T­ướng ĐơCat & Các CS Điên Biên

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 27/04/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: T­ướng ĐơCat & Các CS Điên Biên thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Tướng Đờ-cát
Và các Chiến sĩ
Điện Biên Phủ
Tướng Đờ-cát
Đại tá ĐơCat khi đặt chân lên ĐBP-Thiếu tướng khi đầu hàng
Castries –
Con đường
binh nghiệp
Christian Marie Ferdinand de la Croix de Castries là một chỉ huy “danh giá” của Pháp, xuất thân từ một gia đình giòng giõi quí tộc Pháp.
Năm 19 tuổi, Castries nhập ngũ và đã học Trường Kỵ binh Saumur.
Năm 1926 được phong hàm sỹ quan nhưng sau đó ông đã xin nghỉ để theo môn thể thao đua ngựa.
Thế chiến thứ hai, tái gia ngũ, bị bắt năm 1940 và đã trốn thoát trại tù binh của Đức năm 1941.
Tham gia chiến đấu trong lực lượng Đồng Minh ở Bắc Phi, Ý và Nam Pháp.
Năm 1946 Castries lên trung tá và đã được phái đến Đông Dương.
Đầu năm 1951, được cử làm chỉ huy trưởng Binh đoàn cơ động Ma-rốc (Groupement Mobile des Tabors) nhưng không lâu sau bị thương do xe cán phải mìn phải được đưa về Pháp chữa trị.
Bại tướng ở Điện Biên Phủ
Năm 1952, ông trở lại Việt Nam với hàm đại tá.
Tháng 12 năm 1953, được giao nhiệm vụ phòng thủ ở Điện Biên Phủ với chức vụ chỉ huy trưởng tập đoàn cứ điểm. được thăng hàm thiếu tướng (General de Birgade) tại mặt trận vào ngày 16 tháng 4 năm 1954.
Tuy nhiên, đến ngày 7/5/1954 đã bị các Chiến sĩ Điện biên bắt làm tù binh.
4 tháng sau hiệp định đình chiến Genève, được trao trả cho Quân đội Pháp .
Castries rời quân ngũ năm 1959 và qua đời năm 1991 tại Paris, Pháp
Tướng Đơ Cat cùng toàn bộ sĩ quan chỉ huy của Pháp ở ĐBP bị bắt làm tù binh
Các Chiến sĩ bắt sống tướng Đờ Cát
Thông tin về các danh tướng ĐB khá nhiều, duy chỉ TT về những chiến sĩ bắt sống tướng Đờ Cát thì còn quá ít.
Tài liệu này cố gắng sưu tầm nhưng cũng bị nhiều hạn chế
Trên hầm Đơ Cat ngày 8/5/1954
Đại tá Hoàng Đăng Vinh
Là một trong 5 chiến sĩ xông vào hầm chỉ huy bắt sống De Castries, Đại tá Hoàng Đăng Vinh kể: “Trong cuộc đời binh nghiệp của bất cứ người lính nào, bắt sống một tướng địch là một vinh dự lớn lao. Tôi may mắn được chứng kiến và tham gia vào thời khắc lịch sử ấy, nhưng chiến công đó là công sức và sự hi sinh của biết bao chiến sĩ, đồng đội, của cả dân tộc”.
Năm 1999, khi Tạ Quốc Luật và Nguyễn Văn Nhỏ đã mất, Đại tá Hòang Đăng Vinh đi tìm đồng đội bằng bài viết đăng trên báo Tiền phong tháng 5-1999
Sau chiến thăng ĐBP,Chiến sĩ Hoàng Đăng Vinh được Bác Hồ trực tiếp gắn huy hiệu
Ông Đào Văn Hiếu sau đợt
“tim Đồng đội”
sinh ra và lớn lên tại xóm 8, xã Nga Hưng, huyện Nga Sơn.
Năm 17 tuổi, ông đã tham gia đội du kích Nga Hưng.
Năm 1951, ông được nhận vào đại đội 360, tiểu đoàn 130, trung đoàn 209 thuộc đại đoàn 312, lần lượt được tham gia các trận chiến ác liệt như chiến dịch Hòa Bình, chiến dịch Tây Bắc, Thượng Lào…
Năm 1954 tham gia chiến dịch Điện Biên.
Năm 1959, trở về quê hương; Năm 1960, ông Hiếu cưới vợ là người cùng xã và sinh được 5 người con.
Năm 1966, về sư đoàn 338, tiếp tục tham gia chống Mỹ ở chiến trường B
Năm 1974 ra quân, về làng với quân hàm trung úy, mang trong mình thương tật hạng 2/4 và 24 năm tuổi quân.
Hoàng Đăng Vinh Gặp lại Đào Văn Hiếu
Ðại tá Tạ Quốc Luật
Khi được phong anh hùng thì “Cụ Tạ Quốc Luật” đã mất, tư liệu chỉ còn ảnh chup “Giấy chứng nhận”
Quê ở thôn Quang Lang, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy.
Là cháu nội của cụ Ðô thống quân vụ Tạ Hiện thời Tự Ðức, người đã từng cầm quân chiến đấu rất ngoan cường với giặc Pháp ngay từ khi chúng xâm lược Việt Nam.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Tạ Quốc Luật tình nguyện đi bộ đội.
Năm 1947 là trung đội trưởng của Tiểu đoàn 151, tham gia nhiều trận đánh ở các tỉnh Bắc Cạn, Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng và Lạng Sơn. Năm 1952, ông cùng đơn vị đánh cứ điểm Nà Sản. Sau trận này ông được đề bạt đại đội trưởng Ðại đội 360, Trung đoàn 209, Ðại đoàn 312.
Năm 2004, Ðại tá Tạ Quốc Luật được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.
Tạ Quốc Luật kể
"Khi chúng tôi vượt qua cầu Mường Thanh thì gặp một tên lính ngụy. Tôi hỏi tên này: Hầm Ðờ Cát ở đâu? Hắn chưa hết run và chỉ vào căn hầm có nhiều cột ăng - ten nhỏ ở trên nóc. Tôi liền chỉ huy tổ của mình áp sát khu vực hầm và phân công đồng chí Nhỏ dùng thủ pháo ném vào cửa hầm uy hiếp, đồng thời cử hai chiến sĩ bịt cửa hầm bên kia rồi cùng với Nhỏ và Vinh vào cửa hầm bên này. Ánh sáng bên trong hầm hắt ra có thể nhìn rõ trần hầm có căng dù trắng. Số sĩ quan Bộ Tham mưu của tập đoàn cứ điểm tỏ ra rất mệt mỏi và lo âu. Riêng Ðờ Cát vẫn đội mũ ca-lô và ngồi cúi mặt xuống bàn. Khi đến gần, tôi hô lớn tiếng Pháp: "Giơ tay lên!". Sau đó, Ðờ Cát cầm máy điện thoại ra lệnh cho toàn bộ quân Pháp ở Ðiện Biên Phủ đầu hàng. Lúc đó là 17 giờ 30 phút ngày 7- 5- 1954".
CCB Điện Biên Đào Văn Hiếu
ông Đào Văn Hiếu, một trong hai nhân chứng sống tham gia bắt sống tướng Đờ Cát trong chiến dịch Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954.
Ông Đào Văn Hiếu tại quê hương
5 Chiến sĩ Điện biên đáng nhớ
Như vậy năm người tiến vào khu trung tâm xông vào hầm chỉ huy của Đơ Cat là: Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật, Bùi Văn Nhỏ, Đào Văn Hiếu, Hoàng Đăng Vinh và anh Lam.
1- Ðại tá Tạ Quốc Luật
2- Đại tá Hoàng Đăng Vinh
3- Trung uý Đào Văn Hiếu
4- Chiến sĩ Bùi Văn Nhỏ ( chưa có thông tin)
5- Người có tên là “anh Lam” (đã mất).
Đã có thông tin
Thay lời kết
Nhân kỷ niệm Chiến thắng ĐBP lịch sử
NST cố gắng hết mức cũng chỉ có những thông tin trên.
Rất mong được nguồn thông tin bổ sung

Trân trọng cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)