Tac gia che lan vien

Chia sẻ bởi Lộc Minh Thu | Ngày 21/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: tac gia che lan vien thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Tổ 4 kính chào thầy cô và các bạn
Chế Lan Viên (1920-1989)
Chế Lan Viên (1920-1989)
I, Tiểu sử con người.
1, Tiểu sử.
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920.
  Quê tại làng An Xuân,  xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Song, từ lúc  lớn lên, học hành, ông lại gắn bó đặc biệt với Bình Định.
Gia đình: sinh trưởng trong một gia đình viên chức nhỏ, cha mất sớm.
- Cuộc đời: ông từng tham gia hoạt động cách mạng, hăng hái tham gia các hoạt động văn nghệ và làm báo. Năm 1949 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Ông mất ngày 19-6-1989. Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
2, con người.
Chế Lan Viên là nghệ sĩ lớn, luôn trăn trở tìm tòi trên con đường nghệ thuật. Hơn nửa thế kỉ sáng tạo, ông đã tìm đến nhiều khuynh hướng nghệ thuật, và ở chặng đường nào cũng ghi được những thành công nổi bật.
Chế Lan Viên là con người có ý thức về khao khát sáng tạo để đi tìm mình giưã cuộc đời. Có lẽ vì thế mà những năm trước cách mạng tháng Tám năm 1945, người ta dễ dàng nhận ra một Chế Lan Viên giàu chí tưởng tượng, đồng cảm sâu sắc với nỗi đau của một nền văn hóa bị tàn phai.
II- Con đường thơ của Chế Lan Viên.
Sự nghiệp của Chế Lan Viên để lại 13 tập thơ, 1025 bài, trong đó 558 bài thuộc về Di Cảo thơ. Được chia làm 3 chặng đường sáng tác:
1, Thơ Chế Lan Viên trước Cách mạng tháng Tám, tập thơ Điêu Tàn
Gồm có 36 bài.
Nội dung:
+ Trước hết là một thế giới kinh dị.
+ Phủ nhận xã hội đương thời, phủ nhận cuộc sống thực tại.
+ Thể hiện niềm khao khát sống và sự nhạy cảm trước tạo vật mặc dù có lúc tác giả cố tình quay lưng lại với thực tại.
Nghệ thuật:
+ Chịu ảnh hưởng của thơ tượng trưng phương Tây.
+ Thơ có cảm xúc mạnh, những suy tưởng và cấu tứ thơ táo bạo, hình ảnh thơ khoáng đạt, trí tưởng tượng phong phú.


2, Ánh sáng và phù sa – cái mốc quan trọng trên đường thơ cách mạng của Chế Lan Viên.
Tập thơ gồm 69 bài thơ ( 1955-1960).
Nội dung:
+ Ca ngợi đất nước bước vào thời kì cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà.
+ Thể hiện sự giằng xé trong tâm hồn nhà thơ đâỷ lùi nỗi đau cũ tiến đến niềm vui mới.
+ Thể hiện lòng tin yêu, lòng biết ơn và sự gắn bó với nhân dân, đất nước, với Đảng với Bác Hồ.
Nghệ thuật:
+ Tính trữ tình của tập thơ bộc lộ trực tiếp nhiều sắc thái, có chiều sâu.

+ Nổi bật lên ở trí tưởng tượng mạnh mẽ, ở những hình ảnh đẹp và lộng lẫy, ở sự hòa hợp cảm xúc và trí tuệ.

+ Bút pháp thơ Chế Lan Viên đã đạt đến sự linh hoạt, đa dạng, biến hóa, dạt dào kiến thức, giàu chất triết lí mà không khuôn sáo.

+ Tứ thơ độc đáo hàm xúc.
3, Thơ Chế Lan Viên trong những năm kháng chiến chống Mĩ.
Bao gồm các tập thơ: Hoa ngày thường chim báo bão ( 1967), những bài thơ đánh giặc (1972), đối thoại mới (1973), ngày vĩ đại (1975)…
- Nội dung:
+Niềm tự hào về tổ quốc, dân tộc là cảm hứng lớn bao trùm trong thơ Chế Lan Viên.
+ Khẳng định cuộc chiến đấu của chúng ta là lòng căm thù và sự phủ định kẻ thù – đế quốc Mĩ.
+ Sự rung động trước nét đẹp bình dị của đời thường, của thiên nhiên và tình người.
Nghệ thuật:
+ Nghệ thuật phù hợp với bước chuyển của thơ theo hướng chính luận - thời sự.
+ Nhiều bài thơ được cấu trúc theo lối tùy bút.
+ Chủ đề phong phú đa dạng.
+ Đưa một cách khá phổ biến những từ ngữ và khái niệm của chính trị, quân sự,…vào thơ.
4, Thơ Chế Lan Viên những năm cuối đời.
Bao gồm các tập thơ: Hoa trên đá (1984), Ta gửi cho mình (1986), và nhất là hơn 300 bài thơ vào những năm cuối đời.
Nội dung:
+ Ông đi vào khám phá những tình cảm thầm kín riên tư của mình và của mọi người trong đời sống thường nhật. Đó là niềm vui, sự trăn trở trong cuộc đời ( tập Hoa trên đá).
+ Những ám ảnh siêu hình thuở điêu tàn, ông nghiêm khắc tự phê bình mình, những dắn vặt trong nội tâm của Chế Lan Viên ( Di Cảo thơ)
Nghệ thuật:
+ Hình thức thơ ngắn gọn, dồn nén.
+ Nhiều hình ảnh ảo, mang ý nghĩa biểu tượng.
III- Phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên.
1, Sức mạnh trí tuệ biểu hiện trong khuynh hướng thơ suy tưởng triết lí.

Sáng tạo nghệ thuật nhiều năng lực và thao tác tư duy như phân tích, so sánh,khái quát hóa, triết lí và một vốn văn hóa tri thức phong phú, nhiều mặt.

Viết về mỗi sự vật hiện tượng, Chế Lan Viên không chỉ rung động mà còn có suy nghĩ. Cái mà ông hướng tới chính là ý nghĩa triết lí hàm ẩn trong mỗi sự vật hiện tượng. Ông luôn vượt qua cái cụ thể, cảm tính để mở rộng ra những vấn đề ở tầm khái quát hơn.

Năng lực suy tưởng đi liền với thiên hướng triết lí là một phương diện cơ bản làm nên sức hấp dẫn trí tuệ của thơ Chế Lan Viên .
2, Khai thác triệt để các tương quan đối lập.
Sử dụng phép đối lập, ông nhìn sự vật trong các mặt đối lập, đặt cảm xúc hiện tượng tương phản bên nhau, làm nổi bật bản chất và quy luật phát triển của nó.
Chế Lan Viên thường xem xét sự vật trong các mối quan hệ quá khứ - tương lai, cá nhân - dân tôc, bi – hùng,… mà thống nhất.
Nhờ thủ pháp nghệ thuật tương phản mà Chế Lan Viên đã tạo ra được những hình ảnh có sức gợi cảm.
3, Năng lực sáng tạo hình ảnh phong phú.
Thế giới hình ảnh thơ Chế Lan Viên thật phong phú: có hình ảnh tả thực, có hình ảnh biểu tượng, có hình ảnh thuộc về cảm nhận mơ hồ của cõi tâm linh cũng là người rất công phu cầu kì trong viêc cấu tạo hình ảnh.
Hình ảnh thơ được lĩnh hội bằng tư duy trừu tượng chứ không phải bằng các giác quan. Phần lớn hình ảnh thơ ông được tạo ra bằng suy tưởng và có chức năng truyền tải khái niệm ý tưởng.
Ngoài ra trong thơ Chế Lan Viên còn có tính dân tộc và hiện đại. ( liên hệ với nhà thơ Tố Hữu)
IV- kết luận.
Tiếp thu tinh hoa của hai nền văn hóa lớn: phương Đông và phương Tây, ông lại là người có ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của thơ ca. Chế Lan Viên đã không ngừng phấn đấu trong suốt cuộc đời cầm bút để khẳng định một thiên chức thiêng liêng:
“Trái đất rộng thêm ra một phần bởi các trang thơ.
Vì diện tích tâm hồn các nhà thi sĩ”
(Sổ tay thơ)
Thơ Chế Lan Viên đã thể hiện rõ một phong cách nghệ thuật độc đáo và đầy sự sáng tạo. Nó rất dễ phân biệt với phong cách các nhà thơ, nhà văn khác và nó góp phần tạo nên sự đa dạng trong thơ Việt Nam.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lộc Minh Thu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)