Sự vươn lên của Trung Quốc và tương lai của phương Tây
Chia sẻ bởi Trương Ngọc Chiến |
Ngày 27/04/2019 |
52
Chia sẻ tài liệu: Sự vươn lên của Trung Quốc và tương lai của phương Tây thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Sự vươn lên của Trung Quốc và tương lai của phương Tây
18/3/2008
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào bắt tay Tổng thống Mỹ George W.Bush: Trung Quốc đang vươn lên ngày càng mạnh mẽ về kinh tế và quân sự trong trật tự mà Mỹ là trung tâm. Ảnh: ChinaDaily
Trên tạp chí Đối ngoại, Giáo sư John Ikenberry cho rằng: Sự cất cánh của Trung Quốc chắc chắn sẽ đưa vị thế đơn cực của Hoa Kỳ đi tới hồi kết. Nhưng điều đó không nhất thiết phải là một cuộc chiến tranh giành quyền lực hay là sự đổ vỡ của hệ thống Phương Tây. Trật tự quốc tế do Hoa Kỳ dẫn đầu vẫn có thể tiếp tục chi phối thậm chí ngay cả khi hội nhập thêm một thành viên đầy quyền lực là Trung Quốc – nhưng chỉ khi Washington bắt tay vào củng cố hơn nữa hệ thống tự do này ngay bây giờ.
Sự vươn lên của Trung Quốc chắc chắn một trong những kịch bản lớn nhất của thế kỷ 21. Tăng trưởng kinh tế thần kỳ và chính sách đối ngoại chủ động của Trung Quốc đã và đang làm biến đổi Đông Á, và trong những thập kỷ tiếp theo thậm chí thế giới sẽ còn được thấy sự tăng cường hơn nữa về quyền lực và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Nhưng chính xác thì kịch bản này sẽ diễn ra như thế nào thì vẫn là một câu hỏi mở. Liệu Trung Quốc sẽ phá vỡ trật tự đang tồn tại hay sẽ trở thành một phần của trật tự đó? Và nếu có thì Mỹ có thể làm gì để duy trì vị thế của mình trước một Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh?
Một số nhà quan sát cho rằng kỷ nguyên của Hoa Kỳ đang dần kết thúc, và trật tự thế giới nghiêng về phương Tây đang dần bị thay thế bởi một trật tự do phương Đông thống trị. Nhà sử học Niall Ferguson đã viết rằng thế kỷ hai mươi đẫm máu đã chứng kiến “sự xuống dốc của Phương Tây” và “sự thay đổi quan điểm của thế giới” hướng về phương Đông. Những người theo thuyết duy thực vẫn tiếp tục nhấn mạnh rằng khi Trung Quốc nắm trong tay nhiều quyền lực hơn và vị thế của Hoa Kỳ yếu dần đi, thì có hai điều chắc chắn sẽ xảy ra: Trung Quốc sẽ cố gắng sử dụng tầm ảnh hưởng ngày càng mạnh để định hình lại những quy tắc và thể chế của hệ thống quốc tế nhằm phục vụ tốt hơn cho những lợi ích của họ, và các quốc gia khác trong hệ thống – đặc biệt là những cường quốc bá chủ một thời – sẽ bắt đầu coi Trung Quốc như một mối quan ngại an ninh đang lớn dần.
Họ cũng dự đoán rằng kết quả của quá trình phát triển này là tình trạng căng thẳng, ngờ vực và xung đột - những đặc điểm điển hình của quá trình chuyển đổi quyền lực. Trong viễn cảnh đó, kịch bản về sự vươn lên của Trung Quốc sẽ khắc hoạ một Trung Quốc ngày càng hùng mạnh và một Hoa Kỳ đang tụt dốc và kẹt trong một trận chiến thiên anh hùng ca trước những quy tắc và vai trò lãnh đạo hệ thống quốc tế. Và khi quốc gia lớn nhất thế giới nổi lên không phải từ bên trong mà là từ bên ngoài trật tự quốc tế đã được thiết lập sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, thì đó là một màn kịch sẽ kết thúc với quyền lực vĩ đại của Trung Quốc và sự khởi đầu hoành tráng của một trật tự thế giới mà châu Á là trung tâm.
Tuy nhiên quá trình trên không phải là không thể tránh khỏi. Sự cường thịnh của Trung Quốc không nhất thiết phải gây ra sự chuyển đổi quyền lực méo mó. Chuyển đổi quyền lực giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể rất khác so với những lần chuyển đổi trong quá khứ, bởi vì Trung Quốc đang phải đối mặt với một trật tự quốc tế khác biệt về căn bản so với trật tự mà các quốc gia từng ở vị trí như Trung Quốc phải đối mặt trước đây. Trung Quốc không chỉ phải đối mặt với Hoa Kỳ; mà còn phải đối mặt với một hệ thống lấy phương Tây làm trung tâm, mở, hội nhập, có nguyên tắc, với những nền tảng chính trị sâu rộng. Trong khi đó cuộc cách mạng hạt nhân đã khiến cuộc chiến giữa những đế quốc hùng mạnh sẽ không xảy ra – loại bỏ công cụ chính mà các cường quốc đang lên từng sử dụng để đảo lộn những hệ thống quốc tế nằm dưới sự che chắn của những cường quốc vang bóng một thời. Tóm lại, trật tự Phương Tây ngày nay rất khó phá vỡ nhưng lại dễ gia nhập.
Bản thân cái trật tự tồn tại một cách bất thường và đang mở rộng này chính là sản phẩm của đường lối lãnh đạo Hoa Kỳ nhìn xa trông rộng. Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, Hoa Kỳ không chỉ đơn giản tạo lập cho bản thân trở thành một cường quốc quyền lực hàng đầu. Quốc gia này còn dẫn đầu quá trình xây dựng những thể chế chung không chỉ
18/3/2008
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào bắt tay Tổng thống Mỹ George W.Bush: Trung Quốc đang vươn lên ngày càng mạnh mẽ về kinh tế và quân sự trong trật tự mà Mỹ là trung tâm. Ảnh: ChinaDaily
Trên tạp chí Đối ngoại, Giáo sư John Ikenberry cho rằng: Sự cất cánh của Trung Quốc chắc chắn sẽ đưa vị thế đơn cực của Hoa Kỳ đi tới hồi kết. Nhưng điều đó không nhất thiết phải là một cuộc chiến tranh giành quyền lực hay là sự đổ vỡ của hệ thống Phương Tây. Trật tự quốc tế do Hoa Kỳ dẫn đầu vẫn có thể tiếp tục chi phối thậm chí ngay cả khi hội nhập thêm một thành viên đầy quyền lực là Trung Quốc – nhưng chỉ khi Washington bắt tay vào củng cố hơn nữa hệ thống tự do này ngay bây giờ.
Sự vươn lên của Trung Quốc chắc chắn một trong những kịch bản lớn nhất của thế kỷ 21. Tăng trưởng kinh tế thần kỳ và chính sách đối ngoại chủ động của Trung Quốc đã và đang làm biến đổi Đông Á, và trong những thập kỷ tiếp theo thậm chí thế giới sẽ còn được thấy sự tăng cường hơn nữa về quyền lực và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Nhưng chính xác thì kịch bản này sẽ diễn ra như thế nào thì vẫn là một câu hỏi mở. Liệu Trung Quốc sẽ phá vỡ trật tự đang tồn tại hay sẽ trở thành một phần của trật tự đó? Và nếu có thì Mỹ có thể làm gì để duy trì vị thế của mình trước một Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh?
Một số nhà quan sát cho rằng kỷ nguyên của Hoa Kỳ đang dần kết thúc, và trật tự thế giới nghiêng về phương Tây đang dần bị thay thế bởi một trật tự do phương Đông thống trị. Nhà sử học Niall Ferguson đã viết rằng thế kỷ hai mươi đẫm máu đã chứng kiến “sự xuống dốc của Phương Tây” và “sự thay đổi quan điểm của thế giới” hướng về phương Đông. Những người theo thuyết duy thực vẫn tiếp tục nhấn mạnh rằng khi Trung Quốc nắm trong tay nhiều quyền lực hơn và vị thế của Hoa Kỳ yếu dần đi, thì có hai điều chắc chắn sẽ xảy ra: Trung Quốc sẽ cố gắng sử dụng tầm ảnh hưởng ngày càng mạnh để định hình lại những quy tắc và thể chế của hệ thống quốc tế nhằm phục vụ tốt hơn cho những lợi ích của họ, và các quốc gia khác trong hệ thống – đặc biệt là những cường quốc bá chủ một thời – sẽ bắt đầu coi Trung Quốc như một mối quan ngại an ninh đang lớn dần.
Họ cũng dự đoán rằng kết quả của quá trình phát triển này là tình trạng căng thẳng, ngờ vực và xung đột - những đặc điểm điển hình của quá trình chuyển đổi quyền lực. Trong viễn cảnh đó, kịch bản về sự vươn lên của Trung Quốc sẽ khắc hoạ một Trung Quốc ngày càng hùng mạnh và một Hoa Kỳ đang tụt dốc và kẹt trong một trận chiến thiên anh hùng ca trước những quy tắc và vai trò lãnh đạo hệ thống quốc tế. Và khi quốc gia lớn nhất thế giới nổi lên không phải từ bên trong mà là từ bên ngoài trật tự quốc tế đã được thiết lập sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, thì đó là một màn kịch sẽ kết thúc với quyền lực vĩ đại của Trung Quốc và sự khởi đầu hoành tráng của một trật tự thế giới mà châu Á là trung tâm.
Tuy nhiên quá trình trên không phải là không thể tránh khỏi. Sự cường thịnh của Trung Quốc không nhất thiết phải gây ra sự chuyển đổi quyền lực méo mó. Chuyển đổi quyền lực giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể rất khác so với những lần chuyển đổi trong quá khứ, bởi vì Trung Quốc đang phải đối mặt với một trật tự quốc tế khác biệt về căn bản so với trật tự mà các quốc gia từng ở vị trí như Trung Quốc phải đối mặt trước đây. Trung Quốc không chỉ phải đối mặt với Hoa Kỳ; mà còn phải đối mặt với một hệ thống lấy phương Tây làm trung tâm, mở, hội nhập, có nguyên tắc, với những nền tảng chính trị sâu rộng. Trong khi đó cuộc cách mạng hạt nhân đã khiến cuộc chiến giữa những đế quốc hùng mạnh sẽ không xảy ra – loại bỏ công cụ chính mà các cường quốc đang lên từng sử dụng để đảo lộn những hệ thống quốc tế nằm dưới sự che chắn của những cường quốc vang bóng một thời. Tóm lại, trật tự Phương Tây ngày nay rất khó phá vỡ nhưng lại dễ gia nhập.
Bản thân cái trật tự tồn tại một cách bất thường và đang mở rộng này chính là sản phẩm của đường lối lãnh đạo Hoa Kỳ nhìn xa trông rộng. Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, Hoa Kỳ không chỉ đơn giản tạo lập cho bản thân trở thành một cường quốc quyền lực hàng đầu. Quốc gia này còn dẫn đầu quá trình xây dựng những thể chế chung không chỉ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Ngọc Chiến
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)