T3a

Chia sẻ bởi Nguyễn Công Quang | Ngày 25/04/2019 | 87

Chia sẻ tài liệu: t3a thuộc Tin học 10

Nội dung tài liệu:

Tuần :02 tiết 3 Ngày dạy:21/08/2012
Bài 2: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU (tiếp theo)
Mục tiêu:
Về kiến thức:Hiểu cách mã hóa thông tin và cách biểu diễn các thông tin trong máy tính theo nguyên lí mã hóa nhị phân.
Về kỹ năng:
Biết cách sử dụng bảng mã ASCII để mã hóa kí tự, xâu kí tự, số nguyên.
Biết chuyển đổi biểu diễn số giữa các hệ đếm: thập phân, nhị phân và hexa.
Biểu diễn được số nguyên và viết được số thực dưới dạng dấu phẩy động.
Về thái độ:Rèn luyện ý thức học tập, ham thích tìm hiểu,tư duy khoa học, logic
Trọng Tâm
Hiểu cách mã hóa thông tin và biểu diễn thông tin trong máy tính theo nguyên lí mã hóa nhị phân. Biết cách sử dụng bảng mã ASCII để mã hóa kí tự, xâu kí tự, số nguyên.
Biết chuyển đổi biểu diễn số giữa các hệ đếm: thập phân, nhị phân và hexa.
Chuẩn bị:
Giáo viên:Sách giáo khoa Tin học 10, giáo án giảng dạy, máy chiếu, bảng, phấn viết.
Học sinh:Sách giáo khoa Tin học 10, vở
Tiến trình dạy học:
Ổn định lớp:Báo cáo sĩ số lớp
Kiểm tra bài cũ: GV đặt câu hỏi và gọi 2 HS lên trả lời.
Đặc thù của ngành Tin học là gì? Nêu những đặc tính ưu việt của máy tính điện tử?
Thông tin là gì? Dữ liệu là gì? Đơn vị đo lượng thông tin cơ bản là gì? 1 byte =? bit?
Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy


Hoạt động 1: Giới thiệu cách biểu diễn các dạng thông tin trong máy tính và nguyên lí mã hóa nhị phân.
GV đưa ra khái niệm hệ đếm và giới thiệu qua các hệ đếm trong đời sống hằng ngày (hệ thập phân)
GV nói thêm về sự phụ thuộc của hệ đếm vào vị trí.




GV: Có nhiều hệ đếm khác nhau nên muốn phân biệt số được biểu diễn ở hệ đếm nào người ta viết cơ số làm chỉ số dưới của số đó.




GV giới thiệu các hệ đếm dùng trong tin học.
GV đưa ví dụ (bảng phụ) cho HS hiểu cách đổi giá trị từ hệ cơ số này sang hệ cơ số khác (cụ thể là từ hệ cơ số 10, sang hệ cơ số 2, và hệ cơ số 16)



GV đưa hình minh họa (bảng phụ) và giải thích cách biểu diễn số nguyên, số thực




GV đưa ra một số ví dụ (bảng phụ) cho HS hiểu cách biểu 1 kí tự, và 1 xâu kí tự bằng dãy bit như thế nào.
GV đưa ra nguyên lí mã hóa nhị phân.

5/Biểu diễn thông tin trong máy tính
Thông tin loại số
Hệ đếm
-Có hệ đếm phụ thuộc vào vị trí và có hệ đếm không phụ thuộc vào vị trí:
+ Hệ chữ cái La Mã không phụ thuộc vào vị trí
Ví dụ: X ở IX hay X ở XI đểu có nghĩa 10
+ Hệ đếm cơ số thập phân, nhị phân, hexa là hệ đếm phụ thuộc vào vị tríVí dụ: Số 1 trong 10 khác với số 1 trong 01
-Nếu một số N trong hệ số đếm cơ số b có biểu diễn là
N= dndn-1dn-2...d1d0 ,d-1d-2...d-m
Thì giá trị của nó là:
N= dn bn + dn-1 bn-1 + ... +
d0 b0 ,d-1 b-1 + d-mb-m
Ví dụ:43,310 = 4.101 + 3.100 + 3.10-1
Các hệ đếm dùng trong Tin học
- Hệ nhị phân (hệ cơ số 2): là hệ chỉ dùng hai số 0 và 1
Ví dụ: 1012=1 x 22 + 0 x 21 + 1 x 20 = 510
- Hệ cơ số 16 (hệ hexa): hệ dùng các số 0, 1, 2, ..., 9, A, B, C, D, E, F (giá trị tương ứng là 10, 11, 12, 13, 14, 15) để biểu diễn.Ví dụ: 1A16=1 x 161 + 10 x 160 = 2610
Cách biểu diễn số nguyên
-Ta dung 1 byte để biểu diễn số nguyên không dấu có giá trị từ 0-255,
-đối với số nguyên có dấu ta dùng bít cao nhất để thể hiện dấu gọi là bít dấu(bit cuói cùng bên trái) 0: dương, 1: âm.Khi đó biểu diễn được số nguyên từ -127-127.
-Có thể dùng 1bít,2bit,4bit..để biểu diễn số nguyên.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Công Quang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)