Suy thoai tang ozon

Chia sẻ bởi Võ Thống Mỹ Quyên | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: suy thoai tang ozon thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:



SỰ SUY THOÁI TẦNG ÔZÔN
I/ O�zôn
Khái niệm

- O�zôn là loại khí hiếm trong không khí, nằm trong tầng bình lưu khí quyển, gần bề mặt Trái Đất và tập trung thành một lớp dày ở độ cao 16 - 40km. phụ thuộc vào vĩ độ.
- Lượng ôzôn chỉ có 0,000001% về thể tích nhưng không ổn định. Nồng độ khí ôzôn trong khí quyển đạt giá trị cực đại ở độ cao 25 - 30km, giảm dần xuống dưới và lên phía trên, đến độ cao 60km thì không còn ôzôn.
2.Quá trình hình thành ôzôn (O3)
Khi oxi hấp thụ năng lượng mặt trời, phân tử oxi bị phân li thành nguyên tử. Nguyên tử oxi kết hợp với phân tử oxi thành phân tử ôzôn .
Khi ôzôn hấp thụ năng lượng của tia tử ngoại trong năng lượng mặt trời, làm cho phân tử ôzôn bị phân li thành nguyên tử và phân tử oxi.
3. Vai trò của ôzôn:

Tầng ôzôn hấp thụ năng lượng các tia tử ngoại từ bức xạ mặt trời, tiêu diệt các vi sinh vật gây hại, điều hòa nhiêt độ., góp phần bảo vệ sự sống trên Trái Đất.
4. Tình trạng của tầng ôzôn hiện nay:

Tầng ôzôn hiện đang suy thoái. Lỗ thủng tầng ôzôn ở Nam Cực hiện nay rộng đến 20 triệu km2, gây ra nhiều tác động tới sinh thái và sức khỏe con người
II/ Suy thoái tầng ôzôn:

1. Khái niệm:

suy thoái tầng ôzôn là hiện tượng giảm lượng ôzôn trong tầng bình lưu.
2.Nguyên nhân suy thoái tầng ôzôn:
a.Hoạt động sản xuất của con người:
chlorofluorocarbon (CFC): dùng trong lĩnh vực làm lạnh, xốp, dung môi, sơn khí, dập cháy và khử trùng.
+hydrochlorofluorocarbon (HCFC): chất làm suy giảm tầng ôzôn thấp hơn CFC nhưng khả năng làm nóng toàn cầu cao gấp 2000 lần khí CO2.

+ methyl bromide: làm thuốc trừ sâu; khi lên đến tầng bình lưu sẽ bị tia cực tím phân hủy để cho ra brom nguyên tử, 1 nguyên tử brom có khả năng phá hủy các phân tử ôzôn gấp 40 - 50 lần 1 nguyên tử Clo.

+ halons: dùng trong các bình chữa cháy
+ oxitnitrit (NO): thải ra từ các máy bay siêu thanh, tên lửa; hay chuyển hóa từ phân đạm trong lĩnh vực nông nghiệp.
Hoạt động của núi lửa phóng thích một lượng lớn Cl và HCl vào khí quyển, nếu các hợp chất clo này tích tụ ở tầng bình lưu nó sẽ là nguyên nhân chính làm suy giảm tầng ôzôn.
b. Ngoài ra còn do hoạt động của núi lửa
III/ Hậu quả của suy giảm tầng ôzôn
1. Tácđộng đến khí hậu:
gây ra các thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác ở hầu hết các nước trên thế giới
làm nhiệt độ và mực nước biển toàn cầu tiếp tục tăng nhanh
2. Tác động đến con người
Tia UV gây ung thư da, đục thủy tinh thể, giảm miễn dịch, xáo trộn các kháng thể chống lại bệnh tật nhất là các bệnh truyền nhiễm.
Nếu ôzôn ở tầng bình lưu giảm 1% thì bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất sẽ tăng 2%, làm tăng từ 0,6 - 0,8% số ca đục thủy tinh thể, 2% ung thư da không sắc tố, 0,6% ung thư da ác tính.
3. Tác động tới động thực vật

Làm giảm khả năng chịu đựng của cây trồng, giảm năng suất cây trồng, gây bệnh cho một số loài thực vật.

Làm giảm số lượng các sinh vật phù du, các sinh vật thân mềm. và dẫn đến phá hủy chuỗi thức ăn của các sinh vật, hậu quả là một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.
tác động của ôzôn đối với thực vật
4. Tác động tới các vật liệu

Tăng cường bức xạ tia cực tím sẽ có tác động đến các vật liệu chất liệu dẻo, làm giảm tuổi thọ và độ bền chắc của vật liệu.
IV/ Biện pháp bảo vệ:

Quản lý chất thải sao cho các chất có thể gây ô nhiễm môi trường không lan ra khí quyển, thủy quyển, thạch quyển.

Cắt giảm và tiến tới xóa bỏ việc sử dụng các chất CFC và halon (dẫn xuất chứa Cl, Br, F của metan, etan).

IV/ Biện pháp bảo vệ:

Thay đổi quy trình công nghệ sản xuất, đây là tiền đề của công nghệ ít hay không có phế thải.

Thực hiện quá trình hấp thụ hoặc chuyển sang sản phẩm khác ít độc hại hơn.
CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thống Mỹ Quyên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)