SUY D D PP

Chia sẻ bởi Duy Dai | Ngày 24/10/2018 | 90

Chia sẻ tài liệu: SUY D D PP thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

ĐỀ TÀI:
DINH DƯỠNG CHO TRẺ EM BỊ SUY DINH DƯỠNG
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: CÔ TRÀ

NHÓM:
ĐỖ QUỐC CƯỜNG
TRẦN DUY TIẾN
MAI HOÀNG VŨ
TRẦN CÔNG DUY
I. TỔNG QUÁT VỀ SUY DINH DƯỠNG (SDD) TRẺ EM

Suy dinh dưỡng trẻ em là gì?

Suy dinh dưỡng trẻ em (gọi đầy đủ là suy dinh dưỡng protein - năng lượng) là một hội chứng do thiếu nhiều chất dinh dưỡng , phổ biến nhất là thiếu protein năng lượng .

Biểu hiện của suy dinh dưỡng là sự chậm lớn ở trẻ em , chậm phát triển cả về chiều cao và cân nặng . Trẻ bị suy dinh dưỡng thường mắc các bệnh nhiễm khuẩn và các bệnh nhiễm khuẩn này lại làm cho bệnh suy dinh dưỡng càng nặng thêm , tạo thành một vòng luẩn quẩn

Tỷ lệ trẻ em Việt Nam mắc bệnh suy dinh dưỡng vẫn còn cao , theo số liệu thống kê năm 2005 là 25,2% và nhóm tuổi dễ bị suy dinh dưỡng nhất là trẻ em từ 6 tháng đến 24 tháng

Bệnh nhân Hồ Huy Hoàng, 30 ngày tuổi, bị suy dinh dưỡng nặng - khoa Nhi BVTW Huế
 
 
2. Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng trẻ em

2.1. Do chế độ ăn của trẻ thiếu về số lượng và chất lượng

- Kinh tế khó khăn, thiếu điều kiện về vật chất
- Thiếu kiến thức nuôi con
- Thiếu thời gian chăm sóc bé, trẻ biếng ăn

2.2. Do trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng

Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột như bị tiêu chảy , viêm đường hô hấp , sởi, nhiễm giun sán dẫn đến làm giảm nhu cầu ngon miệng và hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ.

3.3. Một số yếu tố khác
- Cân nặng khi sinh của trẻ dưới 2500g.
- Trẻ sinh đôi , sinh ba ...
- Gia đình đông con .
- Thiếu sữa mẹ .
3. Phân loại và cách phát hiện suy dinh dưỡng trẻ em
3.1. Phát hiện và phân loại

Theo tổ chức WHO khuyến nghị trẻ bị coi là suy dinh dưỡng khi cân nặng / tuổi dưới 2 độ lệch chuẩn (<-2SD) so với quần thể tham khảo NCHS của Hoa Kỳ (1 SD tương đương với khoảng 10% cân nặng chuẩn).Các mức độ suy dinh dưỡng :
- Cân nặng / tuô�i >-2SD : trẻ bình thường
- Cân nặng / tuổi từ -2SD đến -3SD: trẻ SDD độ I
- Cân nặng / tuổi từ -3SD đến -4SD: trẻ SDD độ II
- Cân nặng / tuổi dưới -4SD : trẻ SDD độ III

Đo vòng cánh tay trẻ em từ 1 đến 5 tuổi:
- Ở trẻ em 1 đến 5 tuổi bình thường vòng cánh tay khoảng 14-16 cm .
- Nếu vòng cánh tay trẻ trong khoảng 12,5 cm - 13,5 cm thì trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng .
- Nếu vòng cánh tay đo được dưới 12,5 cm thì chắc chắn trẻ bị suy dinh dưỡng .

Theo Waterlow: ông phân loại suy dinh dưỡng như sau :

- Thiếu dinh dưỡng thể gày còm (suy dinh dưỡng cấp) được biểu hiện bằng cân nặng theo chiều cao thấp so với chuẩn .
- Thiếu dinh dưỡng thể còi cọc (suy dinh dưỡng mãn tính) dựa vào chiều cao theo tuổi thấp so với chuẩn.
- Thiếu dinh dưỡng thể vừa còm vừa còi (suy dinh dưỡng nặng kéo dài ) thì cả hai chỉ tiêu trên đều thấp so với chuẩn.


3.2. Triệu chứng

Các thể nhẹ :
- Trẻ đứng cân hoặc sụt cân.
- Cơ nhão , teo dần.
- Da dẻ hơi xanh xao.
- Biếng ăn , hay quấy khóc...

Các thể nặng:

- Thể phù (Kwashoirkor) có một số biểu hiện như : da khô, dễ bị hăm đỏ , lở loét , tóc thưa bạc màu

- Thể teo đét (Marasmus) cân nặng của trẻ tụt xuống dưới 60%. Cơ thể của trẻ chỉ là da bọc xương , nét mặt như cụ già , tinh thần mệt mỏi , thờ ơ

- Thể hỗn hợp (Marasmus - Kwashoirkor) cân nặng của trẻ dưới 60% , trẻ gầy đét nhưng lại phù .



SUY DINH DƯỠNG THỂ PHÙ
( KWASHIORKOR)
Ngày 14 /1 /2008 vừa qua, Bệnh viện Nhi Đồng 1 có tiếp nhận điều trị bé gái T.Th.L, 4 tháng tuổi, nhập viện vì sốt, phù và bong tróc da.
Và được chẩn đoán là bị bệnh lý Kwashiorkor

SUY DINH DƯỠNG THỂ GẦY ĐÉT
( MARASMUS)
Sau đây là một số triệu chứng có thể gặp ở trẻ bị suy dinh dưỡng thể nặng.
4. Phòng và điều trị suy dinh dưỡng trẻ em

4.1. Đối với các thể vừa và nhẹ

- Cho thêm các thực phẩm có độ đậm năng lượng cao như : dầu, mỡ, hạt có dầu... Tăng cường bổ sung thức ăn giàu protein động vật , các loại rau chứa nhiều vitamin và muối khoáng .

-Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ kéo dài từ 18 - 24 tháng .

- Nếu trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đặc biệt là các bệnh tiêu chảy, viêm đường hô hấp, sởi thì cần điều trị các bệnh này.



4.2. Đối với các thể nặng

Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng cần phải điều trị tại bệnh viện và theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị cho trẻ. Trong những trường hợp nghiêm trọng cần đưa trẻ đi cấp cứu như trẻ bị tiêu chảy dẫn đến mất nước và chất điện giải.

Chế độ ăn.

Chống nhiễm khuẩn bằng kháng sinh đặc hiệu.





4.3. Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em
- Dinh dưỡng : chăm sóc trẻ khi còn là bào thai trong bụng mẹ , thông qua chế độ ăn của mẹ mang thai

- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 12 tháng (lâu hơn càng tốt) để phòng chống suy dinh dưỡng

- Cho trẻ ăn dặm một cách hợp lý(bắt đầu từ tháng thứ 5 trở đi)

- Phòng chống các bệnh nhiễm trùng bằng cách tiêm chủng cho trẻ , giữ vệ sinh dụng cụ nuôi trẻ , môi trường sống của trẻ .

- Giáo dục tuyên truyền về dinh dưỡng và kiến thức nuôi con cho các đối tượng là các bậc phụ huynh tương lai về suy dinh dưỡng

Tăng cường sự hiểu biết của bố mẹ

- Tăng cường nguồn thực phẩm bổ sung cho bữa ăn hằng ngày của trẻ và cả gia đình




II. Khẩu phần ăn và thực đơn kiến nghị cho trẻ

1. Xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ được 13 - 18 tháng:

Thực đơn:
- Sáng: Cháo thịt heo cà rốt.
Một trái chuối chín.
- Phụ: Bú mẹ.
- Trưa: Cháo thịt gà nấm rơm.
Một miếng đu đủ nhỏ
Một ly chè đậu xanh nhỏ.
- Phụ: Một ly sữa bò tươi.
- Chiều: Cháo trứng cà chua.
Một miếng dưa hấu nhỏ.
Một ly chè đậu trắng nhỏ.
- Phụ: Bú mẹ.
- Đêm và sáng sớm : Bú mẹ.

+ Bước 1: Tính nhu cầu năng lượng cho trẻ từ 13-18 tháng (tính nhu cầu protein, glucid, lipid...).
- Theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng nhu cầu năng lượng cho trẻ em ở độ tuổi này là 1200 - 1300 Calo/ngày. Trong đó tỷ lệ % năng lượng do các chất protein, lipid, glucid cung cấp là P:L:G = 15%:25%:60%.

Như vậy:
Số năng lượng do protein cung cấp : (15*1300)/100 = 195 Calo
Số gram protein là : 195/4 = 48,75 gram
Số năng lượng do lipid cung cấp : (25*1300)/100 = 325 Calo
Số gram lipid là : 325/9 = 36,1 gram
Số năng lượng do glucid cung cấp : (60*1300)/100 = 780 Calo
Số gram glucid là : 780/4 = 195 gram

Vậy ta cần xây dựng một khẩu phần ăn có cung cấp năng lượng là 1300 Calo. Trong đó protein = 48,75 g (protein động vật (khoảng 60%) = 29,25 g + protein thực vật (khoảng 40%) = 19,5 g); lipid là 36,1g (lipid động vật (trên 50%) = 19g + lipid thực vật (còn lại) = 17,1g); glucid = 195 g.


+ Bước 2: Lập bảng tính số lượng từng loại thực phẩm, thành phần dinh dưỡng có trong thực phẩm.

- Chọn tất cả thực phẩm trong thực đơn cung cấp glucid sao cho tổng số là 195g

- Tổng số protein cần cung cấp là 48,75g. Tính tổng lượng protein trong thực đơn (trừ thịt heo), sau đó ta tính lại lượng protein do thịt heo cung cấp còn thiếu sao cho lượng protein là 48,75g.

- Tính tổng lương lipid do tất cả thực phẩm cung cấp, sau đó ta sẽ bù thêm (nếu còn thiếu) bằng dầu hoặc mỡ sao cho lương lipid cung cấp trong khẩu phần là 36,1g.
Chú thích một số điểm:
- Lượng glucid còn thiếu là: 195g - 124,19g = 70,81g
Như vậy lượng gạo cần để bổ sung cho đủ lượng glucid là:
(70,18 * 100) / 76,2 = 92,93g
- Lượng protid còn thiếu là: 48,75g - 44,93g = 3,82g
Như vậy lượng thịt heo cần để cung cấp đủ lượng protein là:
(3,82 * 100) / 19 = 20,1g

Bước 3: Tính toán số lượng bổ sung dầu hoặc mỡ.

- Sau khi có được bảng thành phần dinh dưỡng , tính toán lượng lipid còn thiếu để bổ sung cho khẩu phần ăn của trẻ (ta nên chọn dầu để bổ sung vì lipid ĐV đã chiếm tỷ lệ lớn hơn trong khẩu phần).
- Lượng lipid còn thiếu là: 36,1g - 31,04g = 5,06g
Như vậy lượng dầu (mỡ) cần để cung cấp cho đủ lượng lipid là:
(5,06 * 100) / 99.7 = 5,1g

+ Bước 4: Nhận xét khẩu phần ăn ta vừa dựng.
- Khẩu phần ăn trên cung cấp tương đối đủ năng lượng (1274,58 Calo):
- Tỷ lệ các chất khá cân đối:
Protein = 48,75g, năng lượng do nó cung cấp chiếm:
(48,75 * 4) / 1274,58 = 15,3%
Lipid = 36,14g, năng lượng do nó cung cấp chiếm:
(36,14 * 9) / 1274,58 = 25,5%
Glucid = 195g, năng lượng do nó cung cấp chiếm:
(195 * 4) / 1274,58 = 61,2%
- Tỷ lệ protein động vật / protein thực vật = 21,16 / 27,59 =

- Tỷ lệ lipid động vật và lipid thực vật là cân đối:

Lipid động vật / lipid toàn phần = (21,63 * 100) / 36,14 = 59,85%, còn lại là lipid thực vật khoảng 40,15%.
- Lượng glucid cung cấp cũng hợp lý (lượng đường đơn không vựơt quá 10% tổng năng lượng). Lượng đường 20g, năng lượng là 77,6 calo. Tỷ lệ năng lượng đường so với tổng năng lượng là: (77,6 * 100) / 1274,58 = 6,1% (<10% như theo khuyến cáo của Viện Dinh Dưỡng).
+ Bước 5: Điều chỉnh khẩu phần.

- Khẩu phần ăn như trên cung cấp đủ năng lượng nhưng tỷ lệ các chất dinh dưỡng là chưa hợp lý.

- Dựa vào khẩu phần ăn (kiến nghị) cho bé trong một ngày như trên ta có thể tính toán để xây dựng một thực đơn cho bé trong một tuần với các bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và sự cân đối hợp lý.

- Khẩu phần ăn không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng mà còn phải cung cấp các vitamin nà muối khoáng.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Duy Dai
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)