Sự tiếp biến văn hóa Ấn Độ trong văn hóa Sa Huỳnh - Cham Pa
Chia sẻ bởi Lê Tài Đức |
Ngày 27/04/2019 |
62
Chia sẻ tài liệu: sự tiếp biến văn hóa Ấn Độ trong văn hóa Sa Huỳnh - Cham Pa thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Sự giao lưu – tiếp biến văn hóa Ấn Độ trong văn hóa Sa Huỳnh – Champa
GVHD : Ths. Lê Thị Mai
Nhóm thực hiện : Nhóm 1
Quảng Bình
Bình Thuận
PHẦN MỞ ĐẦU
x1111o
Nằm ở vị trí ngã tư đường, Việt Nam là trung tâm giao lưu của nhiều nền văn hóa, văn minh lớn trên thế giới. Trong đó có hai nền văn minh lớn đó là văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa.
Quá trình giao lưu, tiếp xúc giữa nền văn hóa Sa Huỳnh-Ấn bắt đầu từ rất sớm (khoảng thế kỷ IVTCN). Chủ yếu là quan hệ buôn bán.
Tới văn hóa Champa được xem là bước phát triển tiếp nối của văn hóa Sa Huỳnh thì những của nền văn hóa Ấn Độ gần như là toàn diện trên tất cả các mặt.
1.1.Văn hóa Ấn Độ.
Nền văn minh Ấn Độ là một nền văn minh nổi tiếng thế giới thuộc về loại cổ xưa nhất tồn tại liên tục từ thời cổ trung đại cho đến nay. Bán đảo Ấn Độ thuộc Nam Á gần như hình tam giác, phía Bắc bị chắn bởi dãy núi Hymalaya, từ bên ngoài vào Ấn Độ rất khó khăn, chỉ có thể qua các con đèo nhỏ ở Tây - Bắc Ấn. Đông Nam và Tây Nam Ấn Độ giáp Ấn Độ Dương.
Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Những thành tựu đó không chỉ ảnh hưởng đối với Ấn Độ mà còn tác động tới nhiều nền văn hóa trenn thế giới.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Khái quát về văn hóa Ấn Độ và văn hóa Sa Huỳnh – Champa
x1111o
Là một trong các nền văn minh sớm của thế giới và của phương Đông với những thành tựu rực rỡ trên tất cả các mặt kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, múa, văn học – nghệ thuật … đặc biệt đây là quê hương của 2 tôn giáo lớn là Phật giáo và Ấn Độ Giáo nên những thành tựu của văn hóa Ấn Độ đã có một sức lan tỏa mạnh mẽ đến các vùng lãnh thổ và các quốc gia khác ở phương Đông, nhất là ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
x1111o
Văn hóa Sa Huỳnh là một trong những nền văn hóa cổ xưa của người Việt phát triển từ sơ kỳ đồng thau đến sơ kỳ đồ sắt có niên đại cách ngày nay khoảng 2.500 – 2.000 năm cách ngày nay.
Chủ nhân của văn hóa Sa Huỳnh có quan hệ cội nguồn với các văn hóa hậu kỳ đá mới – sơ kỳ đồng thau ven biển, được coi là những người Tiền Mã Lai - Đa đảo.
1.2. văn hóa Sa Huỳnh - Champa
1.2.1. văn hóa Sa Huỳnh
Bản đồ Phân bố di tích văn hoá Sa Huỳnh ở Quảng Nam
x1111o
Chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh có nền kinh tế đa thành phần, gồm trồng trọt trên nương rẫy và khai thác sản phẩm rừng núi, trồng lúa ở đồng bằng, phát triển các nghề thủ công, đánh bắt cá ven biển và trao đổi buôn bán với những tộc người trong khu vực Đông Nam Á và xa hơn, với Trung Quốc và Ấn Độ.
Về đời sống tinh thần thì cư dân Sa Huỳnh đã có nhu cầu làm đẹp bằng đồ trang sức như:khuyên tai hai đầu thú, các vật trang sức từ đá mã não, thủy tinh. Ngoài ra họ còn biết làm đồ gốm, chum gốm.
1.2.2 Văn hóa Champa.
x1111o
Vương quốc Champa tồn tại kéo dài từ năm 192-1832 với giai đoạn phát triển cực thịnh là vào thế kỷ IX-X, 2 thế kỷ này được xem là hai thế kỷ vàng son của Champa và bắt đầu suy yếu trước sức ép nam tiến của Đại Việt.
Chủ nhân của nền văn hóa Champa là người Nam Đảo,thuộc nhóm ngôn ngư Malayo-Polinesien.
Người Chăm cổ có nền kinh tế đa thành phần, đó là nông nghiệp đa canh: trồng lúa, dâu tằm, bông, hoa màu… Lâm nghiệp: khai thác gỗ và hương liệu quý… Ngư nghiệp: đánh bắt thủy hải sản và thủ công nghiệp: làm gốm, thủy tinh, rèn sắt, chế tác đồ trang sức và mỹ nghệ vàng bạc… Đặc biệt người Chăm cổ giỏi nghề buôn bán bằng đường biển và đường sông
x1111o
Vương quốc Champa nổi tiếng trong lịch sử cổ trung đại với hệ thống cảng thị phục vụ cho việc đánh cá ngoài khơi xa, buôn bán, trao đổi giao lưu với những quần đảo ở biển Đông và xa hơn, đến Trung Quốc và Ấn Độ do nằm trên trục giao thông đường biển quan trọng nối liền hai trung tâm văn minh lớn của thế giới.
Trong quá trình hình thành và tồn tại cư dân Champa đã để lại nhiều giá trị văn hóa đặc sắc phong phú mang đậm chất Ấn Độ. Những giá trị đó sẽ còn được duy trì ,bảo tồn với thời gian cho tới ngày nay.
Chương 2: Sự giao lưu tiếp biến văn hóa Ấn Độ trong văn hóa
Sa Huỳnh – Champa
x1111o
2.1 Khái niệm giao lưu và tiếp biến văn hóa
Giao lưu và tiếp biến văn hóa là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người (cộng đồng, dân tộc) có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến đổi về văn hóa của một hoặc cả hai nhóm. Giao lưu văn hóa tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp văn hóa ở các cộng đồng. Ở đó có sự kết hợp giữa các yếu tố "nội sinh" với yếu tố "ngoại sinh" tạo nên sự phát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn. Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa nước ngoài bởi dân tộc chủ thể.
2.2 Những điều kiện tác động đến sự giao lưu, tiếp biến
x1111o
Những điều kiện
Vị trí địa lý
Những mối liên hệ ,quan hệ lịch sử
Yếu tố khách thể
Chủng tộc
Không gian
văn hóa
Mối quan hệ
lịch sử
2.3. Các con đường đưa văn hóa Ấn Độ đến xứ sở Sa Huỳnh - Chăm pa
x1111o
Các con đường
Con đường thương mại
Con đường truyền đạo
Bản đồ Buôn bán trên biển Nam Trung Hoa giai đoạn từ
TK 2 trước Công nguyên đến TK 2 sau Công nguyên
Chương 3: Các lĩnh vực giao lưu tiếp biến văn hóa Ấn Độ đối với
văn hóa Sa Huỳnh – Champa
x1111o
3.1. Chính trị
Nhiều sử liệu đã chứng minh rằng: Champa không phải là một vương quốc có thể chế chính trị “Trung ương tập quyền”mà là một quốc gia liên bang theo mô hình Mandala.
vương quốc Chăm Pa có thể được kết hợp từ 5 tiểu quốc là Indrapura, Amaravati, Vijaya, Kauthara và Panduranga. Mỗi tiểu quốc đều có thể chế chính trị theo hình thức tự trị và có quyền ly khai khỏi liên bang để xây dựng quốc gia riêng độc lập.
Ở đây các vua chúa lên ngôi không phải do cha truyền con nối như các quốc gia khác ở châu Á. Mà các vua chúa luôn có sự thoán đoán hoặc thay thế theo nguyên tắc kẻ nào mạnh thì thắng ,còn kẻ nào không đủ phẩm chất làm vua thì phải rút lui.
x1111o
Xã hội
Cùng với việc tiếp thu về tổ chức chính quyền thì Champa còn tiếp thu cả chế độ đẳng cấp Varna của Ấn Độ. Tuy nhiên ở đây không nghiêm ngặt như ở Ấn Độ mà chỉ mang tính hình thức.
Ở Champa trường hợp người thuộc đẳng cấp này lấy chồng hoặc vợ thuộc đẳng cấp khác là hiện tượng thường xuyên. Đặc biệt là vai trò của người phụ nữ rất được đề cao nó xuất phát từ chế độ mẫu quyền của người Chăm
3.2. Ngôn ngữ, chữ viết
x1111o
Champa sớm tiếp xúc với nền văn minh Ấn Độ, và đã tiếp nhận ngay hệ thống văn tự Ấn Độ ngay từ ngày lập quốc.
Nếu nhìn vào sự tiến triển của văn tự Sanskrit ở Champa, ta thấy từ trước thế kỷ IV – bia Võ Cạnh là tài liệu duy nhất – chữ viết có dạng cong của Nam Ấn; rồi sau đó, trong những thế kỷ VI -VIII chữ Phạn ở Champa lại có dạng tự vuông của Bắc Ấn rồi từ thế kỷ VIII trở đi, dạng tự chữ Phạn của Champa chuyển sang kiểu tròn của Nam Ấn.
x1111o
Vào thế kỷ IV, V đã xuất hiện xu hướng cải biến văn tự kiểu chữ thảo (chữ cong – akhar tharah) của Ấn Độ bằng cách bỏ các ký hiệu phụ ghi âm vốn không có trong tiếng Chăm. Sau đó một số ký hiệu được bổ sung, một số ký hiệu viết trên hoặc dưới dòng được đưa về cùng hàng với ký hiệu cơ bản.
Trên cơ sở tiếp thu chữ Phạn, người Champa đã sáng tạo ra chữ Chăm cổ, chữ viết của riêng dân tộc mình gồm 16 nguyên âm, 31 phụ âm, khoảng 32 dấu âm sắc và chính tả.
x1111o
Quá trình cải biên chữ Brami của Ấn Độ đến Akhar Thrah Champa là cả một thời gian lâu dài. Vai trò của Akhar Thrah rất quan trọng, đó là loại chữ viết được dùng phổ biến và rộng rãi trong quần chúng, ghi chép tất cả các công việc hành chính của vương triều, chép sử, sáng tác văn chương.
Từ chữ Akhar Thrah, người Champa đã biến hóa thêm nét thành nhiều chữ viết khác nhau, có chức năng sử dụng vào những mục đích khác nhau đó là : Akhar Yok : chữ bí ẩn, Akhar Atwơr : chữ treo, chữ tắt, Akhar Kalimưng : chữ con nhện, chữ thấu. Ngoài ra còn có chữ chỉ thấy trên bia kí là : Akhar Hayap và Akhar Rik.
x1111o
chữ Brami
Chữ Akhar Thrah
chữ Sankrit
3.3. Văn học
x1111o
Trong quá trình giao lưu giữa Ấn Độ với Champa thì những tác phẩm văn học này cũng đã đến vùng đất này. Tiêu biểu là 2 bộ sử thi Mahabharata và Ramayana.
Cho đến hiện nay do nhiều nguyên nhân lịch sử, mà chúng ta không có một văn bản văn học cổ nào của Champa. Nhưng bia kí và những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc lại cho biết hầu như tất cả tác phẩm văn học cổ đại nổi tiếng của Ấn Độ đều đã có mặt và được biết đến ở Champa.
x1111o
x1111o
Hình chạm khắc minh họa sử thi Ramayana và Mahabharata
x1111o
Maharishi Valmiki
x1111o
Có lẽ hiện vật vật chất duy nhất còn lại chứng tỏ sự hiện diện của sử thi Ramayana là bốn bức phù điêu thế kỉ X tuy không đầy đủ nhưng dễ nhận ra các nhân vật chính của sử thi là Rama, Sita, Hanuman, Lashman,…
Ngoài những hình phù điêu thể hiện các nội dung một thần thoại hay truyền thuyết Ấn Độ nào đó, hàng chục hình ảnh tượng trưng trên phù điêu đá của Champa cũng là hình ảnh những vị thần của hệ thống thần thoại Ấn Độ.
Như vậy, qua bia kí và những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, chúng ta thấy ở Champa đã có mặt hầu như toàn bộ những tác phẩm văn học nổi tiếng cũng như các hệ thống thần thoại và truyền thuyết thuộc những tôn giáo khác nhau của Ấn Độ.
3.4. Nghệ thuật
x1111o
3.4.1. Văn hóa Sa Huỳnh
Có thể nói, tiếp xúc và trao đổi Sa Huỳnh-Ấn Độ bắt đầu từ giai đoạn giữa của văn hóa Sa Huỳnh sơ kì sắt, từ thế kỷ 4 trước Công nguyên, tăng cường trong giai đoạn cuối và tăng mạnh mẽ từ thế kỷ 1, 2 trước và sau Công nguyên.
Qua việc phát hiện các hiện vật khảo cổ bằng trang sức như: Hạt chuỗi bằng đá Mã não và một số loại đá crytal, néphrite, agate, phiến sét…, hạt cườm bằng thủy tinh màu xanh, vàng hoặc nâu. Qua đó các nhà khảo cổ nhận định rằng có thể là từ giữa TNK I TCN các sản phẩm này đã đến Việt Nam thông qua con đường trao đổi, buôn bán.
x1111o
Hiện vật có nguồn gốc Thái Lan, Ấn Độ, Địa Trung Hải cũng được tìm thấy trong rất nhiều các địa điểm của văn hoá Sa Huỳnh phân bố ở các loại địa hình từ hải đảo, duyên hải đến vùng đồi núi. Loại hình hiện vật chính là các loại hạt chuỗi và trang sức làm bằng mã não, thuỷ tinh, vàng...
Các hiện vật nói trên được phát hiện ở văn hóa Sa Huỳnh với nhiều hình dạng khác nhau như hình cầu, hình quả trám dẹt, hình hai chóp cụt lục giác chung đáy, hình tang trống dài … tất cả chúng đều có xuyên lỗ để luồn dây đeo.
x1111o
Hạt chuỗi mã não, thuỷ tinh và đá Nephrite ở địa điểm Cồn Dàng (Huế)
x1111o
Hạt chuỗi mã não và thủy tinh trong mộ Lai Nghi (Quảng Nam).
x1111o
Mặc dù hạt chuỗi có nguồn gốc Ấn Độ đã được tìm thấy trong các địa điểm văn hoá Sa Huỳnh giai đoạn sớm (thế kỷ 4,5 trước Công nguyên), nhưng phải đến giai đoạn muộn mới có sự bùng nổ về số lượng và loại hình hiện vật hạt chuỗi ở các địa điểm. Những địa điểm với số lượng lớn hạt chuỗi các loại có thể kể đến như Hậu Xá II (Hội An, Quảng Nam), Lai Nghi (Điện Bàn, Quảng Nam), Hoà Diêm (Cam Ranh, Khánh Hoà), Giồng Cá Vồ (Cần Giờ, TP.Hồ Chí Minh).
Nhìn chung, những tiếp xúc và trao đổi giai đoạn này chủ yếu dựa trên nền tảng kinh tế và bản chất của các quan hệ là đa chiều và bình đẳng.
3.4.2. Văn hóa Champa
x1111o
Thời kỳ này Ấn Độ đã có mĐến khoảng thế kỷ II, thương nhân và tu sĩ Ấn Độ đã giao tiếp thân mật với Đông Nam Á, nhất là Champa. Trong thời gian ở lại chờ thuận buồm xuôi gió trở về quê cũ, những người Ấn Độ này đã truyền cho giới quý tộc địa phương văn minh, văn hóa của họ và cả cách tổ chức xã hội của Ấn Độ nữa.
Một nền nghệ thuật phong phú, đặc sắc. trên cơ sở những tinh hoa đó Champa đã tiếp thu nghệ thuật Ấn Độ trên các lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc và múa.
3.4.2.1. Kiến trúc.
x1111o
Champa đón nhận dòng chảy của nền văn minh Ấn Độ từ biển Đông, một điều dễ nhận thấy trong kiến trúc Champa là nó đi cùng với tôn giáo. Hầu hết, các công trình kiến trúc ở Champa đều phục vụ cho nhu cầu tôn giáo, dù cho những tác phẩm điêu khắc, kiến trúc đạt được giá trị mỹ thuật cao so với đương đại cũng đều nói lên đề tài tôn giáo.
Trong suốt chiều dài lịch sử Champa, vương triều nào khi lên nắm quyền đều cho xây dựng hoặc trùng tu công trình tôn giáo để chứng tỏ sự tồn tại của vương triều mình, phô trương sức mạnh quốc gia, nhưng quan trọng hơn cả vẫn nhằm vào mục đích tạ ơn thần linh qua việc dâng lễ vật cúng cho đền tháp. Vì đã phù trợ sức mạnh và chiến thắng cho vương triều.
x1111o
Tháp Mỹ Sơn
x1111o
Tháp Hòa Lai
x1111o
Các tháp của Ấn Độ thường có hình trụ, thon dần lên ngọn và mái hình cong là biểu tượng cho ngọn núi Mêru. Vật liệu xây dựng là gạch và đá.
Các tháp chăm vừa thể hiện nét ảnh hưởng của kiến trúc Bàlamôn giáo vừa lại thể hiện những nét riêng biệt.
Tháp Champa thường gồm 3 tầng, tầng trên cùng là đặt các vị thần quốc giáo, tầng giữa thường diễn tả hoạt động sống của cung đình, tầng đề là tầng âm chỉ gia cố nền móng cho vững chắc không có trang trí.
x1111o
Cũng như các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cùng chịu ảnh hưởng văn minh Ấn Độ, vật liệu cơ bản và chủ yếu để xây dựng đền tháp là gạch và đá. Ở Champa chủ yếu là gạch. Có thể nói, Champa là bậc thầy về kĩ thuật chế tác gạch, trải qua bao thế kỉ, những tháp gạch Champa vẫn còn tươi rói, màu sắc ánh hồng, vàng, kết dính với nhau một cách kì lạ mà nhiều nhà khoa học còn chưa thể giải mã hết.
Có thể thấy rằng qua các giai đoạn phát triển của kiến trúc Champa thì nghệ thuật kiến trúc Champa chịu ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ, tuy nhiên người Chăm không phải là tiếp thu nguyên bản mà biết kế thừa và sáng tạo nó để tạo nên những công trình kiến trúc với những đặc tính rất riêng mang đặc trưng của phong cách Champa.
3.4.2.2. Điêu khắc
x1111o
Điêu khắc tượng phật
Dù tôn giáo chính của Champa là Hindu Giáo, tuy nhiên trong một thời điểm nhất định trong lịch sử đất nước này, dấu ấn Phật Giáo vẫn rất quan trọng. Biểu trưng rõ nét là các tượng Phật.
Khi nói đến điêu khắc Champa thời Phật Giáo hưng thịnh tại nước này không thể không nói đến nghệ thuật Đồng Dương. Đáng lưu ý là Tượng Phật Đồng Dương .
Qua những nghiên cứu cho thấy có sự gần gũi giữa Phong cách tượng Đồng Dương với phong cách Amaravati của Ấn Độ. Đây là một bằng chứng về sự ảnh hưởng của nghệ thuật phật giáo Amaravati của Ấn Độ với Champa.
x1111o
Tượng Phật Đồng Dương
x1111o
Nhìn chung, sự hiện diện của các tượng Phật của Champa tuy ở những địa điểm khác nhau chứng tỏ rằng: ngay từ những thế kỷ đầu Công nguyên, Phật Giáo đã đóng một vai trò đáng kể tại Vương quốc Champa. Điều này có thể khẳng định về câu chuyện viên tướng viễn chinh khi đánh vào Lâm Ấp đã tịch thu được 1.350 tác phẩm Phật Giáo, được viết bằng thứ chữ “Côn Lôn” (được hiểu là kiểu chữ Nam Ấn Độ).
x1111o
Điêu khắc Các tượng thần linh của Bàlamôn giáo.
Nghệ thuật điêu khắc Champa rất phong phú với nhiều tác phẩm phù điêu, tượng tròn gắn với sinh hoạt tôn giáo Bàlamôn, trên những tác phẩm này thường bắt gặp nét chủng tộc, y phục, trang sức Chăm hòa quyễn với hình ảnh các vị thần Bàlamôn, hoặc những nét tả thực cũng như cách điệu thể hiện trong hình ảnh con người, loài vật… hết sức sinh động.
x1111o
Cùng với chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ, thì vị thần linh cao nhất trong các vị thần là các vị thần của Bàlamôn giáo. Trong điêu khắc Ấn Độ các vị thần này thường được diễn tả dị dạng với nhiều đầu, nhiều mắt, nhiều chân tay tượng trưng cho các sứ mệnh và quyền năng siêu nhiên, tối cao của những vị thần.
x1111o
Ở Ấn Độ thì người ta thờ 3 vị thần chính là Brahma, Shiva, Visnu. Nhưng đối với Champa thì thần Siva là vị thần Bàlamôn giáo được người Chăm thờ cúng và tôn vinh là vị thần tối cao.
Cũng như ở Ấn Độ, nghệ thuật điêu khắc Champa chủ yếu là nghệ thuật tôn giáo và phục vụ cho việc thờ cúng thần linh. Thế nhưng ở Champa tôn giáo và vương quyền gần như hòa quyện vào nhau, tôn thờ thần linh đồng nghĩa với tôn thờ vua.
x1111o
Phù điêu Brahma
Tượng thần Shiva
Tượng thần Visnu
x1111o
Đi liền với tượng thần là tượng các con vật cưỡi của các vị thần như tượng bò thần Nandin theo quan niệm của Ấn Độ giáo thì con bò là vật cưỡi của thần Siva. Trong điêu khắc đá Champa hình tượng bò Nandin cũng đi cùng với thần Siva, phần lớn trong điêu khắc Champa tượng bò Nandin được thể hiện dưới dạng tượng tròn và ở tư thế nằm… hay tượng chim thần Garuda, đây là vật cưỡi của thần Visnu, loại hình này khá phổ biến trong điêu khắc đá Champa…
x1111o
Tượng bò thần Nandin (bảo tàng chăm Đà Nẵng)
x1111o
Tượng chim thần Garuda và rắn thần Nagar
Tháp Mắm, Bình Định, thế kỷ II.
x1111o
Tượng Ganesa (bảo tàng Chăm Đà Nẵng
x1111o
Ngoài ra hình tượng Voi là hình tượng khá phổ biến và sớm có mặt trong nghệ thuật điêu khắc Champa trên mọi loại hình. Ngoài yếu tố là con vật quen thuộc có nhiều trên địa bàn cư trú, được sớm thuần dưỡng, thì voi cũng là biểu tượng của vật linh trong Ấn Độ giáo.
Tóm lại, nền văn hóa Champa chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi nghệ thuật Ấn Độ. Vì thế, xuyên suốt quá trình phát triển này ta dễ dàng bắt gặp những dấu ấn văn hóa Ấn Độ trong từng tác phẩm. Tuy nhiên, người Chăm cũng đã học hỏi và giao lưu văn hoá không những ở Ấn Độ mà còn của các quốc gia, các nền văn hoá lân cận như Đại Việt, Trung Quốc, Khmer… kết hợp với những yếu tố đó tạo thành những nét văn hóa, những phong cách điêu khắc của riêng mình.
3.4.2.3. Âm nhạc và múa
x1111o
+ Về âm nhạc
Cho đến nay không có 1 văn bản nào nói về âm nhạc của vương quốc Champa, vì vậy mà nguồn tài liệu duy nhất giúp chúng ta hiểu về nền âm nhạc là chỉ qua những hình điêu khắc đá. Đối với người Chăm, âm nhạc có vai trò rất quan trọng, nhất là đối với các lễ nghi và lễ hội mang tính tôn giáo.
Trong dàn nhạc truyền thống của người Chăm gần giống như ở Ấn Độ, các loại trống bao giờ cũng giữ một vai trò quan trọng, hầu như xuất hiện trong mọi dàn nhạc lớn nhỏ.
Như đã thấy thì âm nhạc của Ấn Độ ảnh hưởng rất nhiều đến âm nhạc của Champa, hầu như toàn bộ những nhạc cụ truyền thống của Ấn Độ đều có ở Champa và nó được thể hiện qua các điêu khắc.
x1111o
+ Về nghệ thuật múa
Có thể nói vì nghệ thuật múa Ấn Độ mang tính chất nhà nghề cao, nên hiện nay trong nghệ thuật múa hiện đại người của người Chăm, chúng ta ít thấy những ảnh xạ của truyền thống Ấn Độ. Và có một điều là múa Champa có không ít những yếu tố của nguồn gốc từ Ấn Độ.
Mặc dù chỉ được biết qua những hình ảnh khắc chạm trên đá, chúng ta đã thấy phần nào vai trò to lớn như thế nào của truyền thống Ấn Độ đối với nghệ thuật âm nhạc và múa của Champa.
x1111o
Qua những hiện vật còn sót lại ở các di tích của nền văn hóa Champa cổ chúng ta thấy những ảnh hưởng của Âm nhạc và múa Ấn Độ tới Champa thật mạnh mẽ và sâu sắc đã có những ảnh hưởng rất lớn tới đời sống văn hóa tinh thần của người Chăm.
Có thể nói Champa đã tiếp nhận một cách có bài bản và nghiêm túc những hình tượng về âm nhạc và vũ đạo của Ấn Độ đến nỗi chúng ta khó có thể tìm ra cái gì là yếu tố bản địa trong từng động tác múa hay từng nhạc cụ đã được ghi lại trên những hình chạm khắc còn lại của người Chăm
x1111o
Tuy nhiên bên cạnh tiếp thu những ảnh hưởng của âm nhạc và múa Ấn Độ thì sự tiếp biến trong văn hóa Champa cũng rất mạnh mẽ, người Chăm đã sáng tạo ra những giá trị nghệ thuật mang nét rất riêng của bản thân mình.
Tính chất dân gian bản địa của Âm nhạc và múa Chăm được thể hiện rõ nét trong một số điệu múa dân gian của dân tộc mình như múa quạt, múa bóng ….
x1111o
Múa Bà Bóng.Múa Chăm cổ trên cơ sở điêu khắc
x1111o
x1111o
Múa Chăm
x1111o
Trong quá trình hình thành và phát triển, cũng như trong quá trình giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hóa bên ngoài như văn hóa Ấn Độ, văn hóa Trung Hoa và văn hóa khu vực Đông Nam Á người Việt nói chung và người Chăm nói riêng đã tiếp thu những giá trị văn hóa của bên ngoài và cả tín ngưỡng tôn giáo của các nền văn hóa đó. Một trong những giá trị đó có tín ngưỡng phồn thực.
Biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực trong đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Champa là thờ sinh thực khí (linga và yoni).
3.5. Tôn giáo, tín ngưỡng
3.5.1. Tín ngưỡng
x1111o
Biểu tượng linga và yoni
x1111o
Từ đó cho ta thấy thông qua tín ngưỡng phồn thực của người Chăm có thể nhận thấy rõ sự giao lưu văn hóa rõ rệt. Và trong quá trình giao lưu văn hóa ấy người Chăm nói riêng và các dân tộc ở Việt Nam nói chung đã tiếp thu và biến đổi những giá trị văn hóa đó và làm giàu bản sắc văn hóa của dân tộc và tạo ra một tinh thần riêng, tinh thần dân chủ trong văn hóa Việt.
Bên cạnh đó, trong đời sống văn hóa người Chăm hôm nay vẫn tồn tại tín ngưỡng đa thần, các kiêng kỵ, tập tục. Người Chăm cho rằng nếu không kiêng kị sẽ làm đảo lộn mối quan hệ giữa thế giới dương và thế giới âm và phải chịu các tai hoạ.
3.5.2. Tôn giáo
x1111o
Các tôn giáo Ấn Độ truyền đến Việt Nam từ rất sớm. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn chưa tìm được tư liệu nói về sự truyền bá các tôn giáo Ấn Độ đến Champa. Chỉ biết rằng bằng những tư liệu khảo cổ học, nhất là các bia ký ChamPa cho thấy tôn giáo Ấn Độ đã đến các vương triều Champa từ rất sớm, thậm chí ngay từ khi lập quốc (năm 192). Champa đã xây dựng nhà nước vương quyền kết hợp với thần quyền.
Suốt hơn 12 thế kỷ tồn tại, Champa liên tục lấy các tôn giáo Ấn Độ làm tôn giáo của mình. (Giai đoạn sau Champa tiếp nhận thêm Hồi Giáo và bản địa hóa thành Bàni giáo).
x1111o
Biểu tượng Siva hoàng đế
x1111o
Bia Võ Cạnh hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
x1111o
Việc tiếp thu tôn giáo Ấn Độ của dân tộc Champa không phải là thụ động mà nó đã được tiếp biến tạo nên tính bản địa rõ nét. Điều này được thể hiện rõ trong các hình thức tôn giáo của người dân Champa. Tôn giáo Ấn Độ có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội của người Chăm.
Bằng chứng cho thấy niên đại sớm nhất mà Phật Giáo được truyền đến Cham Pa là tấm bia kí Võ Cạnh có niên đại thế kỷ III-IV được tìm thấy gần Kauthara ( Nha Trang).
Bằng chứng thứ hai về Phật giáo thời kỳ đầu ở Champa là pho tượng Phật bằng đồng có niên đại từ thế kỷ IV đến thế kỷ VI được tìm thấy ở khu di tích Phật giáo ở Đồng Dương.
x1111o
Bên cạnh Phật giáo thì Bàlamôn giáo cũng đến với Champa từ rất sớm, vào những năm đầu công nguyên. Ban đầu người Chăm tiếp nhận Bàlamôn cổ đại và sau này là Ấn Độ giáo (Hindu), cuối cùng người Chăm đa phần ngả theo Shiva giáo.
Tôn giáo Bàlamôn có ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống tâm linh của người Chăm, tạo nên bản sắc văn hoá Chăm mang nhiều màu sắc pha trộn giữa văn hoá tôn giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian của dân tộc Chăm.
x1111o
Khi tôn giáo Bàlamôn du nhập vào Champa, người Chăm cổ xây dựng các đền tháp (Kalan) để thờ các vị thần Shiva, Brahma, Vishnu là tam Thần giáo của Ấn Độ. Về sau họ còn theo cả đạo Phật, có khi cũng tin bộ ba Shiva, Brahma, Vishnu …
Trong ba vị thần tối cao của Bàlamôn giáo là Braman, Siva, Visnu, thì thần Siva được coi trọng hơn cả, thể hiện qua vị trí nơi đặt tượng thần, thường là gian điện chính, nơi trung tâm, điều này thấy rõ ở các đền tháp Champa.
x1111o
Người Champa còn tiếp thu cả chế độ đẳng của Bàlamôn giáo, tuy nhiên không có sự gay gắt như ở Ấn Độ mà ở Champa chế độ đẳng cấp rất mờ nhạt. Vì Bàlamôn giáo không những là quốc giáo mà còn là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị, tôn giáo của đẳng cấp trên. Do vậy, Bàlamôn giáo chỉ ảnh hưởng trong cung đình, dòng dõi quý tộc mà thôi.
Champa tiếp nhận tư tưởng Bàlamôn giáo của Ấn Độ kết hợp với tín ngưỡng địa phương làm cho sắc thái của tôn giáo có sự biến sắc rõ ràng.
3.6. Lĩnh vực khác
x1111o
Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ tới cách tính lịch của người Chăm
Từ rất sớm người Ấn Độ đã biết chia một năm làm 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, mỗi ngày 30 giờ, cứ 5 năm thì thêm 1 tháng nhuận. Các nhà thiên văn học Ấn Độ cổ đại đã biết được quả đất và mặt trăng đều hình cầu, biết được quỹ đạo của mặt trăng và tính được các kì trăng tròn trăng khuyết.Tới văn hóa Champa được xem là bước phát triển tiếp nối của văn hóa Sa Huỳnh thì những của nền văn hóa Ấn Độ gần như là toàn diện trên tất cả các mặt.
x1111o
Người Champa đã sớm tiếp thu và biết cách tính lịch pháp. Không những thế các học giả trong triều đình Champa lúc bấy giờ đã nghiên cứu và tính khá thạo vị trí di chuyển theo thời gian của các hành tinh để định thời gian một cách chính xác.
Từ ngày đầu dựng nước Champa đã tiếp thu hệ thống lịch Saka của Ấn Độ một cách chủ động. Trong tiếng Champa lịch gọi là Sakawi hay Takawi. Một năm của người Champa là 12 tháng, một tuần có 7 ngày. Cách tính trên dựa vào sự vận hành của mặt trăng và của các chòm sao.
x1111o
Lịch pháp được ứng dụng khá rộng rãi trong nông nghiệp để biết sự biến đổi của tiết trời mà gieo trồng và chọn giống vật nuôi cho thích hợp. Đồng thời Champa vốn là cư dân hoạt động mạnh mẽ trên con đường hàng hải quốc tế, nên lịch được ứng dụng để xem ngày, giờ dự đoán bão tố trước khi ra khơi.
Bên cạnh đó, mỗi một mùa tương ứng với một kiểu thời tiết, đều diễn ra những lễ hội có tính chất cộng đồng như lễ Rija Nagar, lễ hội Kate để cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.
PHẦN KẾT LUẬN
x1111o
Từ thế kỉ II-XV, văn hóa Champa đậm nét ảnh hưởng văn minh Ấn Độ, sự du nhập của văn hóa Ấn Độ không phải là sự xâm nhập vũ lực của những kẻ đi chinh phục, mà chủ yếu là do lĩnh vực văn hóa được tiến hành một cách hòa bình.
Với điều kiện vị trí địa lý thuận lợi, Champa đã là nơi qua lại của nhiều thương nhân cũng như là các nhà truyền giáo, trong đó Ấn Độ đã đến với Champa, tuy chưa có những chứng cứ để xác định được việc truyền bá văn hóa Ấn Độ vào Champa, nhưng những ảnh hưởng của của Ấn Độ đã phần nào phản ánh được tình trạng đó.
x1111o
Ảnh hưởng của Ấn Độ vào Champa chủ yếu là vương quyền, và cũng chính vì là vương quyền nên những ảnh hưởng của Ấn Độ không chỉ có đất bén rễ mà còn được thúc đẩy phát triển nhanh hơn, toàn diện hơn và rộng khắp hơn
Do nhiều hoàn cảnh địa lý, lịch sử và văn hóa chi phối, Champa là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa của Ấn Độ ổn định và rộng khắp các yếu tố của nền văn hóa đó. Và cũng chính vì vậy mà những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trở nên bền vững và trở thành một yếu tố quan trọng cấu thành nền văn hóa Chăm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Tài Đức
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)