được cẩu thả mà phải viết cẩn trọng và sâu sắc .
=> Như vậy, hầu hết các quan điểm nghệ thuật của Nam Cao đều tiến bộ và mới mẻ. Chủ yếu được thể hiên qua các sáng tác trước cách mạng. Quan niệm nghệ thuật cuả Nam Cao được thể hiên thống nhất trong các sáng tác của ông. Những quan điểm sáng tác ấy không những có ý nghĩa đối với các nhà văn trước đây mà còn có ý nghĩa đơi với người cầm bút hôm nay và mai sau.
II. Sự nghiệp văn học
2. Truyện ngắn của Nam cao.
a. Đề tài người nông dân.
- Ở đề tài người nông dân: là nhà văn sinh ra và lớn lên nơi chốn bùn lầy, nước đọng, Nam Cao hiểu biết khá sâu sắc về cuộc sống những con người thấp cổ bé họng này.
- Nông thôn trong tác phẩm Nam Cao là nông thôn VN vốn triền miên trong bần cùng, giờ đây đang tiến tới thảm họa khủng khiếp 1945.
- Không khí trong truyện ngắn của Nam Cao là không khí buồn thảm, u ám, thật xơ xác, hoang vắng và nghèo đói đến rợn người : đường làng, ngõ xóm vắng vẻ, mọi sinh hoạt thu gọn vào trong các mái nhà, các ngõ tối.
2. Truyện ngắn của Nam cao
a. Đề tài người nông dân.
- Những nhân vật nông dân trong truyện ngắn Nam Cao là những người thấp cổ bé họng nhất, bị áp bức bất công nhiều nhất, chịu số phận đen đủi, hẩm hiu.
+ Bị ức hiếp nhiều nhất có lẽ là người phụ nữ trong xã hội.
+ Đó là những người nông dân xấu xí, thô lỗ, cục cằn, nhục nhã trong cuộc sống của họ.
=> Như vậy trong đề tài người nông dân Nam Cao không hề bôi nhọ người nông dân, trái lại, đã đi sâu vào nội tâm nhân vật để khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện ngay cả khi bị vùi dập, cướp mất cà nhân hình, nhân tính của người nông, nhà văn dựng lên một bức tranh chân thực về nông thôn Việt dân; Kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo đó trước 1945.
2. Truyện ngắn của Nam Cao
b. Đề tài người tri thức nghèo
Bi kịch vỡ mộng của người trí thức tiểu tư sản nghèo.
- Những nhân vật trí thức nghèo của Nam Cao đều ôm ấp những ước mơ đẹp đẽ, những dự định lớn lao. Điều đáng tiếc, và cũng là sự bất hạnh cho lớp người đó, là họ đã đem đến một trái tim trong sáng và một hoài bão lớn lao đẻ nhập vào một cuộc đời nhỏ nhen, tù túng – một cuộc đời tầm thường hóa con người và chặt cánh những ước mơ.
Bi kịch “chết mòn” tinh thần.
- nhân vật tiểu tư sản của Nam Cao bị rơi vào bi kịch “sống mòn “ kéo lê cuộc sống thảm họa của mình qua những chuỗi ngày vô vị. Tâm lý chung của loại nhân vật này là sợ đổ vỡ, ngại đổi thay. Họ không dám hành động mà cứ âm thầm chịu đựng và sống trong tâm trạng ngao ngán, tuyệt vọng.
2. Truyện ngắn của Nam Cao
b. Đề tài người tri thức nghèo
Những đấu tranh để tự vượt lên mình.
- Cuộc sống xã hội hết sức ngột ngạt, bế tắc nhưng nhân vật tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao không hoàn toàn thụ động và cam chịu. Họ vẫn cố gắng chống trọi với mọi trở ngại để sống. Họ không bó tay chịu chết, mặc dù thực tế phũ phàng. Điều quan trọng đối với họ “là phải chung lưng đấu cật với nhau, làm thế nào cho được sống.
=> Hình ảnh người tiểu tư sản trí thức nghèo hiện lên với tất cả những mặt mâu thuẩn phức tạp của nó. quá trình đấu tranh giữa những mặt trái ngược đó diễn ra liên tục, lúc âm thầm dai dẳng lúc bùng lên quyết liệt. Sức chống đỡ của họ tuy còn yếu ớt nhưng dù sao cũng là sự vươn dậy rất đáng trân trọng.
II. Sự nghiệp văn học
3. Tiểu thuyết “Sống mòn”
- Nội dung của tác phẩm “Sống Mòn” là nói nên bi kịch của người trí thức tiểu tư sản trong xã hội cũ, cái xã hội tàn nhẫn đã vùi dập mọi ước mơ, hoài bão của chính mình, tước đi ý nghĩa sự sống chân chính của con người.
- Tiểu thuyết “Sống mòn” Nam Cao viết xong ở làng quê Đại Hoàng ngày 1 – 10 – 1944, đúng vào năm nhà văn 27 tuổi.
3. Tiểu thuyết “Sống mòn”
- Nhà văn Nam Cao đã rất thành công khi miêu tả cuộc sống nghèo khổ cả về vật chất lẫn tinh thần của tầng lớp trí thức nghèo trong xã hội đương thời. Từ đó tính cách của các nhân vật trong tác phẩm đã được hình thành và phát triển theo hướng nhất định, phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể.
- Trong các nhân vật thì Nam Cao tập trung miêu tả nhân vật Thứ với nhiều sự dằn vặt, nhiều suy nghĩ, ao ước, trăn trở…- đó cũng là nhân vật điển hình cho tầng lớp trí thức nghèo trong xã hội đương thời lúc bấy giờ.
II. Sự nghiệp văn học
4. Nam Cao sau cách mạng tháng tám.
- Sau cách mạng tháng 8 Nam Cao tích cực tham gia cách mạng.
- Do cách nhìn quần chúng cần lao đói khổ, cùng quẫn theo con mắt nhân văn nên sau này đi theo cách mạng, Nam Cao càng hiểu được nhân dân hơn.
Từ những thay đổi trong cách nhìn nhận về nhân dân như vậy, Nam Cao đã dấn thân vào cuộc sống lao động, chiến đấu của dân tộc. Ông cho rằng những người trí thức phải hòa mình vào cuộc sống của nhân dân để học và dạy nhân dân.
- tác phẩm nổi bật của ông trong thời kì này : "Đôi mắt" – 1948; “nhật kí ở rừng” – 1948; “chuyện biên giới” – 1950.
- truyện ngắn "Đôi mắt" của Nam Cao đã trở thành những tuyên ngôn nghệ thuật cho giới nghệ sĩ đương thời. Tác phẩm là một thành công xuất sắc của văn nghệ kháng chiến .
II. Sự nghiệp văn học
5. Phong cách nghệ thuật.
a. Đề cao nhân phẩm của con người.
- Dù viết về đề tài nông thôn hay tri thức tiểu tư sản thì Nam Cao đều soáy vào vấn đề nhân phẩm.
Nam Cao đã đau đớn, day dứt về tình trạng con người bị hủy hoại nhân tính, xói mòn về nhân phẩm trong xã hội cũ, thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.
- Nam Cao đề cao và trân trọng nhân phẩm, tin tưởng vào bản chất lương thiện và nhân tính. Đối với ông chỉ có tình yêu thương giữa con người với con người mới có sức mạnh cảm hóa, làm cho “người gần người hơn”, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
- Cuối cùng Nam Cao thể hiện lòng khao khát một lẽ sống, một cuộc sống sâu sắc, mãnh liệt, có ý nghĩa và có ích.
5. Phong cách nghệ thuật
b. nghệ thuật phân tích - miêu tả tâm lí nhân vật.
- Khi khắc họa tính cách nhân vật, Nam Cao ít miêu tả ngoại hình mà thường chú ý tập trung soi rọi đời sống bên trong.
- Thế giới nhân vật của ông có nhiều trạng thái tâm lí. Không chỉ đối với nhân vật tri thức tiểu tư sản là những người hay suy nghĩ mà đối với nhân vật nông dân cũng vậy.
- Nắm vững tâm lí con người và tập trung thể hiện quá trình tâm lí, xây dựng tính cách, Nam Cao rất chủ động, linh hoạt trong cách kết cấu tác phẩm, cách kể chuyện.
5. Phong cách nghệ thuật
c. sự kết hợp hài hòa giữa chất triết lí với chất trữ tình.
- Nam Cao là nhà văn thích triết lí. Đọc tác phẩm của ông thường gặp nhiều suy nghĩ, triết lí thú vị. Những triết lí đó vừa có vẻ “lạnh lùng”, “tàn nhẫn”, lại vừa thấm đẫm cảm xúc.
- Bằng sự quan tâm, giám sát, suy nghĩ sắc sảo Nam Cao đã phát hiện ở những cái hàng ngày tưởng như rất đỗi bình thường nhưng lại có bao ý nghĩa bất ngờ, bao vấn đề có giá trị nhân văn to lớn.
- Trong tác phẩm của Nam Cao, chất triết lí hòa quyện vào chất trữ tình. Những triết lí của ông thẫm đẫm và xuất phát từ cái thường ngày.
=> NHư vậy, thông qua phong cách nghệ thuật của mình, Nam Cao thể hiện mình là một ngòi bút đầy tài năng và sáng tạo. Với cái sắc sảo của nhà văn có bản lĩnh, Nam Cao đã tự mở cho mình mộ hướng đi riêng rất mới mẻ.
III. Thực hành
Phân tích truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao
1. Hoàn cảnh sáng tác.
Truyện ngắn “Lão Hạc” xuất hiện lần đầu tiên trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy số 434 ra ngày 23/10/1943. Là một trong những truyện ngắn suất sắc của Nam Cao viết về người nông dân.
2. Tóm tắt truyện ngắn “Lão Hạc”.
Lão Hạc là một người nông dân nghèo, vợ mất, lão có một người con trai,tài sản của lão chỉ có một mảnh vườn và một con chó. Vì không đủ tiền cưới vợ con trai lão phẫn chí đi đồn điền cao su. Muốn để lại mảnh vườn cho con, lão đành phải bán con Vàng nhưng trong lòng lão vô cùng đau khổ. Lão mang tiền dành dụm gửi ông giáo, nhờ ông trông coi mảnh vườn. Cuộc sống ngày thêm khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và bị ốm một trận khủng khiếp. Một hôm lão xin Binh Tư một ít bả chó. Ông giáo rất buồn khi nghe binh tư kể chuyện ấy. Nhưng đột ngột lão chết, cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.
IV. Kết luận
Nam Cao là người đại diện tiêu biểu nhất của trào lưu hiện thực phê phán trong thời kì phát triển cuối cùng. Những đóng góp độc đáo của Nam Cao ở hai mảng đề tài nông thôn và trí thức tiểu tư sản đã khẳng định vị trí vững chắc của ông trong lịch sử văn học dân tộc. Ông là người lế tục sứng đáng của truyền thống tôt đẹp của chủ nghĩa hiện thực, góp phần đưa trào lưu văn học này phát triển lên một trình độ nghệ thuật mới trong một giai đoạn tưởng chừng bế tắc.
Nam Cao cũng là cây bút hàng đầu của nền văn xuôi cách mạng và khánh chiến. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Nam Cao là một tấm gương lớn về lòng say mê nghệ thuật và trách nhiệm của nhà văn với con người, với cuộc đời.
Cảm ơn Thầy và các bạn đã chú ý lắng nghe !
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ
BÀI TIỂU LUẬN
Người hướng dẫn:
Nhóm thực hiện:
NAM CAO
Mục lục
I. Cuộc đời
- Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh năm 1915, tại làng Đại Hoà, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, nay là xã Nhân Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
- Quê ông là vùng chiêm trũng, dân đông xa phủ hơn nữa lại bị bọn cường hào thường xuyên bóc lột nặng nề, người dân quanh năm phải chịu cảnh đói nghèo tha phương cầu thực khắp nơi. Nhưng chính đặc điểm này,vùng quê này đã trở thành nguồn chất liệu quý cho Nam Cao khi viết về đề tài nông thôn và người nông dân.
(Nam Cao 1915 – 1951)
- Bút danh Nam Cao được ghép từ hai chữ đầu của huyện Nam Sang và tên tổng Cao Đà mà thành.
I. Cuộc đời
- Nam Cao xuất thân trong một gia đình công giáo bậc trung, đông con, nghèo khó. Ông là người con duy nhất trong gia đình được ăn học tử tế.
(Căn nhà tuổi thơ nơi nhà văn Nam Cao đã sống)
- Ông học hết bậc thành trung, cuộc sống đói nghèo và bệnh tật đã theo đuổi Nam Cao ngay từ khi ông còn nhỏ, Nam Cao lận đận trong cả thi cử và kiếm sống, ông phải sống chật vật lăn lộn bằng nhiều nghề và đến với văn chương vì mục đích mưu sinh, và cũng đã rất nhiều lần thất nghiệp.
- Năm 1943, Nam Cao đã gia nhập Hội Văn Hóa Cứu Quốc cùng một số nhà văn như: Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi...
I. Cuộc đời
- Năm 1945,cách mạng tháng Tám thành công, Nam Cao cùng nhân dân tham gia cướp chính quyền ở phủ Lí Nhân và ông đã được bầu làm Chủ tịch ủy ban khởi nghĩa của xã của chính quyền mới ở địa phương.
- Năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc làm cán bộ tuyên truyền thông tin.
- Năm 1948 ông được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương.
- Tháng 11-1951, Trên đường đi công tác tại vùng địch hậu Liên Khu III, Nam Cao bị giặc phục kích và hi sinh tại Hoàn Đan, Ninh Bình.
II. Con người
- Nhìn bề ngoài, Nam Cao có phần vụng về, ít nói, lạnh lùng nhưng nội tâm thì luôn luôn sôi sục, căng thẳng. Trong ông thường diễn ra xung đột gay gắt giữa “lòng nhân đạo và thói ích kỷ, giữa tinh thần dũng cảm và thái độ hèn nhát, giữa tính chân thực với sự giả dối, giữa khát vọng cao cả với mong muốn tầm thường”.
- Nam Cao sống ân tình với người nghèo khổ, bị áp bức, khinh miệt. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, ông cũng giữ trọn tấm lòng nhân hậu, hiền hòa.
- Ông luôn luôn trăn trở, suy tư về bản thân và cuộc sống. Vì thế, từ những chuyện nhỏ nhặt, thường ngày, Nam Cao nêu được nhiều vấn đề xã hội lớn lao, nhiều bài học triết lý sâu sắc. Với bản thân mình thì khiêm nhường, với người thì trân trọng.
II. Con người
- Trước cách mạng tháng Tám. Nam Cao mạng nặng tâm trạng bất hòa đối với xã hội thực dân phong kiến đương thời hiện tại mà ông đang sống. Ông gắn bó ân tính, sâu nặng với bà con nông dân nghèo khổ và những người thân ở quê hương. Ông luôn nghiêm khắc tự đấu tranh với bản thân để vươn tới cái đúng, cái đẹp, cái tốt.
- Sau Cách mạng tháng tám: Cách mạng mở ra cho Nam Cao một lối thoát cho cuộc đời cũng như cho tâm hồn. Lý tưởng cách mạng, chủ nghĩa tập thể đã chiến thắng chủ nghĩa cá nhân. Nam Cao trung thàng vì cách mạng và hi sinh vì cách mạng.
=> Nam Cao là tấm gương cao đẹp của một nhà văn chân chính. Khi ngã xuống ông vẫn trong tư thế của một người nghệ sĩ - chiến sĩ hiên ngang.
II. Sự nghiệp văn học
1. Quan điểm nghệ thuật
- Nam Cao phê phán tính chất thoát li của văn chương lãng mạn, theo ông văn học phải gắn bó sâu sắc với hoàn cảnh sống.Văn học phải mang tính hiện thực.
+ Nam Cao lên án thứ văn học lãng mạn bởi đó là thứ văn thi vị hóa hiện thực, chống lại quan điểm vị nghệ thuật.
+ Theo Nam Cao, văn chương phải là bộ rễ cắm sâu vào hiện thực đời sống, nó phải phản ánh một cách chân thực nhất những gì đang diễn ra quanh ta.
- Cái gốc, nền tảng vững chắc của chủ nghĩa hiện thực của Nam Cao là chủ nghĩa nhân đạo.
1. Quan điểm nghệ thuật
+ Nam Cao là nhà văn của những người nông dân nghèo khổ, bất hạnh, nhà văn của những con ngươì khốn khổ, tủi nhục nhất trong xã hội thực dân phong kiến.
+ Các tác phẩm của Nam Cao còn lên án đanh thép những thành kiến, thành kiến tồi tệ, sự nhục mạ danh dự của con người.
+ Nam Cao còn là nhà văn của những người trí thức, của những kiếp "sống mòn" có tài năng, tâm huyết và hoài bão, muốn vươn lên cao nhưng lại bị chuyện áo cơm ghì sát đất.
+ Sáng tác của Nam Cao còn thể hiện tính nhân đạo qua việc ngợi ca những tình cảm đẹp đẽ, cao thượng và đầy tính vị tha của con người.
1. Quan điểm nghệ thuật
- Với Nam Cao, nghề văn cần nhất là tiềm năng sáng tạo, sự tìm tòi cái mới, không được dập khuôn.
- Nam Cao luôn đặt cuộc sống cao hơn nghệ thuật, đời sống là cội nguồn của nghệ thuật chân chính.
- Nam Cao còn quan niệm người cầm bút phải có lương tâm và trách nhiệm với bạn đọc, không được cẩu thả mà phải viết cẩn trọng và sâu sắc .
=> Như vậy, hầu hết các quan điểm nghệ thuật của Nam Cao đều tiến bộ và mới mẻ. Chủ yếu được thể hiên qua các sáng tác trước cách mạng. Quan niệm nghệ thuật cuả Nam Cao được thể hiên thống nhất trong các sáng tác của ông. Những quan điểm sáng tác ấy không những có ý nghĩa đối với các nhà văn trước đây mà còn có ý nghĩa đơi với người cầm bút hôm nay và mai sau.
II. Sự nghiệp văn học
2. Truyện ngắn của Nam cao.
a. Đề tài người nông dân.
- Ở đề tài người nông dân: là nhà văn sinh ra và lớn lên nơi chốn bùn lầy, nước đọng, Nam Cao hiểu biết khá sâu sắc về cuộc sống những con người thấp cổ bé họng này.
- Nông thôn trong tác phẩm Nam Cao là nông thôn VN vốn triền miên trong bần cùng, giờ đây đang tiến tới thảm họa khủng khiếp 1945.
- Không khí trong truyện ngắn của Nam Cao là không khí buồn thảm, u ám, thật xơ xác, hoang vắng và nghèo đói đến rợn người : đường làng, ngõ xóm vắng vẻ, mọi sinh hoạt thu gọn vào trong các mái nhà, các ngõ tối.
2. Truyện ngắn của Nam cao
a. Đề tài người nông dân.
- Những nhân vật nông dân trong truyện ngắn Nam Cao là những người thấp cổ bé họng nhất, bị áp bức bất công nhiều nhất, chịu số phận đen đủi, hẩm hiu.
+ Bị ức hiếp nhiều nhất có lẽ là người phụ nữ trong xã hội.
+ Đó là những người nông dân xấu xí, thô lỗ, cục cằn, nhục nhã trong cuộc sống của họ.
=> Như vậy trong đề tài người nông dân Nam Cao không hề bôi nhọ người nông dân, trái lại, đã đi sâu vào nội tâm nhân vật để khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện ngay cả khi bị vùi dập, cướp mất cà nhân hình, nhân tính của người nông, nhà văn dựng lên một bức tranh chân thực về nông thôn Việt dân; Kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo đó trước 1945.
2. Truyện ngắn của Nam Cao
b. Đề tài người tri thức nghèo
Bi kịch vỡ mộng của người trí thức tiểu tư sản nghèo.
- Những nhân vật trí thức nghèo của Nam Cao đều ôm ấp những ước mơ đẹp đẽ, những dự định lớn lao. Điều đáng tiếc, và cũng là sự bất hạnh cho lớp người đó, là họ đã đem đến một trái tim trong sáng và một hoài bão lớn lao đẻ nhập vào một cuộc đời nhỏ nhen, tù túng – một cuộc đời tầm thường hóa con người và chặt cánh những ước mơ.
Bi kịch “chết mòn” tinh thần.
- nhân vật tiểu tư sản của Nam Cao bị rơi vào bi kịch “sống mòn “ kéo lê cuộc sống thảm họa của mình qua những chuỗi ngày vô vị. Tâm lý chung của loại nhân vật này là sợ đổ vỡ, ngại đổi thay. Họ không dám hành động mà cứ âm thầm chịu đựng và sống trong tâm trạng ngao ngán, tuyệt vọng.
2. Truyện ngắn của Nam Cao
b. Đề tài người tri thức nghèo
Những đấu tranh để tự vượt lên mình.
- Cuộc sống xã hội hết sức ngột ngạt, bế tắc nhưng nhân vật tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao không hoàn toàn thụ động và cam chịu. Họ vẫn cố gắng chống trọi với mọi trở ngại để sống. Họ không bó tay chịu chết, mặc dù thực tế phũ phàng. Điều quan trọng đối với họ “là phải chung lưng đấu cật với nhau, làm thế nào cho được sống.
=> Hình ảnh người tiểu tư sản trí thức nghèo hiện lên với tất cả những mặt mâu thuẩn phức tạp của nó. quá trình đấu tranh giữa những mặt trái ngược đó diễn ra liên tục, lúc âm thầm dai dẳng lúc bùng lên quyết liệt. Sức chống đỡ của họ tuy còn yếu ớt nhưng dù sao cũng là sự vươn dậy rất đáng trân trọng.
II. Sự nghiệp văn học
3. Tiểu thuyết “Sống mòn”
- Nội dung của tác phẩm “Sống Mòn” là nói nên bi kịch của người trí thức tiểu tư sản trong xã hội cũ, cái xã hội tàn nhẫn đã vùi dập mọi ước mơ, hoài bão của chính mình, tước đi ý nghĩa sự sống chân chính của con người.
- Tiểu thuyết “Sống mòn” Nam Cao viết xong ở làng quê Đại Hoàng ngày 1 – 10 – 1944, đúng vào năm nhà văn 27 tuổi.
3. Tiểu thuyết “Sống mòn”
- Nhà văn Nam Cao đã rất thành công khi miêu tả cuộc sống nghèo khổ cả về vật chất lẫn tinh thần của tầng lớp trí thức nghèo trong xã hội đương thời. Từ đó tính cách của các nhân vật trong tác phẩm đã được hình thành và phát triển theo hướng nhất định, phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể.
- Trong các nhân vật thì Nam Cao tập trung miêu tả nhân vật Thứ với nhiều sự dằn vặt, nhiều suy nghĩ, ao ước, trăn trở…- đó cũng là nhân vật điển hình cho tầng lớp trí thức nghèo trong xã hội đương thời lúc bấy giờ.
II. Sự nghiệp văn học
4. Nam Cao sau cách mạng tháng tám.
- Sau cách mạng tháng 8 Nam Cao tích cực tham gia cách mạng.
- Do cách nhìn quần chúng cần lao đói khổ, cùng quẫn theo con mắt nhân văn nên sau này đi theo cách mạng, Nam Cao càng hiểu được nhân dân hơn.
Từ những thay đổi trong cách nhìn nhận về nhân dân như vậy, Nam Cao đã dấn thân vào cuộc sống lao động, chiến đấu của dân tộc. Ông cho rằng những người trí thức phải hòa mình vào cuộc sống của nhân dân để học và dạy nhân dân.
- tác phẩm nổi bật của ông trong thời kì này : "Đôi mắt" – 1948; “nhật kí ở rừng” – 1948; “chuyện biên giới” – 1950.
- truyện ngắn "Đôi mắt" của Nam Cao đã trở thành những tuyên ngôn nghệ thuật cho giới nghệ sĩ đương thời. Tác phẩm là một thành công xuất sắc của văn nghệ kháng chiến .
II. Sự nghiệp văn học
5. Phong cách nghệ thuật.
a. Đề cao nhân phẩm của con người.
- Dù viết về đề tài nông thôn hay tri thức tiểu tư sản thì Nam Cao đều soáy vào vấn đề nhân phẩm.
Nam Cao đã đau đớn, day dứt về tình trạng con người bị hủy hoại nhân tính, xói mòn về nhân phẩm trong xã hội cũ, thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.
- Nam Cao đề cao và trân trọng nhân phẩm, tin tưởng vào bản chất lương thiện và nhân tính. Đối với ông chỉ có tình yêu thương giữa con người với con người mới có sức mạnh cảm hóa, làm cho “người gần người hơn”, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
- Cuối cùng Nam Cao thể hiện lòng khao khát một lẽ sống, một cuộc sống sâu sắc, mãnh liệt, có ý nghĩa và có ích.
5. Phong cách nghệ thuật
b. nghệ thuật phân tích - miêu tả tâm lí nhân vật.
- Khi khắc họa tính cách nhân vật, Nam Cao ít miêu tả ngoại hình mà thường chú ý tập trung soi rọi đời sống bên trong.
- Thế giới nhân vật của ông có nhiều trạng thái tâm lí. Không chỉ đối với nhân vật tri thức tiểu tư sản là những người hay suy nghĩ mà đối với nhân vật nông dân cũng vậy.
- Nắm vững tâm lí con người và tập trung thể hiện quá trình tâm lí, xây dựng tính cách, Nam Cao rất chủ động, linh hoạt trong cách kết cấu tác phẩm, cách kể chuyện.
5. Phong cách nghệ thuật
c. sự kết hợp hài hòa giữa chất triết lí với chất trữ tình.
- Nam Cao là nhà văn thích triết lí. Đọc tác phẩm của ông thường gặp nhiều suy nghĩ, triết lí thú vị. Những triết lí đó vừa có vẻ “lạnh lùng”, “tàn nhẫn”, lại vừa thấm đẫm cảm xúc.
- Bằng sự quan tâm, giám sát, suy nghĩ sắc sảo Nam Cao đã phát hiện ở những cái hàng ngày tưởng như rất đỗi bình thường nhưng lại có bao ý nghĩa bất ngờ, bao vấn đề có giá trị nhân văn to lớn.
- Trong tác phẩm của Nam Cao, chất triết lí hòa quyện vào chất trữ tình. Những triết lí của ông thẫm đẫm và xuất phát từ cái thường ngày.
=> NHư vậy, thông qua phong cách nghệ thuật của mình, Nam Cao thể hiện mình là một ngòi bút đầy tài năng và sáng tạo. Với cái sắc sảo của nhà văn có bản lĩnh, Nam Cao đã tự mở cho mình mộ hướng đi riêng rất mới mẻ.
III. Thực hành
Phân tích truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao
1. Hoàn cảnh sáng tác.
Truyện ngắn “Lão Hạc” xuất hiện lần đầu tiên trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy số 434 ra ngày 23/10/1943. Là một trong những truyện ngắn suất sắc của Nam Cao viết về người nông dân.
2. Tóm tắt truyện ngắn “Lão Hạc”.
Lão Hạc là một người nông dân nghèo, vợ mất, lão có một người con trai,tài sản của lão chỉ có một mảnh vườn và một con chó. Vì không đủ tiền cưới vợ con trai lão phẫn chí đi đồn điền cao su. Muốn để lại mảnh vườn cho con, lão đành phải bán con Vàng nhưng trong lòng lão vô cùng đau khổ. Lão mang tiền dành dụm gửi ông giáo, nhờ ông trông coi mảnh vườn. Cuộc sống ngày thêm khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và bị ốm một trận khủng khiếp. Một hôm lão xin Binh Tư một ít bả chó. Ông giáo rất buồn khi nghe binh tư kể chuyện ấy. Nhưng đột ngột lão chết, cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.
IV. Kết luận
Nam Cao là người đại diện tiêu biểu nhất của trào lưu hiện thực phê phán trong thời kì phát triển cuối cùng. Những đóng góp độc đáo của Nam Cao ở hai mảng đề tài nông thôn và trí thức tiểu tư sản đã khẳng định vị trí vững chắc của ông trong lịch sử văn học dân tộc. Ông là người lế tục sứng đáng của truyền thống tôt đẹp của chủ nghĩa hiện thực, góp phần đưa trào lưu văn học này phát triển lên một trình độ nghệ thuật mới trong một giai đoạn tưởng chừng bế tắc.
Nam Cao cũng là cây bút hàng đầu của nền văn xuôi cách mạng và khánh chiến. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Nam Cao là một tấm gương lớn về lòng say mê nghệ thuật và trách nhiệm của nhà văn với con người, với cuộc đời.
Cảm ơn Thầy và các bạn đã chú ý lắng nghe !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lại Thị Thắm
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)