TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CỦA VỤ- PHÁT TRIỂN tình cảm xã hội
Chia sẻ bởi Nguyễn Linh |
Ngày 03/05/2019 |
56
Chia sẻ tài liệu: TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CỦA VỤ- PHÁT TRIỂN tình cảm xã hội thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Gi?i thi?u linh v?c
Giỏo d?c tỡnh c?m - xó h?i
Mục đích bài học
Giúp học viên nắm được:
Mục tiêu, nội dung giáo dục phát triển tình cảm – xã hội
Những điểm mới của lĩnh vực giáo dục phát triển TC-XH
Cách thức tổ chức thực hiện nội dung giáo dục phát triển tình cảm – xã hội theo hướng tích hợp chủ đề.
Nội dung
Giới thiệu về lĩnh vực PT TC-XH trong chương trình GDMN
Hướng dẫn thực hiện nội dung phát triển tình cảm – xã hội
Thực hành thiết kế hoạt động giáo dục phát triển TC-XH
Thảo luận về tổ chức môi trường đáp ứng nội dung giáo dục phát triển TC-XH.
1.Giới thiệu về lĩnh vực PT TC-XH trong chương trình GDMN
1.1. Vai trò của GD tình cảm - xã hội đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
1.2. Mục tiêu, nội dung, kết quả mong đợi
1.3. Những điểm mới
1.1.Vai trò giáo dục TC-XH đối với sự phát triển của trẻ
Trong tâm lý học, tình cảm được coi là mặt tập trung nhất, đậm nét nhất của nhân cách.
Tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ thúc đẩy các mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thế giới xung quanh, kích thích con người tìm tòi, khám phá, là động cơ thúc đẩy con người hoạt động.
1.1.Vai trò giáo dục TC-XH đối với sự phát triển của trẻ
Giỏo d?c Phỏt tri?n tỡnh c?m
Phỏt tri?n tỡnh c?m l
- phỏt tri?n nang l?c nh?n bi?t v by t? nh?ng c?m xỳc, tỡnh c?m c?a mỡnh;
- phỏt tri?n kh? nang di?u ch?nh c?m xỳc.
*Nh?ng c?m xỳc co b?n c?a con ngu?i (VD; ni?m vui, s? gi?n d?, s? hói, t? ho, x?u h?...) b?t d?u hỡnh thnh v phỏt tri?n ? l?a tu?i m?m non
Phỏt tri?n tỡnh c?m d?a trờn n?n t?ng c?a s? phỏt tri?n kh? nang nh?n th?c v? b?n thõn (g?m nh?ng d?c di?m, thúi quen, kh? nang v vai trũ xó h?i...), m?i QHXH v?i ngu?i l?n v b?n bố
1.1. Vai trò giáo dục TC-XH đối với sự phát triển của trẻ
Sự phát triển TC-XH phụ thuộc vào sự phù hợp giữa các hành vi ứng xử của trẻ với sự mong đợi của xã hội hiện tại.
Vì vậy, cần tạo cho trẻ môi trường sống đa dạng, không bị dập khuôn, trong đó sự khác nhau về đặc điểm cá nhân, văn hóa, dân tộc, ngôn ngữ, độ tuổi, giới tính được tôn trọng.
1.1. Vai trò giáo dục TC-XH đối với sự phát triển của trẻ
Sự phát triển ngôn ngữ: Nếu trẻ thiếu tự tin, rụt rè, khó hợp tác trong quan hệ vớí bạn bè... sẽ ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp, biểu đạt bằng ngôn ngữ.
Sự phát triển nhận thức: Nếu trẻ gặp khó khăn trong sự phát triển tình cảm - xã hội sẽ bị hạn chế trong các hoạt động nhận thức
Sự phát triển thể chất: ở trẻ nhỏ, những cảm xúc tích cực có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển thể chất.
1.1. Vai trò giáo dục TC-XH đối với sự phát triển của trẻ
Tóm lại:
GD TC-XH hình thành ở trẻ những năng lực, những hành vi tích cực giúp trẻ tham gia vào cuộc sống hàng ngày, trang bị cho trẻ kỹ năng sống để giúp trẻ hoà nhập vào cộng đồng, xã hội.
1.2. Mục tiêu, nội dung, kết quả mong đợi
Mục tiêu
Giáo dục phát triển TC-XH và thẩm mĩ
(chương trình GD nhà trẻ)
Mục tiêu
Có ý thức về bản thân, mạnh dạn giao tiếp với những người gần gũi.
Có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc với con người, sự vật gần gũi.
Thực hiện được một số quy định đơn giản trong sinh hoạt.
Thích nghe hát, hát và vận động theo nhạc; thích vẽ, xé dán, xếp hình…
Nội dung giáo dục phát triển TC-XH và thẩm mĩ (chương trình GD nhà trẻ)
Phát triển tình cảm:
+ Ý thức về bản thân
+ Nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc
Phát triển kĩ năng xã hội:
+ Mối quan hệ tích cực với con người và sự vật gần gũi
+ Hành vi văn hóa và thực hiện các qui định đơn giản trong giao tiếp, sinh hoạt
Nội dung giáo dục phát triển TC-XH
và thẩm mĩ (chương trình GD nhà trẻ)
Phát triển cảm xúc thẩm mĩ
+Nghe hát và vận động đơn giản theo nhạc
+Vẽ nặn, xé dán, xếp hình, xem tranh
* Nội dung giáo dục PT TC-XH được chia theo độ tuổi: 3 – 12 tháng, 12 – 24 tháng, 24 – 36 tháng
Giáo dục phát triển TC-XH và thẩm mĩ
(chương trình GD nhà trẻ)
Kết quả mong đợi:
Biểu lộ sự nhận thức về bản thân
Nhận biết và biểu lộ cảm xúc với con người và sự vật gần gũi
Thực hiện hành vi xã hội đơn giản
Thể hiện cảm xúc qua hát, vận động theo nhạc/ tô màu, vẽ, nặn, xếp hình, xem tranh
Giáo dục phát triển TC-XH
(chương trình GD mẫu giáo)
Mục tiêu:
Có ý thức về bản thân
Có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm vói con người, sự vật, hiện tượng xung quanh
Có một số phẩm chất cá nhân : mạnh dạn, tự tin, tự lực.
Giáo dục phát triển TC-XH
(chương trình GD mẫu giáo)
Mục tiêu (tiếp)
Có một số kĩ năng sống: tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ
Thực hiện một số qui tắc, qui định trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi
Nội dung Giáo dục phát triển TC-XH
(chương trình GD mẫu giáo)
Phát triển tình cảm:
+ Ý thức về bản thân
+ Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người và hiện tượng xung quanh.
Nội dung Giáo dục phát triển TC-XH
(chương trình GD mẫu giáo)
Phát triển kĩ năng xã hội:
+ Hành vi và qui tắc ứng xử xã hội trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi
+ Quan tâm bảo vệ môi trường
* Nội dung giáo dục PT TC-XH được chia theo độ tuổi: 3 – 4 tuổi, 4 – 5 tuổi, 5 – 6 tuổi
Giáo dục phát triển TC-XH
(chương trình GD mẫu giáo)
Kết quả mong đợi:
Thể hiện ý thức về bản thân
Thể hiện sự tự tin, tự lực
Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh
Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội
Quan tâm đến môi trường
Một số điểm mới của lĩnh vực GD PT TC-XH
Giáo dục Phát triển TC-XH được đặt ra thành một lĩnh vực riêng có mục tiêu, nội dung, kết quả mong đợi theo độ tuổi.
Một số điểm mới của lĩnh vực GD PT TC-XH
Nội dung giáo dục PT TC – XH ở trẻ lứa tuổi MG được phát triển và mở rộng trên cơ sở nội dung giáo dục PT TC – XH ở trẻ lứa tuổi NT, nhằm hình thành ở trẻ một số phẩm chất và kĩ năng sống phù hợp.
Nội dung giáo dục PT TC-XH được mở rộng dần theo nguyên tắc đồng tâm phát triển, từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp.
Đối với lứa tuổi MG, các hoạt động giáo dục phát triển tình cảm - xã hội ở trẻ được thiết kế theo hướng tích hợp chủ đề.
Một số điểm mới của lĩnh vực TC-XH
GV được phép lựa chọn nội dung và các hoạt động giáo dục PT TC-XH một cách linh hoạt giúp trẻ có cơ hội tìm hiểu, khám phá theo nhiều cách khác nhau, phù hợp với hứng thú của trẻ và phù hợp với điều kiện cụ thể của trường lớp, của địa phương.
Một số điểm mới của lĩnh vực TC-XH
Có thể áp dụng những phương pháp giáo dục khác nhau một cách hợp lý, sáng tạo nhằm tích cực hoá hoạt động của trẻ như: giao nhiệm vụ để trẻ tự suy nghĩ giải quyết vấn đề, sử dụng các câu hỏi mở, tham gia trò chơi phân vai theo chủ đề....
Một số điểm mới của lĩnh vực TC-XH
Đánh giá thường xuyên các hoạt động GD PT TC-XH ở trẻ dựa trên các mục tiêu và kết quả mong đợi
2. Hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục phát triển tình cảm – xã hội
2.1. Tích hợp nội dung GD PT TC-XH
2.2. Tổ chức hoạt động giáo dục phát triển tình cảm – xã hội
2.1. Tích hợp nội dung GD TC-XH
Nội dung giáo dục phát triển TC-XH được tích hợp trong các hoạt động hàng ngày, trong hoạt động giáo dục phát triển các lĩnh vực khác và được tiến hành mọi lúc mọi nơi trong, mọi tình huống, mọi thời điểm thích hợp.
2.1.Tích hợp nội dung GD TCXH (tiếp)
Nội dung giáo dục phát triển TC-XH cho trẻ mẫu giáo có thể được tích hợp trong tất cả các chủ đề như: Bản thân, gia đình, trường/ lớp mầm non, nghề nghiệp, giao thông, động vật, thực vật...
Các hoạt động GD trẻ nhận biết về bản thân (Nhà trẻ)
Soi gương.
Xem tranh, ảnh
Trò chuỵên, đàm thoại để trẻ kể về mình
Kể chuyện, đọc thơ, hát
Trò chơi nhận biết các bộ phận cơ thể hoặc tìm đồ dùng của bé…
Thực hành một số việc tự phục vụ
Các HĐ nhằm hình thành mối quan hệ của trẻ với con người, sự vật, hiện tượng (Nhà trẻ)
HĐ giao lưu xúc cảm giữa người lớn và trẻ (âu yếm, vỗ về, vuốt ve…)
Xem tranh, ảnh về người thân.
Trò chuỵên về những người thân
Kể chuyện, đọc thơ, hát về tình cảm gia đình, bạn bè, cô giáo
Trò chơi.
Các HĐ làm quen với hát và vận động
theo nhạc; tô màu, vẽ nặn, đọc thơ, kể chuyện...(Nhà trẻ)
Nghe những âm thanh khác nhau, nghe nhạc, nghe hát (hát ru, nghe băng nhạc…).
Nhún nhảy, vận động theo nhịp điệu bài hát, bản nhạc; bắt chước một số vận động đơn giản
Xem tranh,vẽ, tô màu, xé dán
Nghe kể chuyện, đọc thơ
Trò chơi.
Các HĐ giáo dục MQH của trẻ với bản thân,
gia đình, trường lớp mầm non và cộng đồng
(Mẫu giáo)
Soi gương
Trò chuyện, đàm thoại
Xem tranh, vẽ, nặn, làm đồ chơI, làm album,...
Kể chuyện, đọc thơ, hát.
Xếp dọn đồ dùng, đồ chơi.
Tổ chức các trò chơi, lễ hội.
Các HĐ giáo dục trẻ bảo vệ môi trường (Mẫu giáo)
Trò chuỵện, đàm thoại
Xem tranh, kể chuyện, đọc thơ, hát.
Xếp dọn đồ dùng, đồ chơi, chăm sóc các con vật, cây cối, gieo hạt, trồng cây
Tổ chức các trò chơI, làm các bài tập thực hành.
Giáo dục trẻ quan tâm đến những nghề nghiệp khác nhau (Mẫu giáo)
Trò chuỵện, đàm thoại
Xem tranh, kể chuyện, đọc thơ, hát.
Tham quan
Vẽ, xé dán, tô màu, làm sách tranh…
Tổ chức các trò chơi đóng vai, làm các bài luyện tập.
Các HĐ giáo dục trẻ tình cảm với quê hương đất nước (Mẫu giáo)
Xem tranh ảnh, băng hình
Tham quan, sưu tầm làm sách tranh.
Nghe kể chuyện lịch sử, hát dân ca.
Vẽ, xé dán, tô màu, làm sách tranh…
Tham gia tổ chức lễ hội
2.2.Tổ chức hoạt động giáo dục phát triển TC-XH
Cho trẻ được trải nghiệm thông qua việc tham quan, tiếp xúc, quan sát môi trường xã hội gần gũi xung quanh (VD: tham quan, quan sát các công việc của một số nghề, một số lễ hội ở địa phương...)
Tổ chức trò chuyện, quan sát tranh ảnh, nghe kể chuyện, đọc thơ, hát múa ....,
2.2.Tổ chức hoạt động giáo dục phát triển TC-XH
Tổ chức các trò chơi cho trẻ - Đây là một hình thức phù hợp nhất, phát huy những tình cảm tích cực cũng như giải toả những tình cảm tiêu cực của trẻ
Đặc biệt trong trò chơi đóng vai trẻ bày tỏ tình cảm của mình thông qua các mối quan hệ với bạn chơi, học kĩ năng cần thiết để giao tiếp một cách có hiệu quả với người lớn và trẻ khác, trải nghiệm các kĩ năng xã hội như chia sẻ, nhường nhịn nhau, chờ đến lượt và sẽ trở nên đồng cảm với người khác. Đây chính là những kỹ năng cần thiết để trẻ hoà nhập vào cuộc sống xã hội.
Hoạt động 3. Thực hành thiết kế hoạt động GD phát triển TC-XH trong một chủ đề
Lựa chọn chủ đề, độ tuổi, nội dung, thời điểm thực hiện
Thiết kế hoạt động:
- Tên hoạt động
- Mục đích
- Chuẩn bị
- Tiến hành
Hoạt động
Tạo hình: Bé làm thiệp chúc Tết người thân
Mục đích:
Trẻ biết được một vài truyền thống, phong tục trong ngày tết.
Trẻ tự lựa chọn sử dụng các vật liệu để làm thiệp
Thể hiện tình cảm quan tâm đối với người thân.
Thực hành thiết kế hoạt động
cho trẻ nhà trẻ
Nhóm 1: Thiết kế một hoạt động chơi - tập tích hợp nội dung giáo dục trẻ nhận biết về bản thân .
Nhóm 2: Thiết kế một hoạt động chơi - tập tích hợp nội dung giáo dục mối quan hệ của trẻ với người thân
Thực hành thiết kế hoạt động
cho trẻ mẫu giáo
Nhóm1: Nội dung GD trẻ tình cảm bạn bè (Trường lớp MG)
Nhóm2: Nội dung GD trẻ trân trọng sản phẩm, quý trọng người lao động (Nghề nghiệp).
Nhóm3: Nội dung GD trẻ quan tâm, tôn trọng văn hoá truyền thống của quê hương(Tết-Mùa xuân; Quê hương em).
Nhóm4: Nội dung GD trẻ bảo vệ môi trường, chấp hành luật lệ an toàn giao thông (Phương tiện và luật lệ giao thông)
Hoạt động
Tạo hình: Bé làm thiệp chúc Tết người thân
Chuẩn bị
Những đồ dùng và vật liệu cần thiết đề làm thiệp: giấy bìa cứng, kéo, hồ, bút màu, giấy màu...
Tiến hành
Giáo viên cùng trẻ trò chuyện về ngày Tết: Quang cảnh, không khí của ngày tết. Tình cảm và những việc mọi người thường làm cho người thân trong những ngày tết...
Yêu cầu trẻ tự lựa chọn những vật liệu cần thiết để làm tấm thiệp mình yêu thích để tặng những người thân.
Hoạt động
Tạo hình: Bé làm thiệp chúc Tết người thân
Trẻ tự nêu lên những lựa chọn của mình (2-3 trẻ) và cô giáo ghi lại những lựa chọn của từng trẻ lên bảng nhằm mục đích giới thiệu cho trẻ biết ý nghĩa của việc dùng chữ viết để ghi lại lời nói đồng thời biết được trẻ nào thực hiện đúng sự lựa chọn của mình.
Trẻ tự làm thiệp theo ý thích, cô giáo quan sát và giúp đỡ nếu cần.
Trẻ trình bày sản phẩm và giới thiệu về tấm thiệp chúc mừng của mình. Khuyến khích trẻ nói về người thân mà trẻ sẽ tặng và những lời trẻ muốn viết đề tặng người thân trên tấm thiệp.
Một số lưu ý khi tổ chức các HĐGD
tình cảm - xã hội
Thường xuyên trò chuyện thân thiện với trẻ.
Không nên đưa ra quá nhiều yêu cầu đối với trẻ.
Luôn chú ý lắng nghe để hiểu trẻ, tôn trọng, tin tưởng trẻ.
Kịp thời khen ngợi, động viên trẻ khi trẻ thể hiện những kĩ năng xã hội hợp lý.
4. Tổ chức môi trường GD
Môi trường hoạt động giáo dục PT TC-XH đảm bảo không khí thân thiện, đầm ấm, vui vẻ, thoải mái.
Môi trường có sự giao tiếp, gắn bó và hướng dẫn bằng lời nói, cử chỉ, hành động của ngýời lớn;
Có đủ các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động giáo dục TC-XH;
4. Tổ chức môi trường GD
Việc bố trí, sắp xếp các góc chơi phải tăng cường tính độc lập cho trẻ khi hoạt động: thuận tiện cho trẻ dễ thấy, dễ lấy và sử dụng; dễ dàng cho việc giám sát của giáo viên;
Các khu vực chơi cần được thay đổi phù hợp với chủ đề.
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Linh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)