T 74,75 BAI VIET SO 6 có ma trận đề

Chia sẻ bởi Lăng Thị Thúy Huynh | Ngày 26/04/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: T 74,75 BAI VIET SO 6 có ma trận đề thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Tiết 73, 74
BÀI VIẾT SỐ 6



Ngày soạn: 01.03.2012
Ngày giảng: 06.03.2012

I.MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA :
- Thu thập những thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn về kiến thức, kĩ năng đáp ứng bài làm văn trong chương trình Ngữ văn 10 chương trình cơ bản của HS về các phương diện cụ thể sau:
- Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 10 cơ bản học kì II đến tiết 73 theo 2 nội dung Văn học, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm kết hợp với tự luận.
- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết bài, nhất là kĩ năng vận dụng tốt các TTLL như: giải thích, phân tích, bình luận...
Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau:
- Nắm kiến thức về tác giả, tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 10 Ngữ văn 10 cơ bản học kì II đến tiết 72.
- Vận dụng kiến thức làm bài văn nghị luận văn học về tác phẩm văn xuôi trung đại (Bình Ngô đại cáo).

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
- Hình thức: Tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra trong 90 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Mức độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Cộng

Đọc văn
Hồi trống Cổ Thành (Trích Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung?

Nhận biết được chi tiết có liên quan đến nhan đề của tác phẩm
Giải thích được ý nghĩa nhan đề của đoạn trích Hồi trống Cổ Thành





1,0
1,0


1
30% = 3 điểm















Làm văn
Nghị luận về tác phẩm văn xuôi trung đại: Bình Ngô đại cáo
Nhớ được những nét chính về tác giả Nguyễn Trãi, tác phẩm Bình Ngô đại cáo

Hiểu, giải thích và chỉ ra được ý nghĩa của hình ảnh, chi tiết nghệ thuật , các biện pháp tu từ, kết cấu tác phẩm, giọng điệu, ngôn ngữ,...
Từ ý nghĩa của từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật phân tích, nêu được tư tưởng nhân nghĩa của NT thể hiện trong tác phẩm
Liên hệ rút ra bài học giáo dục.



2,0
3,0
2,0
1,0
1
80% = 8 điểm



3,0

4,0

2,0

1,0
2
10 điểm



30%
40%
20%
10%
100%


IV . BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA

Câu 1 (2 điểm):
Ý nghĩa của hồi trống trong đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành” (Trích Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung?
Câu 2 (8 điểm):
Em hãy phân tích tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô đại cáo”.


V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
Câu 1: Những ý nghĩa đặc biệt của hồi trống Cổ Thành:
- Mang tính chất thử thách để đoàn tụ anh em (0,5 điểm)
+ Giải nghi với Trương Phi.
+ Minh oan với Quan Công.
- Là biểu tượng của lòng trung nghĩa, tinh thần dũng cảm (0,5 điểm
-Thể hiện rõ tính cách của Trương Phi, tài năng và lòng trung nghĩa của Quan Công (0,5 điểm
- Tạo nên ko khí chiến trận hào hùng, ý vị hấp dẫn đặc biệt của tác phẩm (0,5 điểm
Câu 2:
1. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận. Vận dụng khả năng đọc hiểu để trình bày hiểu biết về một nội dung trong tác phẩm văn học. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở nắm vững kiến thức về tác giả NT, tác phẩm Bình Ngô đại cáo học sinh phân tích, làm rõ tư tưởng nhân nghĩa thể hiện trong tác phẩm. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải hợp lí và nêu được những cảm xúc ấn tượng riêng với các ý cơ bản
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lăng Thị Thúy Huynh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)